Thông tin: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Tiểu Đường Thai Kỳ

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Y Tế Hợp Phát, 27/9/2021.

  1. Y Tế Hợp Phát

    Y Tế Hợp Phát Devafood - Thương hiệu cafe Việt

    Tham gia:
    5/8/2021
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Tiểu đường thai kỳ là chứng bệnh bạn rất dễ gặp phải trong thời kỳ mang thai nếu không có một chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý. Bạn đã biết gì về tiểu đường thai kỳ? Hôm nay, hãy cùng Beurer Vietnam cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé!

    [​IMG]

    1. Tiểu đường thai kỳ là gì

    Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu của bạn tăng cao khi mang thai. Có hai loại tiểu đường thai kỳ. Đối với loại A1, phụ nữ có thể kiểm soát nó thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục. Những người bị tiểu đường thai kỳ loại 2 cần phải dùng insulin hoặc các loại thuốc khác.

    Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ khỏi sau khi bạn sinh em bé. Tuy nhiên, nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 của bạn sau này.

    2. Các triệu chứng của tiểu đường thai kỳ

    Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng cụ thể. Hầu hết họ chỉ phát hiện ra bệnh khi tiến hành kiểm tra định kỳ.

    Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình xuất hiện những triệu chứng sau đây; hãy ngay lập tức đi kiểm tra tổng quát để phát hiện điều trị bệnh càng sớm càng tốt:

    - Thường xuyên cảm thấy khát

    - Chóng đói và ăn nhiều hơn bình thường

    - Đi tiểu nhiều hơn bình thường

    3. Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ là gì?


    Khi bạn ăn, tuyến tụy của bạn tiết ra insulin - một loại hormone giúp chuyển hóa đường glucose từ máu đến các tế bào; sử dụng chúng để tạo ra năng lượng cho cơ thể.

    Trong thời kỳ mang thai, nhau thai của bạn tiết ra các hormone, tạo ra glucose và tích tụ chúng trong máu. Thông thường, tuyến tụy của bạn sẽ tiết ra đủ insulin để xử lý nó. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn không thể tạo ra đủ insulin; lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng lên; khiến bạn bị tiểu đường thai kỳ.

    4. Những yếu tố khiến bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ

    Bạn có nhiều khả năng sẽ mắc tiểu đường thai kỳ nếu bạn có những dấu hiệu sau:

    - Thừa cân trước khi mang thai

    - Lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, nhưng chưa đủ cao để trở thành bệnh tiểu đường (được gọi là tiền đái tháo đường).

    - Trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường

    - Đã từng bị tiểu đường thai kỳ

    - Bị huyết áp cao hoặc các biến chứng y tế khác

    - Đã từng sinh con to (nặng hơn 4kg)

    - Từng có thai chết lưu; hoặc từng sinh ra trẻ bị một số dị tật bẩm sinh

    - Sinh con trên 30 tuổi

    5. Điều trị tiểu đường thai kỳ như thế nào?

    Nếu bạn mắc tiểu đường thai kỳ; bạn cần điều trị càng sớm càng tốt. Việc này sẽ giữ cho bản thân và thai nhi khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai và sinh nở. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn:

    - Sử dụng Máy đo đường huyết kiểm tra lượng đường trong máu của bạn 4 lần trở lên mỗi ngày

    [​IMG]
    Các bác sĩ khuyên dùng Máy đo đường huyết Beurer để có kết quả đo chính xác và nhanh chóng nhất

    - Xét nghiệm nước tiểu để tìm xeton - một loại axit được sinh ra khi cơ thể bạn bị thiếu hụt insulin. Khi chỉ số xeton vượt quá mức bình thường; điều này đồng nghĩa là bệnh tiểu đường của bạn đang không được kiểm soát.

    - Có chế độ ăn uống lành mạnh

    - Tạo thói quen tập thể dục

    Bác sĩ sẽ theo dõi cân nặng của bạn và sự phát triển của thai nhi để có những điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, các bác sĩ có thể cung cấp insulin; hoặc một vài loại thuốc khác giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Y Tế Hợp Phát
    Đang tải...


Chia sẻ trang này