Người trẻ đánh nhau và bài học cho người lớn

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi webmaster, 14/3/2010.

  1. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Như vậy, sẽ còn có nhiều "sự thật" sẽ được trở thành "hot news" hay được "phơi bầy ra" nhờ internet và điều này có thể đem lại điều gì ?
    Điều quan trọng thực ra không phải là chuyện học sinh uýnh nhau ( vì thời nào cũng có - thủa bé, tầm những năm 1970 khi tôi còn là HS cấp II vẫn có cảnh HS trường này "luộc" HS trường kia ) nhưng chính cái thái độ "vô cảm" điềm nhiên "tọa sơn quan hổ đấu" của các em HS khác ( chứ nếu chia phe ra, phe này đả đảo phe kia thì lại khác ) mới là cái đáng nói - điều đó cho thấy các em không còn có những "xúc cảm" mang tính người - và ai đã làm cho các em đó ra nông nỗi như vậy ? phải chăng chính bố mẹ các em, hay một cái nền giáo dục "vô cảm" đã "hun đúc" nên những "cái cây mang vóc dáng con người " ngay từ khi còn là HS ?
     
    Đang tải...


  2. Ruby07

    Ruby07 I love my Audi

    Tham gia:
    1/6/2009
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    28
    Đúng thế đấy ạ ,nhưng sự thật bao giờ chả có tí đắng cay các bác nhỉ..E đọc báo mà rùng mình..nghĩ đến các con của mình..k biết mình cố gắng dạy dỗ có nên người không..??
     
  3. me_chim_ri

    me_chim_ri Chăn, ga, gối, khăn bông Khách sạn: 094. 676. 1599

    Tham gia:
    15/6/2009
    Bài viết:
    3,195
    Đã được thích:
    555
    Điểm thành tích:
    773
    Em sốc khi nhìn thấy dòng title về vụ đánh nhau đó trên báo Dân trí. :( EM, một lần dùng ngôn ngữ lệch lạc bị bố em đánh cho một trận vì tội ăn nói láo, và từ đó tới nay, phải thực sự khi nào tức giận quá ko thể làm gì đc bằng hành động thì em vung ra, rồi lại lấy tay che miệng vì ngại. Vậy mà, bây giờ ra đường, ra chợ, thậm chí ngay trước trường học mà họ tôn vinh lên là trường chuẩn Quốc gia, những ngôn ngữ của các bà hàng cá ngoài chợ. của những tên trong xã hội đen dùng cho nhau lại xuất hiện nhan nhản. Hôm ra tới chợ, em thấy rùng mình khi một bà tay dắt đứa con gái chừng 11-12 tuổi, miệng tổng sỉ vả người khác bằng những ngôn ngữ ghê người. thử hỏi rồi đứa trẻ đó sẽ học được gì?????
     
    vietgout thích bài này.
  4. mesusu76

    mesusu76 Đờithay đổikhita thay đổi

    Tham gia:
    25/10/2009
    Bài viết:
    7,313
    Đã được thích:
    1,263
    Điểm thành tích:
    863
    e thấy sợ cho con ,cháu mình sau này quá..
    chắc đến khi con đi học phải bám theo tò tò..bảo vê chúng ..:cool::cool:
     
  5. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Vụ nữ sinh đánh đập bạn: Không kỷ luật một cách vô tình?

    “Khi đưa ra mức kỷ luật, chúng tôi đã dựa trên những ưu - khuyết điểm của học sinh chứ không phải chỉ áp dụng kỷ luật một cách vô tình…”, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông cho biết.

    Trước một số dư luận cho rằng mức kỷ luật đối với nạn nhân trong Clip nữ sinh đánh đập bạn trên phố là quá nặng. Dân trí đã trao đổi với ông Nguyễn Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội xung quanh vấn đề này.

    [​IMG]
    Một cảnh trong Clip nữ sinh đánh đập bạn trên phố.

    Hiện nay một số ý kiến cho rằng mức hình phạt mà trường đưa ra với em Nguyễn Quỳnh Anh nạn nhân bị đánh trong “Clip nữ sinh đánh đập bạn trên phố” là quá nặng. Ông nghĩ sao?
    Về mức kỷ luật các học sinh này, chúng tôi đã có công văn báo cáo với Sở GD-ĐT. Khi đưa ra mức kỷ luật, chúng tôi phải dựa trên những ưu, khuyết điểm của học sinh chứ không phải chúng tôi chụp vào các em một cách vô tình.

    Ngay trong buổi tuyên mức án kỷ luật có mẹ cháu Nguyễn Quỳnh Anh là người giám hộ và rất đồng tình mức kỷ luật này. Bản thân cháu Quỳnh Anh cũng nhận mức hình phạt này với thái độ ăn năn, hối lỗi nhận khuyết điểm của mình và hứa sẽ cố gắng học tập và rèn luyện tốt, không vi phạm quy định của nhà trường.

    Tôi nghĩ mức hình phạt này đã đủ sức răn đe các em. Hôm tuyên phạt, nhiều học sinh và phụ huynh đã khóc và tán đồng trước cách làm này của nhà trường.

    Nhà trường dựa trên cơ sở nào để đưa ra mức phạt đối với các học sinh trong clip?

