Khác: Nguyên Nhân Bà Bầu Bị Chuột Rút Bắp Chân Và Cách Điều Trị

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi thuylinh1999, 26/7/2024.

  1. thuylinh1999

    thuylinh1999 Thành viên mới

    Tham gia:
    20/6/2024
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Nguồn bài viết: https://menacal.vn/ba-bau-bi-chuot-rut-bap-chan/

    Chuột rút là những co thắt đột ngột, không kiểm soát được, có thể kèm theo cơn đau nhói, kéo dài trong vài giây hoặc vài phút, thường xuất hiện ở bắp chân, đôi khi ở bàn chân. Đây là triệu chứng phổ biến ở phụ nữ đang mang thai giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, chủ yếu xảy ra vào ban đêm.

    Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ.

    1. Thiếu chất
    Canxi và magie là hai hoạt chất thiếu yếu trong việc co và giãn cơ bắp, đồng thời tham gia vào quá trình truyền tín hiệu của hệ thần kinh. Nhu cầu canxi và magie ở phụ nữ mang thai tăng cao vì hai hoạt chất này được lấy từ cơ thể mẹ bầu và cung cấp cho thai nhi để em bé phát triển toàn diện, đặc biệt là phát triển hệ xương khớp và hệ thần kinh.

    Vì vậy, mẹ bầu thường có xu hướng bị thiếu canxi hoặc magie ảnh hưởng đến việc co giãn cơ bắp và tính linh hoạt của các tế bào thần kinh. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng chuột rút bắp chân ở bà bầu.

    2. Tăng cân
    Trong quá trình mang thai, chế độ ăn uống có nhiều sự thay đổi. Mẹ bầu thường bổ sung khẩu phần ăn gấp 2 lần với mong muốn cung cấp đủ dinh dưỡng để duy trì sức khỏe ở cả mẹ và bé.

    Ngoài ra, phụ nữ mang thai luôn cảm thấy mệt mỏi và gặp nhiều khó khăn trong quá trình di chuyển nên thường lười vận động. Những nguyên nhân được nêu trên khiến mẹ bầu có nguy cơ cao tăng cân ngoài mức kiểm soát, gây căng thẳng cơ bắp và dây chằng, dẫn đến triệu chứng chuột rút.

    3. Chèn ép từ tử cung
    Em bé ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc tử cung ngày càng lớn hơn, có thể chèn ép và gây tổn hại dây thần kinh, mạch máu vùng xương chậu và chi dưới. Điều này khiến quá trình lưu thông máu gặp nhiều khó khăn. Từ đó, máu bị dồn lại gây suy giãn tĩnh mạch, sưng phù chân và mắt cá chân, kèm theo triệu chứng chuột rút.

    4. Tuần hoàn máu kém
    Khi mang thai, tuần hoàn máu chậm lại do hormone hoạt động quá mức, lưu lượng máu tăng cao từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ và đạt đỉnh điểm khi thai nhi được 32 đến 34 tuần tuổi, giãn nở mạch máu. Điều này khiến các cơ ở vùng bắp chân không nhận đủ oxy, chất dinh dưỡng, trở nên căng thẳng, mệt mỏi và tăng nguy cơ bị chuột rút.

    5. Thiếu nước và rối loạn điện giải
    Những thay đổi về mặt sinh lý trong quá trình mang thai như: tăng lượng máu, tăng lượng nước tiểu (đặc biệt khi ngủ và nằm ngửa), tăng đào thải mồ hôi, buồn nôn và nôn do nghén… khiến nhu cầu về nước và điện giải hàng ngày tăng cao hơn. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này, uống không đủ nước và chế độ ăn không đủ các chất dinh dưỡng gây rối loạn điện giải. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động của cơ bắp, dẫn đến chứng chuột rút khi ngủ.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuylinh1999
    Đang tải...


Chia sẻ trang này