Chuyển phôi là bước rất quan trọng trong quá trình IVF. Quyết định đến việc ca IVF có đạt kết quả tốt nhất hay không? Rất nhiều trường hợp đã thất bại vì nắm không rõ những biện pháp tối ưu quá trình chuyển phôi một cách tốt nhất. Vậy nguyên nhân chuyển phôi thất bại do đâu. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây! Nguyên nhân khi chuyển phôi thất bại Nguyên nhân khiến việc chuyển phôi thất bại phụ thuộc rất nhiều vào tâm lí cũng như sức khỏe của người mẹ. Những yếu tố gây ảnh hưởng tới quá trình chuyển phôi không thành công là độ tuổi, chất lượng trứng và tinh trùng, khả năng tiếp nhận phôi và tinh thần cũng như tâm lí và dinh dưỡng của người mẹ. Bài viết được tham khảo từ bài Sau Chuyển phôi không có dấu hiệu gì: https://dieutrivosinh.net/sau-chuyen-phoi-khong-co-dau-hieu-gi/ dấu hiệu chuyển phôi thất bại Độ tuổi Khi độ tuổi phụ nữ càng cao thì vấn đề mang thai và thụ thai sẽ là một trở ngại Tuổi của phụ nữ càng lớn thì chất lượng noãn sẽ giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thụ thai. Những người phụ nữ càng trẻ thì khả năng thụ thai của họ càng cao khoảng 45%. Còn những người từ 30 đến 40 thì tỷ lệ thụ thai sẽ giảm xuống đặc biệt đối với người trên 40 thì tỷ lệ thành công khi làm ivf chỉ còn 15%. Chất lượng trứng, tinh trùng Chất lượng trứng và tinh trùng kém là do tình hình sức khỏe của bố và mẹ. Khi một trong hai điều này có chất lượng kém thì phôi được tạo cũng yếu kém và không có thể phát triển bên trong tử cung được. Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho rằng khi phôi khỏe mạnh và được thụ tinh từ trứng và tinh trùng chất lượng thì tỷ lệ mang thai sẽ cao hơn rất nhiều. Khả năng tiếp nhận phôi Trước khi tiến hành chuyển phôi bạn cũng nên làm một số xét nghiệm kiểm tra về tử cung có bất thường không và khả năng tiếp nhận phôi của tử cung. Yếu tố từ độ dày của niêm mạc tử cung cũng rất quan trọng cho quá trình phôi bám dính và làm tổ. Tâm lý và chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của mẹ Tinh thần thoải mái của người mẹ sẽ ảnh hưởng tới quá trình thụ thai Theo ý kiến của các bác sĩ tại viện mô phôi thì yếu tố tâm lí và chế độ dinh dưỡng cũng như nghỉ ngơi của người mẹ cũng là nguyên nhân khiến cho chuyển phôi thất bại. Quá trình thụ tinh ống nghiệm là quá trình phải trải qua nhiều bước sẽ dễ khiến cho người mẹ dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi và căng thẳng. Khi bị căng thẳng các tuyến nội tiết tố bị mất cân bằng khiến cho quá trình làm IVF thất bại. Ngoài ra, nếu bạn ăn uống thiếu chất thì cơ thể của bạn cũng không đủ dinh dưỡng để cung cấp nuôi phôi. Vì vậy bạn nên chọn một chế độ ăn uống hợp lí và dinh dưỡng. Mất bao lâu sẽ có kinh sau khi chuyển phôi thất bại Sau những dấu hiệu chuyển phôi thất bại bạn sẽ được chỉ định ngưng dùng thuốc thì khoảng 4 - 6 ngày sau bạn sẽ có kinh nguyệt trở lại. Tuy nhiên, có vài trường hợp do tác dụng phụ của thuốc kính trứng nên kinh nguyệt sẽ có sau vài tháng. Những việc nên làm sau khi chuyển phôi thất bại Sau khi chuyển phôi thất bại thì các chị em phụ nữ cũng đừng quá tuyệt vọng. Hãy làm những điều sau để có thể chuyển phôi thành công trong lần tiếp theo nhé. Tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích như rượu, bia Nên tập luyện những bài tập nhẹ nhàng, không nên vận động mạnh Hãy giữ cho tinh thần được thoải mái và vui vẻ Nên đi khám định kì để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn đã phù hợp với lần chuyển phôi tiếp theo chưa. Bài viết này đã giải thích được những vấn đề mà chị em hay thắc mắc về dấu hiệu chuyển phôi thất bại. Những dấu hiệu của chuyển phôi thất bại đa số sẽ khá rõ rệt nên chị em cần lưu ý những việc nên tránh để có thể mang thai nhé.
Nguyên nhân khiến việc chuyển phôi thất bại phụ thuộc rất nhiều vào tâm lí cũng như sức khỏe của người mẹ