    Chúng tôi dựa trên thông báo kết luận của công an để phân tích và cho các em viết bản kiểm điểm lần nữa. Sau đó, chúng tôi kết hợp với ý kiến đại diện của học sinh các lớp, cán bộ lớp, của giáo viên dạy và chủ nhiệm của lớp và mời đại diện Hội phụ huynh để lấy ý kiến về khuyết điểm và ưu điểm của các em trước đây. Từ đó, chúng tôi đối chiếu với điều lệ trường THPT, với quy chế, nội quy của trường rồi mới đưa ra mức kỷ luật phù hợp.

    Mức phạt nặng nhất là đuổi học, hạ hạnh kiểm loại yếu đối với 2 học sinh Vũ Ngọc Diệp (người chủ mưu) và Chu Minh Huyền (người thực hiện quay clip). Tuy nhiên, chúng tôi để mức “án treo” cho thử thách một năm học. Trong một năm học này, nhà trường đã yêu cầu giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp tiến hành theo dõi, giáo dục, giúp đỡ các em để các em tiến bộ. Bên cạnh đó, hàng tuần các em này sẽ phải viết tường trình xem đã có những ưu và khuyết điểm gì trong tuần và phải có xác nhận của gia đình. Trong vòng 1 năm thử thách này nếu các em vi phạm thì nhà trường sẽ thực hiện mức phạt đã đưa ra là đuổi học.

    Đối với học sinh Nguyễn Quỳnh Anh là người bị đánh nhưng em mắc khuyết điểm, có hành vi cư xử không đúng mực khi dẫm lên chân bạn không xin lỗi mà lên mặt thách thức, cãi nhau, đánh nhau với bạn nhưng không báo cáo cán bộ lớp, cô giáo chủ nhiệm với nhà trường lại tự bỏ học đi giải quyết. Em đã không thật thà khai báo khiến cơ quan chức năng mất nhiều thời gian điều tra tìm hiểu… Do vậy, em Nguyễn Quỳnh Anh phải nhận mức án khiển trách trước Hội đồng kỷ luật và hạ hạnh kiểm giữa học kỳ II. Tuy nhiên, nhà trường cũng để mức án này “treo” để thử thách trong một năm để theo dõi. Trong một năm thử thách này, nếu các em phấn đấu tốt thì sẽ được xóa mức hình phạt này.

    Sau khi đưa ra hình thức kỉ luật này, chúng tôi đã xin ý kiến của các phụ huynh liên quan, đồng chí chi hội trưởng hội phụ huynh của nhà trường thì đều được mọi người tán thành. Tôi cũng đã phân tích cho gia đình em Quỳnh Anh hiểu vì sao em bị lỗi chứ không gia đình lại cho rằng người bị đánh cũng mắc khuyết điểm. Mẹ cháu Quỳnh Anh đã khóc và đồng tình với kết luận của nhà trường.

    Vậy nên, hình thức kỉ luật mà chúng tôi đưa ra là tương đối phù hợp, đúng người, đúng tội và có tác dụng răn đe, cảnh cáo những trường hợp khác.

    Khi ông đưa ra mức hình phạt này thì tâm trạng của học sinh và phụ huynh lúc đó thế nào?

    Tôi đã có nhiều năm trong nghề giáo và làm hiệu trưởng nhưng với những trường hợp này thì tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều để đưa ra mức kỷ luật. Vì, đưa ra mức kỷ luật nặng quá thì sẽ làm hỏng các cháu và phản ứng của phụ huynh, mức nhẹ quá thì thể hiện thái độ xuê xoa không làm cho các cháu thấy được khuyết điểm. Quan trọng nhất là để răn đe và giáo dục các em học sinh khác.

    Học sinh và phụ huynh họ đã khóc rất nhiều, gia đình em Diệp còn có một đơn riêng xin nhà trường tiếp tục bảo ban cháu. Gia đình cũng biết là lỗi này các em sẽ bị đuổi học nhưng nếu trường đuổi học các em không có nơi để rèn luyện, phấn đấu. Như vậy, nhà trường giữ được học sinh lại và gia đình có trách nhiệm cao hơn với con mình.

    Còn mẹ Quỳnh Anh cũng khóc và xin cho cháu Diệp (người chủ mưu đánh con mình) được tha tiếp tục học tập và nói rằng: "Gia đình rất thương con nhưng thấy đến nay cháu cũng không bị đau, không có thương tật nào. Tôi mong muốn cháu Diệp và Quỳnh Anh trở thành người bạn thân thiết. Tôi và mẹ cháu Diệp cũng sẽ trở thành đôi bạn thân thiết để 2 cháu biết cùng nhau phấn đấu".

    Vậy nên tôi cho là mình xử lý đúng mức.

    Qua sự việc này, lãnh đạo nhà trường có biện pháp gì để khắc phục tình trạng học sinh đánh nhau?

    Chúng tôi sẽ có hình thức quản lý học sinh chặt chẽ hơn và cũng phối hợp với gia đình để quản học sinh tốt hơn trước. Bên cạnh đó, tôi nghĩ cũng cần tổ chức các diễn đàn như bàn về đạo đức, lối sống của học sinh, nhất là nữ sinh; diễn đàn sử dụng trang web để biết đâu là cái tốt và đâu là cái xấu.

