Nguyên Nhân Nào Dẫn Tới Thiếu Hụt Kali?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi ptn2406, 22/2/2019.

  1. ptn2406

    ptn2406 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/2/2017
    Bài viết:
    1,773
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    103
    Dùng lợi tiểu: Lợi tiểu thường là thuốc được kê để điều trị tăng huyết áp, suy tim. Lợi tiểu như nhóm furosemide có thể gây giảm kali máu. Khi dùng lợi tiểu, các bác sĩ sẽ thường làm các xét nghiệm sinh hóa máu để theo dõi nồng độ kali trong máu và kê thêm các thuốc bổ sung kali, hoặc dùng thêm chế độ ăn giàu kali.

    Bệnh thận: Một số bệnh thận như suy thận có thể gây giữ kali trong cơ thể. Một số bệnh thận làm giảm kali máu như bệnh cường aldosterol. Bệnh này sẽ làm cơ thể sản xuất ra quá nhiều aldosterol làm thấp nồng độ kali. Bệnh nhân có hội chứng Fanconi, cũng thường làm giảm nồng độ kali.

    Dùng kháng sinh: Một số loại kháng sinh có thể làm giảm kali như gentamicin, amphotericin B và carbenicillin. Nếu bạn dễ bị hạ kali máu khi dùng kháng sinh này nên dùng thêm các thuốc bổ sung kali hoặc ăn chế độ ăn nhiều kali. Nếu không bạn nên nói bác sĩ chuyển sang sử dụng các kháng sinh khác.

    Rối loạn tiêu hóa: Những bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài hoặc tiêu chảy nặng có thể làm mất kali máu. Những bệnh nhân bị nôn nhiều cũng có thể gây ra tình trạng tương tự. Những bệnh nhân này có thể có tình trạng hạ kali máu nhiều gây ra những rối loạn nhịp có thể gây nguy hiểm tính mạng.

    Ra mồ hôi quá nhiều: Một số tình trạng có thể làm cơ thể bị ra mồ hôi quá nhiều như sau tập luyện thể thao, làm việc dưới trời nắng nóng kéo dài, khi bị sốt cao có thể làm mất điện giải gây nên giảm kali máu. Khi đó nên dùng bổ sung thêm kali qua thức uống hoặc viên thuốc bổ sung.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ptn2406
    Đang tải...


Chia sẻ trang này