Nguyên Nhân Bé Mắc Bệnh Bàn Chân Khoèo

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi hongmint, 8/5/2021.

  1. hongmint

    hongmint Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/3/2020
    Bài viết:
    1,015
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    38
    Bàn chân khoèo là một dạng dị tật bẩm sinh, mang tính di truyền và thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Vì thế, mời các bậc cha mẹ cùng chúng tôi tìm hiểu tiết tình trạng chân khoèo, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, chẩn đoán cũng như cách điều trị hiệu quả thông qua bài viết sau đây.

    TỔNG QUAN VỀ BỆNH BÀN CHÂN KHOÈO
    Bệnh bàn chân khoèo là gì?
    Khoèo bàn chân bẩm sinh là dị tật khiến cho bàn chân bị biến dạng và gây ảnh hưởng xấu tới khả năng vận động cũng như di chuyển của trẻ sau này. Tình trạng này xảy ra là do các thành phần nối cơ với phần bám tận vào nền xương bị co rút khiến cho chân bị dị dạng giống như gậy golf. Khi sờ vào chân sẽ có cảm giác cứng và ít linh hoạt hơn do các dây chằng bàn chân bị co rút.

    Bệnh không gây ra đau đớn, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình di chuyển, mất cân bằng trọng lượng và ảnh hưởng xấu tới dáng đi của trẻ.

    [​IMG]
    Nguyên nhân gây ra bệnh khoèo bàn chân
    Nguyên nhân gây ra tình trạng này cho đến hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, dưới đây là một số giả thuyết cũng như thông tin giải đáp vấn đề này.

    Do di truyền

    Theo giả thuyết này, thì nguyên nhân gây bệnh khoèo bàn chân có thể như sau:

    + Trẻ bị khiếm khuyết quá trình phát triển của phần sụn xương sên dẫn tới tình trạng biến dạng và nghiêng vào bên trong của cổ chân.

    + Tình trạng đột biến gen gây ra dị dạng ở cụng bám tận của gân và xương bàn chân.

    + Quá trình phát triển của yếu tố thần kinh gen bị rối loạn.

    + Rối loạn phát triển của thai nhi khiến cho xương mác bị chậm phát triển.

    Do dị tật trong thai kỳ

    Nếu trong thai kỳ, mẹ bầu gặp những vấn đề sau đây rất có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng khoèo bàn chân ở trẻ.

    + Thai phụ hút thuốc lá, hoặc hít phải khói thuốc, khói công nghiệp

    + Thai phụ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hay bị lây nhiễm virus trong quá trình mang thai

    + Do biến chứng co kéo của màng ối làm chân thai nhi bị cong vào trong

    + Do vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ

    + Thai nhi không được cung cấp đầy đủ dương chất, hay do cơ tử cung, dây rốn chèn ép lên chân thai nhi.

    [​IMG]
    Triệu chứng của tình trạng khoèo bàn chân
    Sau khi trẻ vừa được sinh ra, các bậc cha mẹ có thể nhận biết tình trạng khoèo bàn chân của con mình bằng cách quan sát và phát hiện những triệu chứng cụ thể sau đây.

    + Thông thường, đa số các bàn chân của trẻ bị khoèo sẽ ngắn và nhỏ hơn so với trẻ bình thường

    + Phần trước và giữa của bàn chân bị co rút, ngắn đi và có hướng chếch vào bên trong

    + Bắp chân của trẻ bị nhỏ, teo do thiếu dinh dưỡng

    + Trục của ngón chân cái có xu hướng hướng lên trên và bị thay xoay sang một bên

    + Cổ chân và bàn chân của trẻ duỗi đổ, bị co rút và gót chân có hướng hướng lên cao

    + Bàn chân trẻ bị biến dạng, một nửa quặp vào trong.

    Thông thường, những trẻ sinh ra trong gia đình có tiền sử bị khoèo chân sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn trẻ bình thường. Ngoài ra, bệnh thường xuất hiện nhiều hơn ở bé trai và những thai phụ cho chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh trong thai kỳ thường sinh ra con có tỷ lệ mắc bệnh bàn chân khoèo cao hơn.

    CHẨN ĐOÁN KHOÈO BÀN CHÂN NHƯ THẾ NÀO?
    Quá trình chẩn đoán tình trạng khoèo bẩm sinh thường khá phức tạp và khác nhau ở từng trường hợp. Bởi nếu tình trạng bị bẩm sinh nặng, thì quá trình chẩn đoán khá dễ dàng bằng sự quan sát: Chân bị vẹo vào trong, chân teo nhỏ, cơ bắp ở chân căng cứng.