    Cũng sau sự việc này, nhà trường còn yêu cầu giáo viên chủ nhiệm báo cáo quá trình công tác, quản lý học sinh của mình, chỗ nào còn sơ hở để có biện pháp làm tốt hơn.

    Xin cảm ơn ông!

    Hồng Hạnh
    Nguồn: Dân Trí
     
  6. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Giẫm lên chân bạn không xin lỗi, nên bị người khác đánh và giẫm vào mặt mà nhà trường xử phạt hạ hạnh kiểm liệu có hợp lý?

    Nhà giáo hiệu trưởng này cho là hợp lý vì nói rằng mẹ của em đó cũng đồng tình.

    Về phần tôi, tôi thấy chẳng hợp lý chút nào.
     
  7. vietgout

    vietgout Mobile: 0913.268.929

    Tham gia:
    29/10/2009
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    84
    Điểm thành tích:
    28
    Có lần em đi qua chợ dọc đường ở Nguyễn Khang thấy một bà hàng rau chửi một cô mua hàng xối xả, cô ấy rất nhẹ nhàng xin lỗi, vẫn cười nói, mong thông cảm, và tiến sát lại như là giảng hòa nhưng mà là ... hẹn lát nữa gặp lại: "con đ.. này mày không biết tao là ai đâu, chỉ vì con tao đang đứng đợi tao ở đằng kia thôi không thì mày đừng có trách. Cứ đợi đấy, tí tao ra". :finga: Phục cô này bị mắng giữa lúc bao nhiêu người qua lại mà vẫn kiềm chế được. :rolleyes:
     
  8. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Vụ kỷ luật học sinh đánh bạn dã man còn thiếu công minh

    Vừa bàng hoàng khi xem video clip học sinh (HS) nữ đánh đập, sỉ nhục bạn trước sự vô cảm của những bạn xung quanh, chúng tôi tiếp tục lại “sốc” với “phán quyết” của nhà trường về các HS có liên quan trong vụ việc nói trên.

    Nạn nhân bị kỷ luật nặng hơn thủ phạm?

    Báo Dân trí ngày 10/3/10 mô tả về cảnh quay trong video clip: “Giữa “thanh thiên bạch nhật”, một nữ sinh bị một bạn nữ khác dùng tay túm tóc, kéo lê và liên tục dùng chân đạp thẳng vào mặt, ngực. Thậm chí, cuối clip, nạn nhân còn bị xé áo. Nữ sinh hành hung còn xa xả văng tục”.

    Sự việc gây chấn động dư luận, đến mức Bộ GD-ĐT có công văn yêu cầu các Sở GD-ĐT báo cáo về bạo lực học đường và đề nghị các cơ sở giáo dục phối hợp với lực lượng công an để ngăn chặn bạo lực học đường.

    Sau đó, lực lượng công an vào cuộc điều tra mới phát hiện chân tướng sự việc. Chỉ vì bạn vô tình dẫm lên chân mình, mà một nữ sinh đã gọi người đến “xử” bạn để “dằn mặt”, rồi tổ chức quay video, tung lên mạng để sỉ nhục bạn.

    Thế nhưng, sự việc đã được nhà trường xử lý chưa thỏa đáng khiến chúng tôi rất ngạc nhiên. Hai HS Vũ Ngọc Diệp (người trực tiếp đánh) và Chu Minh Huyền (người thực hiện quay video) phải chịu hình thức kỉ luật “nặng nhất”: Hạ hạnh kiểm, thử thách trong vòng một năm. Mỗi tuần phải viết một bản kiểm điểm, có chữ kí của phụ huynh, nếu vi phạm sẽ bị đuổi học. Nhà trường gọi đó là “án treo” đuổi học.

    Như vậy, rút cục, hai HS đã đánh đập, sỉ nhục bạn chỉ bị hạ hạnh kiểm (không hiểu là hạ từ mức nào xuống mức nào, nếu chỉ là Tốt xuống Khá hay Trung bình cũng nên?), không hề bị đình chỉ học một ngày nào.

    Việc mỗi tuần viết một bản kiểm điểm cũng rất hình thức, tưởng nặng, hoá ra nhẹ tênh. Chỉ cần mất vài phút, đưa bố mẹ kí là xong.

    Ngạc nhiên nhất khi thấy người bị đánh, bị sỉ nhục nặng nề là em Nguyễn Quỳnh Anh lại bị kỉ luật cảnh cáo toàn trường, hạ hạnh kiểm xuống loại yếu và thử thách một năm!

    Hai HS ngồi xem cũng bị khiển trách, hạ hạnh kiểm, và thử thách trong vòng một năm. Nếu tách riêng ra, hình thức kỉ luật này là hợp lý, cho dù các em có thể biện hộ là sợ bị trả thù. Nhưng so với mức kỉ luật của những HS trực tiếp đánh, quay video thì mức “án” mà các em chỉ ngồi xem phải chịu là quá nặng.

    Bàn về tính pháp lý và đạo lý của sự việc

    Trước hết, xin các thầy cô trong Hội đồng kỉ luật trường THPT Trần Nhân Tông hãy đọc lại những quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT liên quan đến việc đánh giá về đạo đức và kỉ luật HS.

