Khác: Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Sinh Non Mẹ Bầu Cần Lưu Ý

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi metruyenky, 6/4/2016.

  1. metruyenky

    metruyenky Quạt điều hòa DAINIL

    Tham gia:
    25/2/2016
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    116
    Điểm thành tích:
    83
    Nguyên nhân và dấu hiệu sinh non mẹ bầu cần lưu ý được truyenky.vn tổng hợp và gửi đến các mẹ bầu trong bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu hiểu và phòng tránh cũng như ứng phó kịp thời khi có nguy cơ và biểu hiện sinh non. Trẻ sinh non thường có sức khỏe yếu hơn trẻ sinh thường, do vậy, để trẻ phát triển hoàn thiện nhất và có sức khỏe tốt nhất, các mẹ bầu hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

    [​IMG]

    Thế nào là trẻ sinh non
    Đẻ non (Sinh non) là thai nhi được đẻ ra từ tuần lễ thứ 27 đến hết tuần lễ thứ 37, và cân nặng của thai từ 1.000g đến dưới 2.500g.

    Những nguyên nhân khiến phụ nữ sinh non
    Mẹ bầu mắc bệnh lý
    Dù có đến 50% ca không xác định được nguyên nhân gây sinh non, nhưng với 50% nguyên nhân gây sinh non còn lại có thể xác định được, các bạn cũng có thể hiểu thêm về lý do đưa đến tình huống không mong đợi này. Trong đó, bao gồm cả các bệnh lý trên cơ thể như mẹ bị mắc bệnh u xơ tử cung, viêm gan siêu vi B, viêm thận, sốt, Rubella, bệnh tim, tiểu đường, thiếu máu nặng, cường giáp, mẹ thiếu cân, nhiễm trùng đường sinh sản, đa thai, nhiễm trùng ối, tiền sản giật v.v…

    • Bị viêm nhiễm đường sinh dục: Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu bị viêm nhiễm âm đạo (còn gọi là đường sinh dục dưới) sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi, thường gây sảy thai hoặc sinh non.
    • Có tiền sử sinh non: Nếu sinh bé đầu lòng thiếu tháng thì nguy cơ sinh non bé thứ hai của bạn sẽ cao gấp 3 lần so với các bà mẹ không có tiền sử sinh non.
    • Bị nhiễm trùng ối: Nhiễm trùng trong tử cung là nguyên nhân chủ yếu gây ra tổn thương não cho thai nhi. Trong đó, nhiễm trùng ối rất dễ dẫn đến nhiễm trùng trong tử cung, đồng thời thường gây vỡ ối sớm và là nguyên nhân gây sinh non.
    • Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu cho thấy sinh non và yếu tố di truyền có mối quan hệ nhất định. Nếu trong gia đình có người bị sinh non, đặc biệt là bà ngoại, mẹ hoặc em gái, bạn cần đề phòng nguy cơ sinh non khi mang thai.
    • Tử cung bất thường: Tử cung bất thường (dị dạng) có nhiều loại nhưng phổ biến hơn cả vẫn là trường hợp tử cung đôi. Phụ nữ có bị tử cung đôi thì nguy cơ sảy thai, sinh non cao tới 13 – 14%. Nguyên nhân gây sinh non nữa là do cổ tử cung ngắn. Chiều dài nhỏ hơn 25mm được các bác sĩ xác định là cổ tử cung ngắn. Hiện tượng này có thể do bẩm sinh, kém phát triển hay do nạo phá thai, phẩu thuật cổ tử cung…
    • Thiếu vitamin B9: Một nghiên cứu tiến hành ở Pháp đã phát hiện ra rằng bổ sung vitamin B9 trước khi mang thai 1 năm sẽ giúp giảm 50% nguy cơ sinh non. Theo đó, khi theo dõi 35.000 phụ nữ không dùng và có dùng vitamin B9 trước thai kỳ khoảng 1 năm đã cho thấy, nhóm thai phụ sử dụng hợp lý vitamin này sẽ giảm được 70% nguy cơ sẩy thai trong giai đoạn từ tuần 20 đến tuần thứ 28 và giảm 50% nguy cơ sinh non ở tuần 28 – 32. Vì vậy thiếu vitamin B9 cũng là nguyên nhân gây sinh non
    • Quá trình vôi hóa, tích tụ canxi của màng bào thai: Đại học Yale (Mỹ) đã có một đột phá quan trọng trong việc giải thích những bí ẩn của sinh non, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật vĩnh viễn ở trẻ sơ sinh. Trưởng nhóm nghiên cứu Lydia Shook cho biết: “Nước ối có tiềm năng hình thành các hạt nano và cặn canxi gây tồn động và gây vôi hóa màng bào thai, làm vỡ màng nước ối ở thai phụ dẫn đến tình trạng sinh non”.
    • Viêm ruột thừa: Thường đi kèm với chuyển dạ sinh non có thể giải thích tình trạng này là vì tử cung bị kích thích do các cơ quan lân cận bị viêm nhiễm và sự phóng thích nội độc tố của vi trùng cùng với sự tăng nhiệt độ.
    Yếu tố bên ngoài
    • Mẹ bầu làm việc quá sức.
    • Mẹ bầu sống trong môi trường độc hại.
    • Dinh dưỡng kém, mẹ có cân nặng trước sinh < 40kg. Mẹ quá trẻ (dưới 20 tuổi) hoặc lớn tuổi (hơn 40 tuổi). Hút thuốc (>20 điếu/ngày).
    • Không được chăm sóc tiền sản đầy đủ góp phần quan trọng làm tăng tỷ lệ đẻ non.
    Cách đối phó khi có biểu hiện sinh non
    • Để phát hiện mình có nằm trong nhóm bà mẹ có nguy cơ chuyển dạ sớm hay không, các mẹ bầu nên tham khảo những dấu hiệu nhận biết sau: Đang có thai chưa đến 37 tuần mà đã gặp phải các cơn co thắt tử cung tối thiểu được 1 tiếng đồng hồ. Các cơn co thắt diễn ra đều đặn, mỗi 5 – 10 phút/lần, kéo dài 30 giây. Khi thăm khám âm đạo, bác sĩ đã thấy cổ tử cung mở hơn 2.5 cm và xóa hơn 3/4… Đồng thời, âm đạo có thể xuất huyết, vỡ ối sớm, đau lưng, chuột rút v.v…
    • Nếu đã có các dấu hiệu trên, bà bầu cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt, nhất là khi màng ối đã rách thì nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng rất cao, cả mẹ lẫn bé còn non sẽ rất dễ bị tổn thương. Thông thường, bác sĩ sẽ xử lý bằng cách để bà bầu nằm nghiêng bên trái nhằm tăng lưu lượng máu đến tử cung, yêu cầu nghỉ ngơi tuyệt đối để tránh nguy cơ giãn tử cung; tiêm vào tĩnh mạch khoảng 500 – 1000 mg dung dịch muối cân bằng để cải thiện lượng máu, làm giảm hoạt động của tử cung; kiểm tra toàn diện sức khỏe, xem trực tràng âm đạo, cổ tử cung có co bóp tốt không… trước khi tiến hành phẫu thuật (nếu cần).
    • Nếu màng ối đã vỡ, chuyển dạ là không thể tránh khỏi và bác sĩ có thể phải dùng đến thuốc giục sinh. Trong trường hợp còn duy trì được, thai phụ sẽ được chỉ định dùng thuốc trì hoãn chuyển dạ giúp phổi thai nhi có thì giờ tích tụ đủ steroid để trưởng thành. Nghỉ ngơi nhiều cũng tăng hiệu quả cải thiện lượng máu vào tử cung giúp thai nhi có đủ oxy cũng như nhận các dưỡng chất từ mẹ. Đồng thời, người mẹ cần ở lại bệnh viện để bác sĩ theo dõi tìm dấu hiệu nhiễm trùng trong trường hợp bị vỡ ối sớm cũng như tình trạng thai nhi. Điều này đảm bảo bé sinh non được chăm sóc cấp thời ngay khi lọt lòng.
    Những câu hỏi xác định dấu hiệu sinh non
    Nếu thai của bạn ít hơn 37 tuần, bạn nói “có” trong những câu hỏi dưới đây, xin cảnh báo rằng bạn đang nằm trong top có nguy cơ cao về sinh non. Bạn cần liên lạc ngay với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình.

