Người Mắc Bệnh Trĩ Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì? Những Điều Cần Lưu Ý

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Dược sĩ Tiến Đức, 27/2/2021.

Tags:
  1. Dược sĩ Tiến Đức

    Dược sĩ Tiến Đức Thành viên tập sự

    Tham gia:
    27/2/2021
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Trĩ là căn bệnh mãn tính thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Một trong điều mà người mắc bệnh trĩ quan tâm chính là việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Vậy, người mắc bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì? Cần có những lưu ý gì khi ăn uống? Những loại thức ăn nào tốt cho người bệnh trĩ? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Avatelecom.vn để tìm được câu trả lời.

    [​IMG]
    Bệnh trĩ nên và không nên ăn gì?
    Người mắc bệnh trĩ nên ăn gì?
    Bệnh trĩ là bệnh xảy ra do sự dãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ hoặc phình đại tĩnh mạch ở vùng mô bao quanh hậu môn, từ đó gây sưng, viêm, xuất huyết hậu môn. Trĩ bao gồm 3 loại là trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Người bị bệnh trĩ có thể do vô số nguyên nhân khác nhau như:

    • Phải đứng quá lâu do tính chất công việc hằng ngày
    • Thường xuyên táo bón, ỉa chảy, mót rặn dẫn đến tổn thương vùng hậu môn (rối loạn nhu động ruột)
    • Tĩnh mạch cửa bị tăng áp lực
    • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh
    Tuy không ảnh hưởng lớn đến tính mạng nhưng để lại cơn đau cũng như sự khó chịu cực độ cho người gặp phải triệu chứng này. Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đẩy lùi bệnh trĩ. Vậy người mắc bệnh trĩ nên ăn gì?

    Thực phẩm giàu chất xơ
    Đậu phụ, các loại rau xanh, trái cây, hoa quả, ngũ cốc, khoai lang,... là những loại thực phẩm được xếp vào danh sách giàu chất xơ, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tốt cho người bệnh trĩ. Lượng chất xơ có trong chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì, nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa. Cùng với đó, loại chất này làm công việc tích góp một lượng nước nhất định để mang chúng ra ngoài cùng các chất thải qua hậu môn, tránh tình trạng khô phân, táo bón, giúp cho việc đại tiện trở nên dễ dàng, thoải mái và không còn là nỗi lo ngại đối với các trường hợp mắc bệnh nữa.

    [​IMG]
    Những thực phẩm giàu chất xơ đặc biệt tốt cho người mắc bệnh trĩ

    Nguồn dinh dưỡng mang tính nhuận tràng

    Các loại thực phẩm có tính nhuận tràng như cam, bưởi, rau mồng tơi, rau đay, rau khoai lang, rau diếp cá, rau dền, rau muống...đa số chúng chứa tương đối nhiều lượng chất xơ và mọng nước, thanh nhiệt, mát lành, mang cơ chế tích trữ nước và càn quét mọi loại chất cặn bã dư thừa có trong đường ruột, đẩy chúng xuống tận hậu môn và trượt ra ngoài một cách dễ dàng cũng lượng nước đó.

    Tham khảo thêm bài viết khác tại đây:

    5 bài thuốc chữa trĩ bằng rau muống đơn giản và hiệu quả tại nhà

    Những loại thức ăn chứa chất sắt
    Sắt tác dụng trực tiếp vào cơ thể, giúp kích thích và đẩy nhanh, tham gia vào quá trình sản xuất máu, bù lượng máu đã hao hụt do triệu chứng chảy máu ngoài ở bệnh trĩ, từ đây thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh.

    [​IMG]
    Một số thực phẩm chứa chất sắt

    Có thể kể đến rất nhiều thực phẩm chứa đáng kể nguồn sắt như mè đen, mộc nhĩ đen, rau cần, dưa đỏ, gan gà, cua hấp, cá ngừ, cải bó xôi, khoai tây, vừng, hạt điều, hạnh nhân, mận, mơ, nho, hạt hướng dương,....