    Khoản 4, Điều 4 (Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm), Quy chế “Đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông” (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo):

    “Loại yếu: nếu có một trong những khuyết điểm sau đây:

    a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;

    b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường;

    c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử;

    d) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác; đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội;

    đ) Đánh bạc; vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma tuý, vũ khí, chất nổ, chất độc hại; lưu hành văn hoá phẩm độc hại, đồi truỵ hoặc tham gia tệ nạn xã hội”.

    Như vậy, hành vi của hai HS Vũ Ngọc Diệp (người trực tiếp đánh) và Chu Minh Huyền (quay video) đương nhiên phải bị xếp hạnh kiểm loại yếu, chứ không thể kỉ luật bằng hình thức “hạ hạnh kiểm”. Bởi vì như chúng tôi đã phân tích, nếu hạ hai bậc thì có thể từ loại Tốt xuống Trung bình.

    Và hành vi của HS Nguyễn Quỳnh Anh không vi phạm quy định nào nói trên để bị xếp hạnh kiểm loại yếu.

    Điều 42, “Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học” Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ:

    “Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỉ luật theo các hình thức sau đây:

    - Phê bình trước lớp, trước trường;

    - Khiển trách và thông báo với gia đình;

    - Cảnh cáo ghi học bạ;

    - Buộc thôi học có thời hạn”.

    Như vậy, theo quy định hiện hành, không có hình thức kỉ luật nào là “án treo” đuổi học cả. Còn việc nếu HS tái vi phạm sẽ bị kỉ luật ở mức cao hơn , không cần thiết phải nêu ra trong quyết định kỉ luật, vì đã có văn bản quy định. Cũng như không có hình thức kỉ luật buộc HS viết bản kiểm điểm mỗi tuần. Không lẽ một trường THPT có thẩm quyền “sáng tạo” ra các hình thức kỉ luật, không có trong quy định của Bộ GD-ĐT?

    Trong hình thức “Buộc thôi học có thời hạn”, theo quy định tại Quyết định số 1118/QĐ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục ngày 2-12-1987, mục “Quy định về khen thưởng và kỉ luật học sinh” nêu rõ:

    “4. Đuổi học một tuần lễ:

    -Học sinh đã bị cảnh cáo toàn trường nhưng còn tái phạm, gây ảnh hưởng xấu.

    -Phạm các khuyết điểm sau dù chỉ là lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, thầy cô giáo và tập thể như: trộm cắp, trấn lột, gây gổ đánh nhau, có tổ chức và gây thương tích…”.

    Hành động đánh bạn, sỉ nhục, quay phim và phát tán trên mạng là vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng. Không chỉ nhà trường có HS vi phạm bị ảnh hưởng, mà phạm vi tác động có thể nói là trong toàn ngành giáo dục, thậm chí ra ngoài nước.

    Khi quyết định không đuổi học (dù chỉ 1 tuần), Hội đồng kỉ luật nhà trường cho rằng hành động của những em đó không ảnh hưởng gì đến nhà trường, đến thầy cô? Xin nói thêm chính Diệp là người đã đạp lên đầu Quỳnh Anh.

    Hàng trăm hàng nghìn người xem video clip đều bàng hoàng, phẫn nộ. Nhiều người rơi nước mắt xót xa cho em HS bị bạn hành hạ, trước những con mắt vô cảm, và ngay giữa ban ngày.

    Thế nhưng rốt cục, chính em HS bị đánh đập, sỉ nhục đó lại phải chịu mức hình thức kỉ luật tương đương, và có thể nói là nặng hơn cả những HS đã hành hạ mình một cách tàn nhẫn.

    Em Nguyễn Quỳnh Anh có lỗi gì? Đó là “không thật thà, thành khẩn khai báo với cơ quan chức năng”(?!). Xin thưa, chỉ vì em không muốn thêm một lần bị sỉ nhục, xấu hổ và còn sợ bị trả thù tệ hại hơn cho nên mới che dấu việc mình bị đánh. Em đã giải thích là “không muốn làm to chuyện” và “sợ bố mẹ lo lắng”. Đây cũng là tâm lý thường tình của nhiều người.

    Thế nhưng em lại bị kỉ luật nặng hơn cả người đã đánh đập, sỉ nhục mình. Em Quỳnh Anh bị cảnh cáo, còn những HS đánh đập, sỉ nhục bạn tàn tệ thì không?

    Là một giáo viên và quan tâm đến sự việc nổi cộm này trong ngành giáo dục, chúng tôi rất bất bình về quyết định kỉ luật bất công đối với HS Nguyễn Quỳnh Anh!

    Theo những cán bộ điều tra, thì không chỉ có Quỳnh Anh mới “không thành khẩn khai báo”. Báo Dân trí ngày 15/3 phản ánh chính Vũ Ngọc Diệp mới là người “chối tội” đến cùng. Mà đúng ra “tội danh” này phải dành cho thủ phạm mới hợp lý. Thế nhưng không hiểu sao “tội danh” này lại được bỏ qua, không được tính để xử lý kỉ luật HS này.

    Không hiểu các thầy cô trong Hội đồng kỉ luật đã suy nghĩ gì khi quyết định những hình thức kỉ luật như vậy? Trong mấy tiếng đồng hồ “làm việc căng thẳng”, có lẽ các thầy cô không có dịp đọc lại những văn bản, quy định hiện hành? Lẽ nào các thầy cô không hiểu, không thông cảm với tâm lý HS? Sao thầy cô không thử đặt mình vào vị thế cha mẹ, người thân của HS bị đánh để xót thương, phẫn nộ?

