Kinh nghiệm: Nguyên nhân và cách khắc phục chứng tè dầm ở trẻ

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi doduchanh, 20/6/2013.

  1. doduchanh

    doduchanh Banned

    Tham gia:
    16/6/2013
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Đái dầm là do bệnh thể chất

    Chị T.H ở Hà Nội rất buồn và lo vì con trai đã 6 tuổi mà vẫn đái dầm. Nhiều người bảo với chị đó là chuyện bình thường, mách cho vài cách chữa mẹo như ăn thằn lằn, thạch sùng... Chị đã thử cho con trai nhưng không hiệu quả. Cháu cũng vì thế mà kém tự tin với bạn bè trong lớp. Sợ ảnh hưởng đến việc học tập và tinh thần của con, chị đưa bé đi khám. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị bệnh đái dầm tiền phát.

    Thạc sĩ Cao Vũ Hùng, Phó khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung Ương, cho biết đái dầm có hai loại: tiền phát và thứ phát.

    - Đái dầm tiền phát diễn ra từ nhỏ, tiếp tục kéo dài đến sau 5 tuổi không hết.

    - Đái dầm thứ phát là trường hợp trẻ đã khỏi ở giai đoạn khô ráo (ba tuổi) nhưng đến 6 - 7 tuổi thì bị lại.
    Khoa Tâm bệnh thường xuyên tiếp nhận điều trị trẻ đái dầm, chủ yếu là tiền phát. Nguyên nhân là trẻ không thiết lập được phản xạ đi tiểu, hoặc quá trình thiết lập phản xạ không tốt. Bình thường, bàng quang khi đầy sẽ "đánh thức" não và trẻ sẽ dậy đi tiểu. Những đứa trẻ không thiết lập được phản xạ đó vẫn tiếp tục đái dầm. Cũng có trẻ bị bệnh này do bàng quang không trưởng thành, một dạng của rối loạn bài tiết. Còn đái dầm thứ phát thường xuất hiện như một triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, thường liên quan đến viêm đường tiết niệu (như viêm bàng quang) và bệnh về tâm lý.

    Nguyên nhân gây đái dầm thường gặp nhất:

    - Di truyền: Nếu bố hay mẹ thuở nhỏ đái dầm thì 40% con cái cũng sẽ bị bệnh này. Nếu cả bố lẫn mẹ thuở nhỏ đều đái dầm thì nguy cơ này ở con cái lên tới 70% - 75%.
    - Rối loạn giấc ngủ: Trẻ ngủ mơ thấy mình đã đi tiểu ở ngoài mà không ý thức được là đái dầm trên giường.
    - Chậm phát triển hệ thần kinh trung ương, khiến não không được thông báo khi bàng quang đầy, khiến quá trình tiểu tiện diễn ra tự động.
    - Rối loạn nội tiết, nhiễm khuẩn tiết niệu, tiểu đường, nghẹt đường tiểu ...
    - Dị dạng bàng quang, bàng quang không trưởng thành (dung tích quá nhỏ, không kiểm soát được hoạt động của ống dẫn tiểu hay của chính bàng quang).

    Đái dầm vì quá căng thẳng

    Chứng đái dầm ở trẻ em tuổi học đường (trên 5 tuổi) phổ biến nhất là dạng tiền phát, chủ yếu do yếu tố tâm lý. Học tập căng thẳng, áp lực từ bố mẹ... có thể khiến trẻ lo lắng, gây rối loạn tâm lý và đái dầm. Đôi khi do thay đổi môi trường học (từ mẫu giáo lên lớp một), trẻ chưa thích nghi ngay được, dẫn đến lo lắng, sợ sệt, bị bạn bè bắt nạt... và dẫn đến tình trạng trên. Trẻ đến tuổi đi học vẫn đái dầm cũng có thể do không được săn sóc, bị chú ý quá mức, bị căng thẳng, buồn rầu, không thích chơi với những trẻ khác. Tâm tính trẻ sẽ trở nên bất thường, khó chịu vì cảm thấy tự mình không kiểm soát được chính mình. Chính điều này lại tác động trở lại tâm lý trẻ, khiến trẻ căng thẳng hơn, tạo thành một vòng luẩn quẩn khó khắc phục. Vì vậy, cách tốt nhất khi trẻ có bệnh này là đưa đến bác sĩ.

    Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh có con đái dầm không nên mắng, chế giễu, hạ thấp trẻ vì bệnh này. Bản thân con bạn không muốn tình trạng này xảy ra và vốn đã rất xấu hổ, mặc cảm. Nếu bị đánh mắng, trẻ vừa phải lo lắng về chuyện đái dầm, vừa sợ bố mẹ nên càng mất tự tin, căng thẳng, càng khó điều trị. Nên nhớ rằng đái dầm là vấn đề về sức khỏe mà đứa bé không tự giải quyết được, vì vậy việc mắng nhiếc, trách móc không đem lại lợi ích gì. Thay vì lên án hành vi đái dầm, bạn nên động viên trẻ, khuyến khích con, giúp trẻ tự tin tập luyện theo liệu pháp tâm lý mà bác sĩ hướng dẫn.

    "Nếu trẻ sau 5 tuổi vẫn còn đái dầm với mức độ ít, tức mỗi tháng hay vài tháng một lần thì không sao, còn nếu tần suất xuất hiện nhiều, như mỗi tuần, mỗi ngày thì nên đưa đi khám vì ba mục đích", bác sĩ Hùng nói. "Thứ nhất là để tìm nguyên nhân, nếu là đái dầm tiền phát thì cũng phải tìm xem có sự bất thường gì, liên quan đến đường tiết niệu, sinh dục không, có phải do bàng quang không trưởng thành hay dị dạng tiết niệu. Thứ hai là xem trẻ có phát triển bình thường về tâm vận động không. Thứ ba là để tìm hiểu có yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi đái dầm của trẻ hay không". Với mỗi nguyên nhân, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu đái dầm là triệu chứng của một bệnh cơ thể nào đó thì chỉ cần chữa dứt điểm bệnh đó thì tự nhiên trẻ cũng sẽ hết đái dầm. Tuy khả năng chữa khỏi là khá cao, nhưng theo bác sĩ Hùng, nên kết hợp cả liệu pháp tâm lý. Những trường hợp đái dầm do tâm lý thì sẽ được điều trị bằng các liệu pháp thuộc lĩnh vực này.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi doduchanh
    Đang tải...


  2. lubutan2

    lubutan2 tuvankhoe.com

    Tham gia:
    5/12/2011
    Bài viết:
    1,982
    Đã được thích:
    300
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Nguyên nhân và cách khắc phục chứng tè dầm ở trẻ

    Bổ sung kẽm, những món ăn bổ thận. Nếu có điều kiện ăn nhện nướng hihi
     
  3. thuhang84

    thuhang84 0129 689 1111

    Tham gia:
    17/5/2012
    Bài viết:
    1,749
    Đã được thích:
    401
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Nguyên nhân và cách khắc phục chứng tè dầm ở trẻ

    hì, cách đơn giản là kiếm con nhện có trứng, nướng cả lên cho bé ăn là khỏi đái dầm hoặc nhà có điều kiện thì ăn vài cái cật lợn nướng lá chuối, đấy là sự khác biệt giữa đông và tây y. :D.
     
  4. bocau1208

    bocau1208 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    18/9/2014
    Bài viết:
    8,884
    Đã được thích:
    1,180
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Nguyên nhân và cách khắc phục chứng tè dầm ở trẻ

    đái dầm là vấn đề về sức khỏe mà đứa bé không tự giải quyết được
     
  5. sieuthivimart

    sieuthivimart

    Tham gia:
    3/7/2014
    Bài viết:
    17,683
    Đã được thích:
    4,084
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Nguyên nhân và cách khắc phục chứng tè dầm ở trẻ

    Cái này lớn lên bé tự biết cách chứ em thấy chả khắc phục đc là mấy í
     

Chia sẻ trang này