    Thực phẩm chứa nhiều magie
    Những loại thức ăn chứa nhiều chất vi lượng được kể bên như đậu nành, quả bơ, bơ lạc, bột yến mạch, hạt điều, hạt hạnh nhân, quả hạnh, nho khô, cá bơn, rau chân vịt,... rất tốt cho bệnh nhân bị trĩ. Chúng ta cần thêm chúng vào thực đơn hằng ngày để cải thiện căn bệnh cũng như duy trì sức khỏe.

    Nước
    Trong cơ thể mỗi con người chứa phần lớn là nước. Nước rất cần thiết cho sự sống hằng ngày, thúc đẩy sự phát triển của một cơ thể, đồng thời tham gia trực tiếp vào các quá trình chuyển hóa lớn nhỏ. Đặc biệt, đối với người mắc bệnh trĩ, nếu có sự góp mặt của lượng nước, quá trình đại tiện sẽ diễn ra suôn sẻ, bớt đau đớn, nước làm mềm phân, giảm đáng kể tình trạng táo bón, phân vón cục, từ đó thông thoáng, ẩm ướt vùng hậu môn.

    [​IMG]
    Hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày
    Vì vậy, hãy uống thật nhiều nước hằng ngày, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, hoặc bạn có thể dùng các loại nước hoa củ quả ép (cam, chanh, bưởi, cà rốt, cà chua, dứa, rau chân vịt,...) thay vì nước lọc, nước khoáng không mùi, không vị.

    Ngoài ra, sữa chua, mật ong, măng, các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu dừa, dầu oliu,... cũng nằm trong danh sách các loại thực phẩm mà người bệnh trĩ nên dùng.

    Người mắc bệnh trĩ nên kiêng ăn gì?
    Thức ăn chứa nhiều muối
    Thực tế đã chứng minh muối không chỉ làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây tăng huyết áp, ảnh hưởng cực xấu đến sức khỏe người bệnh mà còn là một trong các “kỳ phùng địch thủ” đối với trường hợp mắc bệnh trĩ. Bởi theo cơ chế hấp thụ nước, lượng muối đi vào cơ thể sẽ kích thích các tĩnh mạnh ngày càng căng lên do sự tích trữ nước của các loại thức ăn chứa nhiều muối đi vào cơ thể và cứ như thế, các búi trĩ cũng tăng kích thước một cách đáng kể.

    Thức ăn cay nóng
    Những loại thực phẩm, gia vị có đặc tính cay nóng như hạt tiêu, ớt, mù tạt,... khi đi vào cơ thể sẽ làm cơ thể nóng lên, dẫn đến kích thích sự sinh sôi, hoạt động của nhiều vi khuẩn gây hại bên trong cơ thể và cứ như thế, búi trĩ cũng sẽ sưng tấy theo. Đồng thời, người bệnh sẽ nhận thấy tình trạng đau đớn, khó chịu khi đi nặng do niêm mạc dạ dày và ruột đã bị kích ứng hoàn toàn.

    [​IMG]
    Người bệnh trĩ không nên ăn những thực phẩm cay nóng

    Đồ ngọt
    Các loại thức ăn có vị ngọt, chứa nhiều đường như bánh ngọt, nước ngọt, các loại kẹo,...là nguyên nhân chính dẫn đến những phản ứng gây viêm ngứa hậu môn, đồng thời kéo dài tình trạng táo bón, khó tiêu. Không chỉ thế, chúng còn làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh béo phì, lão hóa nhanh, tàn phá cơ thể người bệnh không ngừng nghỉ.

    Thực phẩm chứa chất kích thích
    Khi đi vào cơ thể con người, những loại thức ăn, đồ uống, đồ dùng hằng ngày như thuốc lá, cà phê, rượu, bia,... sẽ tàn phá cơ thể một cách tàn bạo thông qua tác động vào hệ thống nhu động ruột, khiến chúng chịu áp lực mạnh hơn, từ đó gây cản trở quá trình đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

    [​IMG]
    Những thực phẩm chứa chất kích thích sẽ gây cản trở quá trình đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể

    Ngoài ra, đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ ăn chiên rán như trứng, gà rán, khoai tây rán, pate gan,... cũng nên hạn chế đối với người bệnh trĩ.