    Việc ra quyết định kỉ luật tuỳ tiện như vậy được biện hộ với lý do muôn thuở: tính “nhân văn”, “cho các em một cơ hội”, “sợ các em hư hỏng”…Vậy xin hỏi công bằng cho người bị hại ở đâu? “Nhân văn” với kẻ phạm pháp chính là vô cảm với nạn nhân. Thiết nghĩ không nên vì tâm lý sợ HS hư hỏng mà có hành động đồng loã, khuyến khích cái xấu.

    Pháp luật là công cụ để răn đe, ngăn ngừa tội phạm. Pháp luật cần được hiểu như khuôn phép, điển chế, không được tuỳ tiện “vận dụng”, thay đổi. Giống như thanh chắn lề đường, nếu đi loạng quạng là bị chặn lại ngay, bất kì đó là ai. Nếu một người đi ra ngoài lề không bị chặn, sẽ khiến những người khác nghĩ muốn đi sao cũng được. Bàn về tính nghiêm minh của luật pháp, người Trung Quốc có câu “Sát nhất nhân, vạn nhân cụ” (Giết một người làm muôn người phải sợ).

    Nếu như trường nào cũng tuỳ tiện “sáng tạo” ra những hình thức kỉ luật như trường THPT Trần Nhân Tông, thì trật tự giáo dục sẽ hỗn loạn. Không phải chúng tôi khắc nghiệt với những HS đánh bạn nói trên, mà chúng tôi xót xa cho HS bị xúc phạm nhân phẩm nghiêm trọng.

    Chúng tôi đồng ý với ý kiến của ông Mai Sĩ Nhật, Trưởng Phòng Công tác HSSV, Sở GD-ĐT Hà Nội là vụ việc chưa đến mức xử lý hình sự. Nhưng về mặt dân sự cần có mức xử lý nghiêm khắc, đủ sức răn đe.

    Hiện nay, những hành vi đánh đập, xúc phạm đến nhân phẩm và quyền tự do thân thể cá nhân thường được xử lý theo kiểu nương nhẹ. Nhiều người đánh đập gây thương tích cho người khác nhưng chỉ cần xin lỗi và bồi thường chi phí y tế. Có chuyện hơn chục người đánh đập tàn nhẫn, gây thương tích cho người khác phải bồi thường 2,7 triệu đồng tiền thuốc men, chia đều tính ra mỗi người chỉ phải trả chưa đến 300 nghìn đồng. Xử lý như thế chẳng khác gì khuyến khích người khác đánh nhau.

    Tổn thất về tinh thần, nhân phẩm hầu như không được tính đến, trong khi đây mới là tổn thất lớn nhất, khó cân đo đong đếm. Một cái tát, bị ảnh hưởng về sức khoẻ không đáng là bao, nhưng tổn thất về tinh thần thì không lường hết được!

    Nhưng ở ta, hình như điều này chưa được chú trọng. Phải chăng đây là một nguyên nhân khiến cho tình trạng sử dụng bạo lực, hành hạ người khác ngày càng gia tăng? Chỉ vì những lí do vu vơ, người ta có thể đánh đập, gây thương tích, sỉ nhục, hành hạ người khác…Rất nhiều vụ HS tổ chức đánh đập bạn, thậm chí hành hung cả thầy cô giáo ngay trên bục giảng. Nhiều HS khi vi phạm đe doạ bạn không được tố cáo hay can ngăn, nếu không sẽ bị “xử”. Và chúng đã nói là làm!

    Báo chí đưa tin nhiều về những vi phạm như bắt giữ người trái phép, trói người quẳng ra đường, tổ chức đánh đập, xé quần áo, cắt tóc người khác…Còn việc xâm phạm thân thể người khác ở các mức độ khác nhau thì xẩy ra như cơm bữa, không thể đếm xuể. Cha mẹ đánh đập tàn tệ con cái, chồng đánh đập vợ được một số người coi như “bình thường”.

    Vì những kẻ vi phạm không phải quá lo về hậu quả, nếu như chưa đến mức xử lý hình sự!

    Chúng tôi cho đây là “lỗ hổng” không nhỏ về phương diện pháp lý, rất cần được bổ cứu để ngăn chặn tình trạng bạo lực đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng.



    Trần Quang Đại
    Giáo viên trường THPT Trần Phú, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
    Nguồn: Dân Trí
     
