Khi bị sâu răng, người bệnh không những bị đau nhức khó chịu mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý và cả quá trình sinh hoạt, cuộc sống của họ và mọi người xung quanh. Nguyên nhân gây sâu răng Sâu răng là do một số loại vi khuẩn tạo axit gây ra. Nếu không được chăm sóc thường xuyên và cẩn thận đều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng. Dưới đây là những nguyên nhân gây sâu răng trong cuộc sống hằng ngày: 1. Thường xuyên ăn vặt và đồ ngọt: Trong các món ăn vặt, nước ngọt, đặc biệt là những đồ ăn ngọt như sữa, đường, bánh, socola, kem,... là những thức ăn có chứa axit và dễ bám vào răng. Nếu thường xuyên sử dụng các thực phẩm này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến sâu răng. 2. Không đánh răng thường xuyên và đánh răng không đúng cách: Răng cần được làm sạch ít nhất 3 lần/ 1 ngày, đặc biệt là sau khi ăn các đồ ăn ngọt. Và khi đánh răng cần phải đánh đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Việc lười đánh răng, đánh răng không đúng cách chính là cách tạo môi trường an toàn cho sâu răng phát triển. 3. Thiếu nước: Thiếu nước dẫn đến tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt. Trong khi đó, nước bọt có vai trò rất quan trọng trong việc rửa sạch thức ăn và mảng bám trên răng. Các khoáng chất có trong nước bọt giúp chữa sâu răng, hạn chế phát triển và trung hòa các chất axit gây hại. Vì vậy, thiếu nước chính là nguyên nhân gây sâu răng. 4. Hàm răng nứt vỡ hoặc yếu: Khi răng yếu hoặc bị nứt, vỡ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào bề mặt răng, hình thành những mảng bám khó loại bỏ. Những mảng bám này sẽ thu hút thêm sự tập trung của nhiều vi khuẩn, gây sâu răng. 5. Tụt nướu: Con người khi có tuổi, sẽ xảy ra tình trạng tụt nướu. Khi nướu bị tụt khỏi hàm, sẽ hình thành các mảng bám trên rễ chân răng. Các ngà răng trở thành mục tiêu của vi khuẩn, tấn công đến cả chân răng gây sâu răng. Sâu răng nguy hiểm như thế nào? Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, thậm chí là tính mạng con người: Sâu răng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Khi răng bị sâu, cấu trúc răng sẽ bị phá hoại gây đau nhức, nếu để lâu sẽ bị mất răng. Khi sâu răng phát triển đến tủy sẽ gây viêm tủy. Các lỗ chóp răng bị vi khuẩn chèn ép gây chết các dây thần kinh, máu không thể cung cấp cho răng, gây nên hiện tượng hoại tử tủy, chết tủy. Khi tủy bị hoại tử nếu không được chữa trị kịp thời, vết hoại tử nặng dần làm cho vùng hàm mặt bị nhiễm trùng. Khi mức độ nhiễm trùng tăng dần sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc lan xuống trung thất, gây nguy hiểm đến tính mạng. Thiếu thẩm mỹ: Ở tình trạng nhẹ, sâu răng chỉ tạo ra những chấm đen trên bề mặt răng. Nhưng khi tình trạng nặng hơn, sâu răng sẽ tạo ra những lỗ hổng màu nâu hoặc đen với nhiều kích thước, hình dáng khác nhau. Khiến cho hàm răng bị xấu đi, người bệnh không còn tự tin khi cười và ngại giao tiếp hơn khi sâu răng cũng dẫn đến tình trạng hôi miệng khi nói chuyện. Ảnh hưởng đến tinh thần, tâm sinh lý: Những cơn đau nhức răng kèm theo đau đầu sẽ theo bạn suốt trong quá trình sâu răng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, giấc ngủ của bạn. Khiến cơ thể suy nhược, tinh thần sa sút, dễ bực bội, cáu gắt,... ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ với mọi người xung quanh. Đối với những trẻ nhỏ, bé sẽ bỏ ăn, quấy khóc, mất ngủ,... khiến cơ thể bị suy nhược, giảm sức đề kháng do bị suy dinh dưỡng. >>> Cách phòng sâu răng cho bé bố mẹ nên tham khảo. Cách phương pháp chữa sâu răng tại nha khoa hiện nay Trám răng: Ở tình trạng răng bị sâu nhẹ, trám răng là cách tốt nhất bảo vệ những răng bị sâu của bạn. Trám răng là phương pháp sử dụng các vật liệu nha khoa để lấp đầy những lỗ hổng do sâu răng gây ra, khôi phục và bảo vệ cấu trúc răng thật. Hiện nay, có hai phương pháp trám răng là trám răng thông thường và trám răng thẩm mỹ phù hợp với tùy vào tình trạng, mức độ sâu và mong muốn của bệnh nhân. Bọc răng sứ thẩm mỹ: Với tình trạng răng sâu quá nặng, cấu trúc răng bị phá hủy hoàn toàn, tủy răng cũng bị ảnh hưởng nhưng chân răng vẫn còn thì bọc sứ là phương pháp tốt nhất dành cho bạn. Và bọc răng sứ sẽ tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng của bạn. >>> Tham khảo Cách chữa sâu răng tại nhà hiệu quả. Kết luận: Nếu chỉ bị sâu răng nhẹ trong các khoang miệng, bạn khó mà phát hiện ra được. Vì vậy, hãy đến bác sĩ nha khoa khám định kỳ để có thể phát hiện và điều trị sâu răng sớm nhất để có một hàm răng khỏe đẹp.