    Một số lưu ý khi ăn uống cho người bệnh trĩ
    • Nên kết hợp các loại thực phẩm kể trên vào cũng bữa ăn để đạt hiệu quả tốt hơn.
    • Không nên ăn quá no, tránh tình trạng xấu đến các tĩnh mạch gây tăng áp lực lên ổ bụng. Thay vào đó, hãy ăn uống vừa phải, đủ no, có thể chia thành nhiều bữa trong ngày.
    • Nên sử dụng một số loại thảo dược như rau diếp cá, đương quy,... hằng ngày để thanh nhiệt cơ thể, đồng thời cải thiện tình trạng bệnh.
    Một số món ăn dùng làm thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ
    Hoa hòe nhồi đại tràng heo
    Hoa hòe là một trong những vị thuốc phổ biến lưu truyền trong Đông y, lành tính, thanh nhiệt, giải độc kết hợp cùng đại tràng heo – món ăn đầy dinh dưỡng sẽ giúp thanh lọc đồng thời cầm máu tốt.

    [​IMG] Hình ảnh của món hoa hòe nhồi đại tràng heo

    Cách làm:

    • Chuẩn bị: hoa hòe (20g), đại tràng heo đã qua sơ chế (1 cái)
    • Thực hiện: cho 20g hoa hòe đã chuẩn bị vào đại tràng heo sau đó buộc hai đầu lại để tránh trường hợp hoa hòe rơi ra ngoài trong quá trình đun sôi với nước.
    Canh thịt heo nấu hoa hòe
    Cách làm:

    • Chuẩn bị: thịt heo (100g), hoa hòe (30g)
    • Thực hiện: Đem thịt heo thái thành miếng vừa ăn hoặc băm nhỏ. Sau đó cho hỗn hợp đã chuẩn bị vào nồi nước, nấu sôi đến khi thịt heo chín mềm là có thể ăn.
    Gốc rau dền hầm đại tràng heo
    Không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, món ăn này còn vô cùng hữu hiệu đối với các trường hợp viêm, sưng, phù nề ở các bộ phận trên cơ thể.

    Cách làm:

    • Chuẩn bị: đại tràng heo (1 cái tương đương tầm 150g), gốc rau dền thái thành miếng vừa ăn (100g)
    • Thực hiện: Đem hầm hỗn hợp trên với nước trong vòng 2 giờ, sau đó nêm nếm gia vị là có thể thưởng thức.
    Cà tím hấp
    Món ăn này khá quen thuộc với những người dân miền quê Việt Nam, tuy đơn giản nhưng lại sở hữu công dụng cực kỳ hữu hiệu, giúp giảm tình trạng viêm, sưng búi trĩ, hạn chế tối đa những cơn đau và kìm hãm lượng máu chảy quanh vùng tổn thương ở hậu môn.

    [​IMG] Hình ảnh của món cà tím hấp

    Cách làm:

    • Chuẩn bị: Cà tím (100g)
    • Thực hiện: cà tím rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn, không nên cắt quá nhỏ (tránh tình trạng nhão sau khi hấp). Sau khi sơ chế thì thêm gia vị để món ăn thêm hấp dẫn, rồi đem đi hấp cách thủy, canh chừng thời gian vừa đủ đến khi cà chín là được.
    Chè hạt sen nhân sâm
    Loại chè này có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giải khí hư, trừ độc. Món ăn này còn thích hợp cho người ốm yếu, sức đề kháng kém,...