  9. be_tun_yeu

    be_tun_yeu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/10/2008
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    28
    Ngày xưa hồi mình còn đi học thấy đánh nhau là chuyện thường mà đó cũng là chuyện thường của giới học sinh, lúc đánh nhau thì thực ra chẳng có đứa nào dại mà can ngăn vì ko phải đầu phải tai, có khi còn bị thù. Nhớ lại ngày trước năm 1993 đánh nhau phần lớn chỉ tay bo phân hạng. Sau năm 1993 trở đi là dân đánh nhau thằng nào cũng thủ đồ nóng dao kiếm trong người trong cặp cả, hết sức nguy hiểm. Ngẫm lại mới thấy là tuổi mới lớn ko được quan tâm dạy dỗ đúng mức thì đều ko kiềm chứng oai choai choai ngứa thịt. Bố mẹ luôn nghĩ con mình ngoan, thậm chí con có sai phạm còn bên con chằm chằm, còn nhà trường thì cũng chỉ quản lý trên lớp học. 12 năm cấp 3, 5 năm đại học... ngẫm lại chỉ thấy các giáo viên giảng viên hầu hết chỉ giảng chuyên môn, còn dạy đức độ con người thì có rất ít người đề cập đến. Cũng có thể họ chỉ làm cho xong việc, hoặc có thể họ nghĩ mình chưa đủ là tấm gương để dạy người khác (cơm áo gạo tiền..) Cho nên các thế hệ 8x, 9x ... càng về sau này càng hỏng nhiều ko có gì là lạ. Hệ thống giáo dục của chúng ta năm nay năm khác ko tính kế thừa , thay đổi thường xuyên, hết chuyên ban lại bỏ, hết bỏ nét lại hồi, bớt lại thêm... Trong 1 đất nước tương lai phát triển 1 dân tộc, tất cả các mặt lấy tri thức làm đầu. Đại diện bộ giáo dục đào tạo đức tài con người lại là cơ quan bét nhất của Việt Nam làm sao mà xuất hiện người tài đức..., không thiếu thầy tại sao lại lấy học sinh làm thử nghiệm, hỏng rồi bỏ và hệ lụy của nó. Kẻ thấp cổ bé họng biết kêu ai ???. Bộ phận trí tuệ nhất lại là ngu dốt nhất? Muốn thay đổi hệ tư tưởng việc đầu tiên là giải quyết bộ giáo dục đại diện cho đất nước đào tạo con người. Hi, mang phú quý lợi danh sao là đại biểu tiên tiến được
     
    me_chim_ri thích bài này.
  10. me_chim_ri

    me_chim_ri Chăn, ga, gối, khăn bông Khách sạn: 094. 676. 1599

    Tham gia:
    15/6/2009
    Bài viết:
    3,195
    Đã được thích:
    555
    Điểm thành tích:
    773
    "Giẫm lên chân bạn ko xin lỗi" còn cái gì gì nữa ko mà bị xử như thế???
    Giờ tập trung, sân trường náo loạn, một vài trò nghịch ngợm có thể xô đẩy nhau giẫm lên chân người khác là chuyện thường mà. Chẳng nhẽ lỗi đó lớn vậy sao???????????
     
    webmaster thích bài này.
  11. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Sao lại có vụ kỷ luật vô lý như vậy?

    Một HS lớp 11 của Trường THPT Trần Nhân Tông

    Em hoàn toàn đồng ý với thầy giáo viết bài nói trên. Tại sao xử phạt với những học sinh đánh bạn tàn nhẫn, lại còn cố ý làm nhục bạn bằng cách quay cảnh đánh đạp dã man rồi tung lên mạng mà sao chỉ bị kỷ luật nhẹ thế; có thể nói rất nhẹ so với Quỳnh Anh. Em thấy cách xử phạt đó đúng là thiếu công minh và thiếu công bằng. Mấy học sinh đánh bạn đó bị kỷ luật chẳng đáng gì, lại trở thành “nổi tiếng” là “dân chơi”, nhiều học sinh khác phải nể và sợ! Chỉ tội cho bạn Quỳnh Anh thôi, người bị đánh mà bị xử phạt rõ nặng, đã thế còn bị bạn bè nói là nhục, là hèn, là ngu vì bị nó đánh mà không dám phản ứng gì. Bị chúng đánh phải ngậm miệng, rồi bị Hội đồng kỷ luật nhà trường xử nặng hơn những kẻ hành hung cũng phải ngậm miệng!

    Em cũng là học sinh nên em hiểu cái tính của mấy đứa có hành vi xấu đó, lúc bị trường xử phạt, khóc lóc ghê lắm, xin tha thứ liên tục luôn, nhưng biết đâu đấy. Lời nói gió bay, nói thế thôi chứ có thật lòng hối cải hay không còn phải có thời gian thử thách .

    Các thầy cô trong Hội đồng kỷ luật xử như vậy khác nào khuyến khích những học sinh hay gây gổ đánh bạn, bới vì chúng là những kẻ hành hung mà chỉ bị kỷ luật nhẹ hơn người bị đánh cơ mà!

    Em rất bức xúc trước những chuyện bất công như vậy, và thấy buồn vì các thấy cô trường mình trong Hội đồng kỷ luật đã không công minh khi xem xét kỷ luật để cho dư luận xã hội phải bất bình, lên tiếng.



    Chúng em biết những học sinh đánh bạn đó là người như thế nào rồi, nhưng có trường hợp là biết đấy nhưng lại nhảy vào chơi cùng, ùa theo để lấy cái tiếng “Tao chơi được với cái con hôm trước đánh bạn đã đưa lên ti vi đấy, thế là có người bảo kê rồi”. Như thế là cái xấu có cơ hội lan truyền…

    Chỉ thiệt cho bạn Quỳnh Anh, tuy bạn đó cũng có lỗi nhưng lỗi đó là do tâm lí sợ hãi của người bị đánh, xử phạt như thế thật quá nặng . Mong thầy cô và nhà trường xem xét lại, chứ kỷ luật kiểu đó không ổn chút nào. Theo em nếu không xử lại vụ này, còn nhiều ý kiến bất bình hơn nữa.