    Còn nếu tình trạng dị tật nhẹ, thì tình trạng chẩn đoán dễ bị nhầm lẫn, bởi khá nhiều trường hợp trẻ bình thường cũng có bàn chân hướng vào trong. Thì lúc này, chụp X-quang sẽ cho ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Vì thế, khi nghi ngờ tình trạng trẻ bị dị tật khoèo bàn chân, thì có thể áp dụng quá trình chụp x-quang để cho ra kết luận chính xác và điều trị càng sớm càng tốt.

    [​IMG]
    NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BÀN CHÂN KHOÈO HIỆU QUẢ
    Hiện nay, với công nghệ hiện đại của nền y học đã giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh khoèo bàn chân từ tuần 18 của thai kỳ. Tuy nhiên, cần phải chờ thai nhi ra đời thì quá trình điều trị mới có thể thực hiện được. Thế nhưng việc phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hơn. Hiện nay, tại các bệnh viện đang áp dụng các phương pháp phổ biến được sử dụng để điều trị vấn đề này như: Điều bị bằng băng bột hay phẫu thuật. Cụ thể:

    Điều trị bằng cách nắn, băng bột
    Những phương pháp này hỗ trợ trẻ phục hồi chức năng đi lại, đứng lên hay vận không mà không bị đau. Và các phương pháp được sử dụng phổ biến đó là:

    + Phương pháp Ponseti: Phương pháp này sẽ được thực hiện sau khi trẻ được sinh ra từ 1-2 tuần, lúc này trẻ đã ổn định. Bác sĩ sẽ tiến hành xoa bóp, nắn chỉnh nhẹ nhàng nhằm sửa đổi dị tật. Sau đó tiến hành băng bột và có thể băng bột và nắn chỉnh lại nhiều lần cho đến khi bàn chân trở về hình dạng bình thường.

    + Phương pháp nẹp cố định: Phương pháp này sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng nẹp chỉnh hình chân của trẻ trong thời gian từ 20-24h/ngày. Cho đến khi bàn chân trở nên ổn định bình thường thì bỏ nẹp để trẻ hoạt động bình thường.

    Điều trị bằng phẫu thuật
    Đây là phương pháp chỉ áp dụng cho những trường hợp bàn chân bị khoèo do dị tật bẩm sinh nặng và các phương pháp nẹp, nắn chỉnh không có tác dụng. Thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để xử lý đoạn gân chân bị co rút và các bộ phận liên quan ở bàn chân. Từ đó giúp bàn chân duỗi thẳng và trở lại bình thường.

    Lưu ý:

    + Việc phát hiện và điều trị càng sớm theo đúng chỉ định sẽ giúp cho bàn chân sớm hoàn thiện và lành lặn trở lại

    + Các bậc cha mẹ nên giữ cho phần bó bột chân trẻ một cách sạch sẽ và khô thoáng

    + Đảm bảo không đi vệ sinh vào phần bó bột ở chân

    + Có thể sử dụng thêm nẹp giày hằng ngày để giúp giữ thăng bằng cho trẻ

    + Nên tuân thủ tuyệt đối quy trình điều trị mà bác sĩ đã đề ra

    + Vẫn nên cho trẻ chơi, hoạt động bình thường trong quá bình băng bó hay đi nẹp

    + Khi phát hiện các bất thường như: Ngón chân sưng phồng, lạnh, vùng da bó bột bị nổi mụn, phát ban, bó bột bị mềm, ướt, vỡ… thì cha mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

    [​IMG]
    ĐỊA CHỈ ĐIỀU TRỊ BÀN CHÂN KHOÈO UY TÍN TẠI TPHCM
    Khi có nhu cầu thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lý khoèo bàn chân cho con mình, các cjhuyên gia y tế Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyến cáo các bậc cha mẹ có thể tham khảo và lựa chọn một trong những địa chỉ y tế uy tín tại TPHCM mà chúng tôi giới thiệu sau đây:

    1. Bệnh viện Vinmec Central Park

    + Địa chỉ: Số 208 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TPHCM

    + Điện thoại: Số 028 3622 1166

    2. Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM

    + Địa chỉ: Số 929 Trần Hưng Đạo, P1, Q5, TPHCM

    + Điện thoại: 028 3923 7007

    3. Bệnh viện Nhân Dân 115

    + Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM

    + Điện thoại: 028 3865 4249

    4. Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

    + Địa chỉ: Cơ sở 1 Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM

    + Điện thoại: 1900 7178

    Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng bàn chân khoèo mà chúng tôi đã chia sẻ đến các bậc cha mẹ. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp phụ huynh dễ dàng nhận biết bệnh lý và đưa con mình thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

    #mintmintonline #dakhoahoancau
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hongmint
    Đang tải...


Chia sẻ trang này