    1. Bạn có các cơn co thắt thường xuyên hoặc 10 phút một lần không?
    2. Có chất lỏng màu nâu, hồng bị rò rỉ từ âm đạo của bạn không?
    3. Bạn đang có cảm giác rằng em bé của bạn được đẩy xuống một cách “nhiệt tình”?
    4. Bạn đau lưng vô cùng, đau đớn bởi những cơn đạp của con?
    5. Chuột rút và tiêu chảy nhiều hơn bình thường?
    Cách làm giảm thiểu rủi ro do sinh non
    1. Đi khám thai đúng hẹn theo lịch hẹn của bác sĩ
    2. Bổ sung đầy đủ vitamin trước và trong quá trình mang thai.
    3. Dành thời gian nghỉ ngơi, giảm tải khối lượng công việc hiện tại.
    4. Không sử dụng thuốc lá hay uống rượu.
    5. Giúp đầu óc thư thái, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
    Nguyên nhân và dấu hiệu sinh non mẹ bầu cần lưu ý đã được truyenky.vn gửi đến đầy đủ và chi tiết qua bài viết trên đây rồi đó. Để cả mẹ và bé đều được khỏe mạnh, các mẹ bầu nên lưu ý chăm sóc bản thân đúng cách và lưu ý đến những dấu hiệu thay đổi cơ thể nhé.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi metruyenky
    Đang tải...


  2. metruyenky

    metruyenky Quạt điều hòa DAINIL

    Tham gia:
    25/2/2016
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    116
    Điểm thành tích:
    83
    Chú ý nhé cm :(
     
  3. thanhthanh2015

    thanhthanh2015

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    13,332
    Đã được thích:
    2,489
    Điểm thành tích:
    863
    kinh nghiệm cho các mẹ bầu
     
    metruyenky thích bài này.
  4. phungnham92

    phungnham92 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    31/3/2016
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    41
    Điểm thành tích:
    28
    Các mẹ đang mang thai nên đọc chia sẻ trên để có thể nhận biết được những dấu hiệu sinh non để có biện pháp kịp thời
     

Chia sẻ trang này