    Bạn đọc: Nguyễn Đức Thạch


    Tôi thấy vụ kỷ luật này, đáng nói nhiều nhất về mức kỷ luật quá nặng nề và không đúng đối Quỳnh Anh. Từ một xích mích rất nhỏ, Quỳnh Anh đã bị Ngọc Diệp tụ tập bạn bè cùng băng nhóm đánh đập và quay phim, làm tổn hại cả thể xác lẫn tinh thần. Chuyện xích mích, va chạm trong cuộc sống là điều khó tránh khỏi, quan trọng là cách xử sự của mỗi người. Quỳnh Anh dù có xô xát đôi chút với Ngọc Diệp trước đó thì lỗi ấy của em hoàn toàn không đáng bị xếp loại hạnh kiểm yếu. Theo thầy Hiệu trưởng, lý do để đưa ra mức độ kỷ luật này đối với Quỳnh Anh là “em va chạm với bạn nhưng lại không báo cáo cô chủ nhiệm mà tự tìm cách giải quyết; hơn nữa, lại không thật thà khi khẳng định với cô giáo rằng mình không có mặt trong clip".

    Lý do ấy hoàn toàn không thỏa đáng.

    Thứ nhất, sau những va chạm nói trên, trong ý thức của mình, Quỳnh Anh đã xem như khép lại vụ việc, không hề có ý gây gổ gì với bạn thì việc em không báo cáo với giáo viên chủ nhiệm không thể xem là một “lỗi” để hạ hạnh kiểm. Người tìm cách “giải quyết” là Ngọc Diệp chứ không phải Quỳnh Anh, chúng ta không thể “buộc” lỗi vào cho em như vậy.

    Thứ hai, để hiểu vì sao em “không thật thà khi khẳng định với cô giáo rằng mình không có mặt trong clip" thì chúng ta cần phải tự đặt mình vào hoàn cảnh của em để có thể thông cảm. Khi bị đánh “hội đồng”, trước sự uy hiếp của số đông, em đã không thể phản kháng. Quá sợ hãi những người bạn hung hãn, em thậm chí còn phải giấu cả bố mẹ mình, chỉ âm thầm chịu đựng nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần thì việc em không dám thừa nhận với giáo viên chủ nhiệm cũng là điều dễ hiểu. Đó chính là sự sợ hãi quá mức vì cảm thấy mình không được bảo đảm an toàn chứ không phải vì “không thật thà” như thầy Hiệu trưởng đã kết luận. Những người vì một xích mích nhỏ đã có thể hành xử dã man như vậy hoàn toàn có thể hành xử tệ hơn nếu em thừa nhận với cô giáo khiến họ bị kỷ luật!

    Em Quỳnh Anh đã bị đau đớn về thể xác, bị tổn hại rất nhiều về mặt tinh thần, mong rằng các thầy cô trong Hội đồng kỷ luật đừng làm em bị tổn thương thêm vì quyết định kỷ luật vô lý như thế. Nếu em mất niềm tin vào lẽ công bằng, vết thương tâm hồn sẽ khó lòng khép miệng. Như vậy một quyết định sai của Hội đồng kỷ luật nhà trường có thể dẫn hậu quả tai hại về lâu dài đối với học sinh.

    Bạn đọc: H. Hạnh

    Tôi đã đọc bài viết trên Diễn đàn Dân trí phản ánh về các hình thức kỷ luật mà trường THPT Trần Nhân Tông đối với các học sinh trong vụ đánh bạn dã man vừa qua. Tôi không thể đồng ý với cách xử phạt như vậy. Không có lý do gì để một người bị đánh đập, sỉ nhục lại bị xử phạt nặng tội hơn những người gây ra vụ đánh “hội đồng” và cố tình lăng nhục người khác. Không hiểu Hội đồng kỷ luật trường THPT Trần Nhân Tông đã suy nghĩ như thế nào hoặc chịu “sức ép” nào mà lại đưa ra một mức phạt thiếu công bằng đến như vậy.

    Theo như phản ánh của dân cư mạng thì tình trạng bạo lực học đường ở nước ta hiện nay đã diễn ra ở mức phổ biến, vì vậy cần phải đưa ra một khung xử phạt hợp lý và công bằng để răn đe và giáo dục các em, lập lại kỷ cương nền nếp học đường.

    Sự việc xảy ra tại trường THPT Trần Nhân Tông không chỉ dừng lại ở cấp độ trường, hiện nay tất cả những ai đã và đang theo dõi sự việc đều rất quan tâm xem lãnh đạo nhà trường kỷ luật các em như thế nào, nhưng qua sự việc vừa rồi thiết nghĩ có lẽ ban lãnh đạo nhà trường đang cố gắng để “xử phạt” mang tính chất “xoa dịu” đối với kẻ hành hung và ngược lại xử rất nặng đối với học sinh bị các bạn hành hạ.

    Đề nghị các cơ quan quản lý cấp trên của ngành giáo dục vào cuộc để xét xử lại vụ việc này, trả lại sự công bằng cho em Quỳnh Anh để mọi người quan tâm đến vụ việc không còn bức xúc với cách kỷ luật của trường THPT Trần Nhân Tông nữa.

