Thực phẩm nhiễm khuẩn, các chứng bệnh về ruột hoặc dạ dày… là yếu tố tăng nguy cơ tiêu chảy ở bé Yếu tố không truyền nhiễm Dùng thuốc: Nếu tiêu chảy xuất hiện ngay sau khi bé uống một loại thuốc mới, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám. Một số trường hợp, tiêu chảy kéo dài hàng tháng do bé phản ứng với kháng sinh. Bé mắc bệnh: Nhiều trường hợp, tiêu chảy liên quan đến những trục trặc hệ tiêu hóa ở bé như loét dạ dày, viêm ruột kết… Nếu chứng tiêu chảy của bé thường tái phát, bạn nên đưa bé đi khám. Thức ăn: Một số bé không dung nạp được các dưỡng chất có trong sữa hoặc các sản phẩm từ sữa, cũng dễ bị tiêu chảy. Một số bé khác mắc tiêu chảy vì tiêu thụ thức ăn nhiều mỡ hoặc nhiều gia vị; ăn nhiều sữa, hoa quả hoặc nước hoa quả… Bé bú mẹ lâu sẽ giảm thiểu nguy cơ tiêu chảy.Bé mắc tiêu chảy do truyền nhiễm Virus: Đây là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp tiêu chảy ngắn ngày ở bé. Nhóm virus này phá vỡ lớp màng nhầy, gây mất cân bằng chất lỏng trong ruột bé. Có hai loại virus gây tiêu chảy ở người là virus thường và rotavirus. Rotavirus thường gây tiêu chảy cho các bé dưới 2 tuổi. Loại còn lại thường gây tiêu chảy cho người lớn thông qua đường ăn, uống. Vi khuẩn: Tồn tại nhiều trong thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc nguồn nước uống chứa độc tố. Vi khuẩn khiến tế bào ruột sản xuất ra nhiều muối và nước – kết quả của chứng tiêu chảy. Đây cũng được xem như một trong những dấu hiệu ngộ độc thức ăn ở bé. E.coli, Salmonella là hai loại vi khuẩn phố biến gây tiêu chảy. Tiêu chảy do vi khuẩn dễ lây lan thành dịch nếu bạn không cách ly bé với nguồn bệnh. Ký sinh trùng: Một trong những loại ký sinh trùng dễ gây tiêu chảy là amip. Ký sinh trùng cư trú nhiều trong nguồn nước nhiễm bệnh hoặc cơ thể động vật. Chúng tồn tại hàng tháng trời và sinh sôi rất nhanh.
Ðề: Nguyên nhân gây tiêu chảy ở bé Thank chị nhiều nhiều, vậy mèo nhà em chắc do bị tiêu chảy do virus rồi