    Cách làm:

    • Chuẩn bị: hạt sen (15g), nhân sâm trắng (10g) đường phèn (30g)
    • Thực hiện: Ngâm hạt sen cùng nhân sâm với nước đến khi nở mềm. Sau đó bắc lên bếp rồi cho lượng đường phèn đã chuẩn bị vào hết. Hầm cách thủy trong vòng 1 giờ là có thể dùng được. Nên dùng ngày hai lần sáng và tối.
    Canh lá mía bò
    Những người bệnh trĩ nặng, cấp tính nên sử dụng món ăn này để hỗ trợ điều trị bệnh.

    Cách làm:

    • Chuẩn bị: lá mía bò (250g), hoa hòe (15g)
    • Thực hiện: cho hai nguyên liệu đã chuẩn bị nấu sôi với nước, nêm gia vị vừa ăn, đợi trong vòng 30 phút là món ăn hoàn thành.
    Chuối già nấu đường phèn
    Món ăn này cực kỳ hấp dẫn, những người không mắc bệnh trĩ hoặc có triệu chứng nhẹ đều có thể sử dụng để phòng ngừa.

    [​IMG] Hình ảnh của món chuối già nấu đường phèn

    Cách làm:

    • Chuẩn bị: chuối già (1 quả), đường phèn
    • Thực hiện: cắt nhỏ chuối đã bỏ vỏ thành những miếng nhỏ, bỏ vào trong đĩa sau đó thêm đường phèn lên trên. Đem đi hấp hơi nước (chưng cách thủy). Nên dùng 2 – 3 lần mỗi ngày.
    Táo đỏ đường thẻ
    Món ăn này dùng cho người bệnh trĩ bị viêm, sưng tấy vùng tổn thương.

    Cách làm:

    • Chuẩn bị: táo đỏ (250g), đường thẻ (60g)
    • Thực hiện: đem xao vàng lượng táo đỏ đã bỏ vỏ sau đó cho nước cùng đường thẻ vào, nấu sôi trong 10 phút là có thể dùng.
    Nấm mèo hầm quả hồng
    Món ăn này có tác dụng cầm máu hiệu quả.

    Cách làm:

    • Chuẩn bị: nấm mèo đen (6g), quả hồng (4 quả)
    • Thực hiện: hầm hỗn hợp trên với nước đến khi lượng nước trong nồi còn đủ 1 chén thì tắt bếp, múc ra bát và thưởng thức.
    Mộc nhĩ nấu táo đỏ
    Mộc nhĩ đen kết hợp táo đỏ là công thức gia truyền để lại từ xưa chuyên dưỡng huyết, hòa huyết cũng công dụng cầm máu hiệu quả.

    [​IMG] Hình ảnh của món mộc nhĩ nấu táo đỏ

    Cách làm:

    • Chuẩn bị: mộc nhĩ (15g), táo đỏ (20 quả)
    • Thực hiện: cho hỗn hợp trên vào nồi nước hầm trong khoảng 1 giờ sau đó có thể thưởng thức. Nên uống hằng ngày, mỗi ngày 1 lần để thấy được công dụng của chúng.
    Củ sen nấu khương tàn
    Trường hợp bệnh nhân trĩ bị rạn nứt hậu môn nên sử dụng món ăn này.

    Cách làm:

    • Chuẩn bị: củ sen tươi (550g), khương tằm (7 con), đường thẻ (100g)
    • Thực hiện: Sau khi sơ chế con khương tằm và cắt củ sen thành từng miếng thì cho hỗn hợp vào nồi nước, đun đến khi soi thì thả đường thẻ vào, đợi 20 – 30 phút là dùng được.
    Trên đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống không chỉ người mắc bệnh trĩ thông thường mà ngay cả bà bầu bị bệnh trĩ và bệnh nhân mới mổ trĩ cũng nên tuân theo. Hy vọng bài viết này sẽ giúp mọi người điều trị căn bệnh hiệu quả và sớm khỏi bệnh.

    Tham khảo thêm bài viết khác tại đây:

    [Hướng Dẫn] Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà hiệu quả nhất
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Dược sĩ Tiến Đức
    Đang tải...


Chia sẻ trang này