    Bạn đọc: Lê Truyền

    Tôi rất đồng tình với bài báo đăng trên Dân trí về hình thức kỉ luật chưa đúng người đúng tội; thiết nghĩ hình thức kỉ luật của người bị hại lại là nặng nhất thì rất vô lý.Thử hỏi sau này ai dám lên tiếng đòi công lý nữa. Kiểu xử phạt như trường THPT Trần Nhân Tông có khác nào muốn tuyên bố rằng: học sinh nào bị đánh hãy im miệng lại và tự giải quyết với nhau theo luật giang hồ; không được làm ảnh hưởng tới trường. Thiết nghĩ ban giám hiệu trường này chỉ mang tính hình thức, một khi dư luận quan tâm thì cố làm ra vẻ ta đây có trách nhiệm. Họ không đánh giá đúng tính chất nghiêm trọng để xử cho đúng người đúng tội, đúng pháp luật.

    Qua cách làm việc của ban giám hiệu trường THPT Trần Nhân Tông còn nói lên một điều về giáo dục ở nước ta là:coi trọng hình thức, sợ sự thật và không dám đối diện sự thật. Trong công tác quản lý trường chỉ mang tính đối phó với cấp trên và dư luận chứ không thật tâm. Nếu một cỗ máy đào tạo con người mà như thế thì làm sao mà tạo ra một thế hệ trẻ dám nghĩ dám làm dám dấn thân!

    Bạn đọc: Nguyễn Đức Hải

    Tôi và người dân xung quanh Trường THPT Trần Nhân Tông được biết vụ việc này và thấy rất bức xúc và thề rằng không bao giờ cho con em mình đi học ở đây nữa dù là gần nhà đi lại thuận tiện nhưng làm sao có thể tin cậy để gửi gắm con mình vào cái trường dung dưỡng cho những bất công và tội ác. Đang ở tuổi vị thành niên, lại là con gái mà đánh bạn theo kiểu tra tấn dã man, nhìn cách túm tóc và đấm đá bạn chẳng khác nào bọn côn đồ đích thực. Ấy vậy mà nhà trường lại nhẹ tay với bọn này, và ngược lại, xử thật nặng đối với học sinh bị hành hung. Điều đó đã nói lên lương tâm và phẩm hạnh của ông hiệu trưởng và những giáo viên ở đây.

    Bạn đọc: Hồ Văn Vũ

    Tôi rất tán thành với ý kến của thầy Đại! Sự thật là trong thời gian gần đây tình trạng học sinh đánh nhau xuất hiện ngày càng nhiều, đó là chưa tính đến “phong trào” học sinh văng tục, chửi bậy đang ngày càng phổ biến. Giáo dục là cái gốc của quốc gia, là khuôn mẫu để con người phát triển toàn diện. Muốn cho cỗ máy giáo dục hoạt động tốt, có hiệu quả thì tất yếu phải lau chùi các “vết bẩn”, phải thay thế các “bộ phận” đã lỗi thời. Cách xử lý vụ việc của Hội đồng kỷ luật trường Trần Nhân Tông khiến tôi cảm thấy thật đau lòng và hết sức bất bình. Tôi nghĩ những người có lương tri, có trách nhiệm với sự phát triển của dân tộc này cũng sẽ nghĩ như vậy. Chúng ta muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao đạo đức, đó là cái gốc của con người, có cái đức thì mời cần đến cái tài. Muốn khắc phục tình trạng bạo hành học đường thì phải “trị” tên cầm đầu, phải xử nghiêm minh thì mới có sức răn đe. Theo tôi phải xử mức phạt cao như đuổi học một năm đối với hai học sinh trực tiếp đánh bạn và quay phim tung lên mạng. Tôi rất thất vọng với Hội đồng kỹ luật này, có lẽ các ông, các bà ấy “bị mờ mắt” trước tình trạng bạo hành trong học đường, “bị điếc” trước sự phẫn nộ của dư luận. Theo tôi cơ quan chức năng nên điều tra làm rõ vụ việc này, nếu có khuất tất hay do thiếu năng lực thì xin mời “các bác” rời khỏi ngành giáo dục cho.



    LTS Dân trí - Không những đông đảo bạn đọc mà cả phụ huynh và học sinh của Trường THPT Trần Nhân Tông đều rất bất bình về kỷ luật không công minh, thậm chí còn thiên vị đối những học sinh có hành động không khác gì bọn côn đồ đối với người bạn cùng học; ngược lại, trường này đã xử lý kỷ luật quá năng đối với học sinh bị đánh đâp, hành hạ. Dư luận đặt câu hỏi: vì sao có sự thiên vị đó, có điều gì khuất tất ở đây. Ông hiệu trưởng và các thành viên trong Hội đồng kỷ luật nhà trường còn giữ được lương tâm trong sạch của người thầy nữa hay không ?

    Trả lời câu hỏi này, chúng tôi nghĩ rằng là trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp trên của Trường THPT Trần Nhân Tông. Chỉ có xử lý công minh vụ đánh bạn dã man có tính điển hình này, chúng ta mới lập lại được kỷ cương học đường và ngăn chặn kịp thời tình trạng bạo lực học đường đang có chiều hướng gia tăng.

    Nguồn: Dân Trí
     
  12. danangmart

    danangmart Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    16/3/2010
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Ôi!!! trẻ em hôm nay, thế giới ngay mai..........
     

Chia sẻ trang này