Thông tin: Nguyên Nhân Nào Gây Thiếu Máu Cơ Tim? Tìm Hiểu Ngay Để Biết

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi HUYENMY-BNCMEDIPHARM, 24/2/2023.

  1. HUYENMY-BNCMEDIPHARM

    HUYENMY-BNCMEDIPHARM Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/11/2021
    Bài viết:
    610
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Thiếu máu cơ tim còn có tên gọi khác là bệnh mạch vành. Bệnh xảy ra khi các mạch máu chính bị tổn thương và gián đoạn quá trình cung cấp máu, oxy và chất dinh dưỡng cho tim hoạt động. Bệnh thiếu máu cơ tim có diễn biến từ từ nên hầu hết bệnh nhân không nhận ra dấu hiệu bệnh trong giai đoạn đầu. Đến khi bệnh gây ra nhiều cơn đau ngực hoặc đau tim thì bệnh nhân đã tiến đến giai đoạn nặng. Nhiều người bệnh thắc mắc rằng nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu c? Do vậy, dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết hơn cho người bệnh về tình trạng thiếu máu cơ tim.

    [​IMG]
    I. Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu cơ tim

    - Khi thành bên trong động mạch bị tổn thương, các mảng bám từ cholesterol xấu và chất thải của tế bào khác có xu hướng tích tụ tại vị trí tổn thương tạo nên hiện tượng xơ vữa động mạch. Nếu các mảng bám bị vỡ ra, tế bào máu (tiểu cầu) sẽ tự động đóng cục tại vị trí đó để cố gắng hỗ trợ động mạch duy trì chức năng của mình. Tuy nhiên, những khối cục này cũng có khả năng ngăn chặn máu chảy trong động mạch và gây ra cơn đau tim.

    Bệnh thiếu máu cơ tim cũng xuất hiện khi động mạch vành bị tổn thương. Nó có thể khởi phát bẩm sinh hoặc do các nguyên nhân như:

    - Hút thuốc lá

    - Huyết áp cao

    - Cholesterol cao

    - Bệnh tiểu đường hoặc kháng insulin

    - Lối sống thiếu lành mạnh, ít vận động.
    Các yếu tố rủi ro khác bao gồm:

    - Tuổi tác: Theo quy luật lão hóa tự nhiên, tuổi càng cao thì càng có nguy cơ bị tổn thương và hẹp động mạch.

    - Di truyền: Nếu bạn có ông bà, cha mẹ mắc các bệnh lý về tim mạch khi còn nhỏ thì có thể bạn cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

    - Hút thuốc: Người trực tiếp hút thuốc hoặc sống trong vùng có nhiều khói thuốc lá cũng có nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý về tim, đặc biệt là bệnh thiếu máu cơ tim.

    - Huyết áp cao: Người mắc bệnh huyết áp cao không được kiểm soát có thể khiến thành động mạch cứng và dày lên. Từ đó, động mạch cũng bị thu hẹp làm cản trở dòng màu chảy đến tim.

    - Nồng độ cholesterol trong máu cao, tiểu đường và béo phì: Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám gây ra hiện tượng xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân gián tiếp gây ra chứng thiếu máu cơ tim.

    - Không vận động và ăn uống không lành mạnh: Khi bạn không tập thể dục, các tế bào tim mất đi cơ hội đàn hồi, co bóp. Điều này làm gia tăng khả năng tích tụ mảng bám gây ra hiện tượng xơ vữa động mạch.

    Bên cạnh đó, chế độ ăn uống mất cân bằng, ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa và muối khiến tim bị thiếu hụt dưỡng chất để hoạt động nhịp nhàng. Lâu dần, tim không lấy được đủ lượng máu cần thiết gây ra bệnh thiếu máu cơ tim.
    II. Triệu chứng bệnh thiếu máu cơ tim

    Khi động mạch vành bị thu hẹp, chúng không thể cung cấp đủ máu và oxy cho tim hoạt động, đặc biệt là trong những lúc tim đập mạnh do bạn lao động quá sức hoặc chơi thể thao. Lúc đầu, lưu lượng máu bị thiếu hụt có thể không gây ra triệu chứng nào đáng chú ý nhưng lâu dần, bạn có thể phát hiện các bất thường ở hệ tim mạch. Những dấu hiệu này bao gồm:
    1. Đau ngực (đau thắt ngực)

    - Bạn có thể cảm thấy vùng ngực của mình đang bị một vật nặng đè lên hoặc thắt chặt bên trong gây ra cơn đau. Cơn đau này được coi là đau thắt ngực. Nó thường xảy ra ở khu vực giữa hoặc bên trái ngực, xuất hiện khi bạn bị mệt mỏi thể chất và căng thẳng cảm xúc.

    - Cơn đau thắt ngực thường biến mất trong vài phút hoặc khi các hoạt động căng thẳng ngưng lại. Ở một số người, đặc biệt là phụ nữ, cơn đau thắt ngực có thể thoáng qua hoặc khiến bệnh nhân đau dai dẳng ở cổ, cánh tay và lưng.
    2. Khó thở

    - Nếu tim không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, bạn có thể bị khó thở hoặc mệt mỏi cực độ khi gắng sức làm một việc gì đó.
    3. Đau tim

    - Động mạch vành bị chặn hoàn toàn sẽ gây ra cơn đau tim. Dấu hiệu cơn đau tim dễ nhận thấy nhất là cảm thấy áp lực lớn ở ngực và đau ở vai. Đôi khi người bệnh thấy khó thở và đổ mồ hôi dù không vận động hoặc làm việc nặng.

    - Cơn đau tim ở phụ nữ thường khó nhận biết hơn ở nam giới vì đôi khi nó khiến người bệnh nhầm lẫn với đau cổ và đau quai hàm.
    III. Thiếu máu cơ tim có chữa được không?

    >>> Xem tiếp: Nguyên nhân nào gây thiếu máu cơ tim? Tìm hiểu ngay để biết
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi HUYENMY-BNCMEDIPHARM
    Đang tải...


Chia sẻ trang này