Nguyên Nhân Về Hành Vi “hay Cắn” Ở Trẻ

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi Option1 Healthcare, 20/5/2019.

  1. Option1 Healthcare

    Option1 Healthcare Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    5/8/2016
    Bài viết:
    1,613
    Đã được thích:
    182
    Điểm thành tích:
    103
    Gần đây, nhiều cha mẹ băn khoăn về các hành vi hay cắn giữa các bé nhỏ. Liệu cha mẹ nên làm gì để ngưng hành động này? Liệu đó có phải là hành vi xấu cần nghiêm trị ngay từ đầu?

    1. Tại sao trẻ có những hành vi này?

    Một nhóm nghiên cứu tại Stirling, Anh Quốc có làm 1 thí nghiệm nhỏ cho 1 nhóm người trẻ tuổi. Mỗi người được hướng dẫn làm một phần công việc, sau khi làm xong, họ cần phải trao đổi với nhau để lắp lại thành tổng thể hoàn chỉnh. Tuy nhiên, họ không được dùng lời nói. Khi quan sát trên camera, nào là đập bàn, giành lấy các phần của nhau, thể hiện khuôn mặt các kiểu, thậm chí cố sử dụng âm í ới để ra hiệu sự không đồng ý. Chỉ có điều là họ không cắn lấy nhau hay đánh nhau. Đơn giản, khi họ thiếu công cụ giao tiếp bằng lời nói, thì họ sử dụng công cụ giao tiếp bất đắc dĩ. Tuy nhiên, phát triển nhận thức cho phép họ không sử dụng công cụ bạo lực trừ khi bị dẫn dắt đủ mạnh của cảm xúc.

    Dĩ nhiên, trẻ con là đang thiếu cả ngôn ngữ và nhận thức đầy đủ, hành vi cắn nhau khi sinh hoạt xã hội là điều khá dễ hiểu.

    Trẻ thể hiện hành vi này có thể là:

    - Trẻ thể hiện không đồng ý

    - Trẻ cảm thấy cần tự bảo vệ

    - Trẻ cảm thấy điều này thú vị và được "cho phép" có thể trước đó trẻ trải nghiệm và được cha mẹ chú ý quan tâm ngay lập tức

    - Trẻ cảm thấy lo lắng

    Nếu trẻ nhận được cách xử sự đúng từ cha mẹ, thì trẻ sẽ cảm thấy hành vi này không còn hợp thời nữa, và tự bỏ.

    kids cắn.jpg

    2. Cách đáp ứng của cha mẹ khi trẻ cắn

    Hướng dẫn của tổ chức tâm lý học trẻ em Hoa Kỳ (AACAP) giải thích cách đáp ứng của cha mẹ về các hành vi này.

    Bước 1: Bạn ngay lập tức nói với bé "Con không được cắn" với giọng nghiêm và đồng thời làm các hành động tương ứng sau:

    - Trẻ dưới 1 tuổi đang giỡn với bạn: Ngưng hành động giỡn đó lại. Trẻ từ 9 tháng, bạn cũng không nên giỡn với bé kiểu cắn cắn nhẹ vào tay vào má vì lúc này trẻ bắt đầu học hành vi vô ý này.

    - Trẻ 1-2 tuổi cắn bạn khi đang chơi: Bế bé sang 1 bên, 2 tay giữ chặt 2 cánh tay bé, nhưng không làm đau bé và nhìn vào mắt bé và nói lại với giọng nghiêm ""Con không được cắn BẠN". Trẻ con tuổi này chỉ có thể nhận ra hành vi đối với ai, chứ chưa thật sự hiểu hành vi này ảnh hưởng ra sao với người đó.

    Bạn cũng được khuyên: Không nên dạy bé về cảm giác đau khi cắn bằng cách cắn thử vào tay trẻ. Thực ra việc dạy này làm trẻ có khuynh hướng thích cắn mang tính bạo lực hơn.

    - Trẻ 3-5 tuổi cắn bạn khi chơi: Bế bé sang 1 bên, 2 tay giữ chặt 2 cánh tay bé, nhưng không làm đau bé và nhìn vào mắt bé để nói lại với giọng nghiêm "Con không được cắn bạn, bạn sẽ bị đau". Lúc này, trẻ có thể nhận biết đồng thời đối tương bị ảnh hưởng và tác động lên đối tượng.

    Bước 2: Quan tâm bé bị cắn

    Quan tâm bé bị cắn. 3 biểu hiện bạn nên làm để giúp bé bị cắn trở nên bình tĩnh. Đó là:

    - Cầm nhẹ để nâng phần bị cắn

    - Ôm để vỗ về bé

    - Hỏi: cháu có đau không, để bác lấy đá chườm cho cháu nhé

    kids cắn xl.jpg

    Hai điều không nên làm:

    - Hỏi tại sao

    - La mắng bé cắn trước mặt bé bị cắn

    Hai điều này cũng khuyên luôn cha mẹ của bé bị cắn. Khi làm 2 hành động này, bạn đang vô tình làm bé hoảng sợ hơn vì đưa ra 1 cảm xúc khác mà trẻ không hiểu. Khi trẻ bị cắn, thì cái mà trẻ cần là được chăm sóc và quan tâm, chứ không có trách nhiệm để phán xét hay được ai phán xét.

    Bước 3: Lời xin lỗi không bao giờ muộn

    Bạn cứ chăm sóc bé bị cắn, đừng bắt bé cắn xin lỗi huyên thuyên ngay lúc đó vì điều này không có ích giáo dục trẻ. Có 3 cách xin lỗi mang gía trị giáo dục tốt hơn.

    - Để bé cắn đứng gần đó, và yêu cầu không được đi đâu đến khi mẹ chăm sóc bạn. Sau đó, hãy yêu cầu bé cắn hỏi thăm bạn.

    - Ở điều số 3 bước số 2, bạn có thể nói trẻ cắn chườm đá cho bạn. Trong lúc đó, hãy khuyến khích bé xin lỗi như: Con có thấy bạn đau không? Con thấy có nên xin lỗi bạn?

    - Nếu 2 điều trên, bạn không làm bé thực hiện được trong lúc đó, thì trong suốt ngày hôm đó, lời xin lỗi của bé không hề muộn, thậm chí có thể đến thời điểm gặp bé bị cắn gần nhất.

    Giá trị của lời xin lỗi không phải chỉ nằm ở sự giản hòa, mà nó cho trẻ 1 bài học rất sâu sắc về sự trách nhiệm và công bằng. Đây là giá trị cốt lõi của giao tiếp trong xã hội. Do đó, lời xin lỗi không bao giờ muộn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Option1 Healthcare
    Đang tải...


  2. Vũ Thị Bích Liên

    Vũ Thị Bích Liên Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/8/2018
    Bài viết:
    2,893
    Đã được thích:
    425
    Điểm thành tích:
    223
    thanks bạn, bài viết hữu ích
     
  3. kimhienkimhien

    kimhienkimhien Thành viên mới

    Tham gia:
    20/5/2018
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    hay quá
     
  4. Phuongchull

    Phuongchull Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/6/2015
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    48
    Điểm thành tích:
    28
    Thank bạn
     
  5. phuongtrang223

    phuongtrang223 Thành viên mới

    Tham gia:
    13/6/2018
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    e cũng có cùng 1 câu hỏi như vậy ạ
     
  6. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,349
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    Trẻ con đa số là nghịch ngợm và cực kì thích cắn.
     

Chia sẻ trang này