Nguyên Nhân Gan Nhiễm Mỡ Ở Trẻ Em

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi ptn2406, 10/7/2019.

  1. ptn2406

    ptn2406 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/2/2017
    Bài viết:
    1,773
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    103
    Gan nhiễm mỡ với người lớn mà nói không xa lạ gì, rất nhiều nếu khi kiểm tra sức khỏe được thầy thuốc nói cho biết bị gan nhiễm mỡ. Nhưng nhiều bậc cha mẹ không hiểu rõ, trẻ em cũng bị gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ trẻ em không phải là ít, từ trẻ sơ sinh đến lứa tuổi thanh xuân đều có thể bị gan nhiễm mỡ. Nhiều nguyên nhân là cho mỡ (chủ yếu là tryglycerine) tích chưa trong gan, giống như người lớn, nếu mỡ chiếm 5% trọng lượng gan ướt trở lên (bình thường mỡ chỉ chiếm 2% trọng lượng gan ướt) là hình thành gan nhiễm mỡ. Khi bị nặng, mỡ có thể chiếm tới 40% – 50% trọng lượng gan ướt, làm cho công năng gan bị tổn hại nghiêm trọng.

    Tìm hiểu nguyên nhân gan nhiễm mỡ ở trẻ em

    Nguyên nhân dẫn tới trẻ em mắc gan nhiễm mỡ không giống với người lớn. Ở trên đã nói tới nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ cho người lớn, uống rượu là nguyên nhân chủ yếu, béo phìm bệnh tiểu đường, viêm gan do virut đều là nguyên nhân quan trọng, nhưng trẻ em mấy khi uống rượu, cho nên uống rượu không phải là nguyên nhân chủ yếu gây gan nhiễm mỡ ở trẻ em. Thế thì nguyên nhân gì gây nên gan nhiễm mỡ cho trẻ em:

    1. Trẻ em ở vào thời kỳ sinh trưởng, phát dục đặc biệt thì cũng là thời kỳ chất mỡ phát dục đặc biệt, do nuôi dưỡng không đúng mức mà trẻ em phát phì ngày càng nhiều, béo phì trở thành nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ em.

    2. Gan nhiễm mỡ ở trẻ em không chỉ phát sinh ở trẻ em béo phì, có một bộ phận trẻ em không béo nhưng vẫn bị gan nhiễm mỡ. Ở nhiều bệnh mạn tính như lao phổi, chứng hoại huyết, viêm xương tủy, bần huyết nặng, đi tả mạn tính, nhiều bệnh ở đường tiêu hóa mà không ăn vào dạ dày được và bệnh tiểu đường, do ăn quá ít, tiêu hao cơ thể tăng lên hoặc sự thay thế trong cơ thể khác thường, năng lượng luôn không thỏa mãn được nhu cầu của cơ thể. Cơ thể phải động viên toàn bộ số mỡ trong người phân giải thành acit béo, vận chuyển vào gan, nhưng gan không thể biến toàn bộ chúng thành năng lượng, bộ phận thừa trầm tích trong gan hình thành gan nhiễm mỡ.

    3. Trúng độc thuốc: Trúng độc tetracylline, phosphore, trúng độc cồn rượu ..v..v…đều làm mỡ trong tế bào gan biến tính hình thành gan nhiễm mỡ.

    4. Sử dụng lâu dài chất kích thích tố làm cho sư thay thế chất mỡ khác thường, cũng có thể dẫn tới gan nhiễm mỡ.

    5. Các nguyên nhân khác như: Do di truyền, do bệnh nội tiết, như chứng tổng hợp Prader – Willi, chứng tổng hợp Laurence. Moon. Biedl, chứng tổng hợp Frohlich, rất ít thấy nhưng còn những chứng khác như tổng hợp Reye cũng rất ít thấy.

    Cân nhắc trường hợp con bạn bị gan nhiễm mỡ
    Trẻ em trong trường hợp bình thường, dưới xương sườn và huyệt kiếm đột thường sờ thấy gan, chỉ căn cứ vào gan to, gan nhỏ thì khó phán đoán được, phần lớn trẻ em bị gan nhiễm mỡ là qua kiểm tra sức khỏe mà tình cờ phát hiện, nếu phát hiện men chuyền amin dâng cao, thường phát hiện viêm gan do virut kiểm tra không dương tính, thời gian gần đó không trúng độc gan do thuốc, cần suy xét có khả năng lây nhiễm mỡ gan dẫn đến men gan khác thường. Nếu trẻ em thời kỳ gần đó mắc viêm gan loại A hoặc viêm gan loại G đã khỏi hẳn, lại xuất hiện men gan khác thường, cũng cần cân nhắc có thể là mắc bệnh này, chứng trẻ em béo phì là nguyên nhân thường thấy nhất gây gan nhiễm mỡ trẻ em. Trọng lượng cơ thể trẻ em vượt quá trọng lượng tiêu chuẩn 20% thì coi là chứng béo phì.

    Trẻ em mắc chứng béo phì ở nước ta là 9% – 13%, tuổi bình quân chừng 10 tuổi, nếu trẻ em béo phì rõ rệt cần kiểm tra xem gan có nhiễm mỡ không.


    Điều trị gan nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ dễ hay khó?
    Ngay khi phát hiện ra trẻ bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ, phụ huynh cần lập tức điều chỉnh từ chế độ ăn uống đến vận động của trẻ. Chú ý kết cấu hợp lý về dinh dưỡng cho trẻ trong các bữa ăn hàng ngày. Nên ăn nhiều protein và vitamin, ăn ít chất đường và chất béo. Không ăn hoặc chỉ ăn thật ít mỡ, gan động vật hay đồ ăn ngọt. Trẻ phải ăn nhiều rau xanh, hoa quả cùng những thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao. Ăn nhiều cá, đậu bởi đó là thực phẩm dễ tiêu hóa. Các bậc phụ huynh không cho trẻ ăn vặt hay ăn thêm bữa trước khi đi ngủ. Đảm bảo cho trẻ có giấc ngủ đầy đủ.

    Đồng thời cũng lựa chọn và cho trẻ vận động hợp lý. Mỗi ngày kiên trì chạy bộ, bơi lội hoặc tập luyện các bài thể dục, thể thao giúp thúc đẩy tiêu hao chất béo trong cơ thể.

    Nếu phát hiện men gan ở trẻ tăng cao hoặc có các biểu hiện của viêm gan, xơ gan, cổ trướng cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được tiến hành điều trị kịp thời.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ptn2406
    Đang tải...


Chia sẻ trang này