Thông tin: Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Trẻ Bị Nóng Trong Người

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Chinhsabina, 10/5/2021.

  1. Chinhsabina

    Chinhsabina Thành viên chính thức

    Tham gia:
    31/3/2021
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Trẻ bị nóng trong người là hiện tượng thường xảy ra khi mùa hè đến. Nóng trong người khiến bé khó chịu, mệt mỏi, dẫn đến tình trạng trẻ chán ăn, chậm tăng cân. Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nóng trong người và có cách giải quyết phù hợp nhé.

    1. Nguyên nhân dẫn trẻ bị nóng trong người
    Có hai nguyên nhân chính làm trẻ bị nóng trong người:
    • Nguyên nhân bên trong:
    Chức năng gan hoạt động không tốt không kịp thời thải các chất độc từ gan ra khỏi cơ thể. Thận – gan suy yếu, các chất độc tích tụ lại khiến trẻ bị nóng trong người.
    • Nguyên nhân bên ngoài:
    Mẹ chưa chú ý dẫn đến chế độ ăn uống không hợp lý thiên về ăn chất béo, đồ cay nóng, chất đạm, thực phẩm ngọt nhiều. Uống ít nước và tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, thời tiết nóng bức làm gia tăng chuyển hóa nên sinh nhiệt trong cơ thể gây nên tình trạng bé nóng trong người. Bên cạnh đó bé vừa trải qua đợt điều trị kháng sinh lâu ngày thì cũng rất dễ bị nóng trong.

    2. Một số dấu hiệu khi trẻ bị nóng trong người
    tre-so-sinh-bi-nong-trong-nguoi-edit-1.png

    - Nổi mụn nhọt, mẩn ngứa: Mụn nhọt xuất hiện do các độc tố tích tụ trong người.
    Mụn nhọt thường sưng đỏ, phình to và gây đau đớn cho trẻ. Nguy hiểm hơn, mụn nhọt rất dễ bị vỡ ra, gây nhiễm trùng da nếu trẻ gãi hoặc cọ xát nhiều lần.

    - Táo bón: Nóng trong khiến cơ thể mất nước, từ đó đại tràng thẩm thấu nước trong thức ăn và phân ngược trở lại để bù cho cơ thể. Vì vậy mà trẻ sẽ dễ bị táo bón. Táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và cả tinh thần của trẻ.

    - Trẻ bị sốt, nhức đầu, choáng váng bé hay quấy khóc, khó chịu.
    Bị nhiệt miệng: Nhiệt miệng có thể xảy ra ở má trong, lưỡi, môi, lợi… với những mụn nước hoặc lở loét, khó chịu. Thậm chí là đau đớn cho con khiến con sợ ăn, lười ăn hơn.

    - Da dẻ hơi khô, môi căng đỏ và khô, hơi thở của bé nóng: Hơi thở nóng do bên trong cơ thể sinh nhiệt lượng lớn, miệng trở nên khô hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi hoạt động mạnh mẽ.
    Đêm ngủ hay gãi và ngủ không ngon, hay đổ mồ hôi, chán ăn hoặc nước tiểu vàng: Nóng trong khiến cơ thể bị mất nước, mệt mỏi khiến trẻ ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc, thể trạng người gầy. Trẻ ăn uống không ngon miệng có thể bị suy dinh dưỡng nếu nóng trong kéo dài, chậm phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ.

    3. Cách làm giảm tình trạng nóng trong người cho trẻ

    - Uống đủ nước:
    bo sung nuoc uong cho con day du.jpg
    Nước lọc chính là đồ uống giúp thải độc tố nhanh chóng và hữu hiệu nhất. Theo lời khuyên từ các chuyên gia thì cần uống 2 lít nước mỗi ngày, tương đương với 8 cốc nước, với nhiệt độ 10-30 độ C. Cần hạn chế những đồ uống có ga, đồ kích thích không tốt cho gan gây nóng trong người.

    - Hạn chế một số loại thực phẩm:
    b4772be1f7a71ef947b6-e1588472673977.jpg
    Mẹ cần hạn chế bổ sung cho bé các thực phẩm chứa đạm quá nhiều, hạn chế các thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều tinh bột, đồ ăn quá mặn, thực phẩm chứa nhiều đường. Các loại thức ăn cay nóng không nên dùng nhiều cho trẻ em bị nóng trong như hạt tiêu, ớt cay, tỏi, gừng.

    - Bột sắn dây:
    be-bi-nong-trong-va-cach-dieu-tri-don-gian-me-can-biet-herokid-gold-3 (1).jpg
    Đun sôi nước cùng với bột sắn dây rồi để nguội dùng giúp thanh nhiệt, mát gan. Trong quá trình đun nên cho thêm ít đường phèn và lát chanh cho dễ uống. Hoặc mẹ có thể chế biến thành các món chè có bột sắn dây để giúp bé ăn ngon miệng thích thú khi ăn hơn, nhưng nhớ chú ý lượng đường trong chè mẹ nhé.

    - Chế độ dinh dưỡng:
    be-bi-nong-trong-va-cach-dieu-tri-don-gian-me-can-biet-herokid-gold-2.jpg
    Trong thực đơn cho bé mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, những món ăn dễ tiêu như rau mồng tơi, rau khoai lang, rau ngót,…Cho bé uống các loại nước mát, nước ép hoa quả tươi, nước sinh tố từ rau, củ, trái cây có tính mát như dưa hấu, lê, dứa, cam, chanh, bưởi, thanh long, dừa, dưa gang, dâu tây, táo, chanh leo…

    - Bổ sung sản phẩm hỗ trợ cho trẻ:
    Bên cạnh việc ăn uống đúng cách, sinh hoạt khoa học, các bậc cha mẹ có thể tìm hiểu cho bé sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần thanh nhiệt giải độc điều trị nóng trong cho trẻ vừa nhanh vừa tiện lợi. Các sản phẩm này trong thành phần nên chứa chiết xuất cây khúng khiếng.
    cây khúng khiếng.jpg
    Trong các nghiên cứu của Hàn Quốc, chiết xuất cây khúng khiếng làm tăng nồng độ glutathione nội sinh – chất chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể. Glutathione giúp giải độc cơ thể thông qua gan nhờ gắn kết với các độc chất trong gan, chuyển hóa chúng và đào thải ra ngoài. Hoạt chất Ampelopsis làm tăng cường glutathione nội sinh, từ đó giúp chuyển hóa các chất độc trong gan rất mạnh, đồng thời khiến gan khỏe.

    Chúc các mẹ áp dụng thành công và chúc bé yêu nhà bạn luôn khỏe mạnh để có thật nhiều trải nghiệm lí thú trong mùa hè nhé!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Chinhsabina
    Đang tải...


Chia sẻ trang này