Nguyên Tắc Căn Bản Khi Dạy Trẻ Học Nói

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi SSarah, 10/8/2018.

  1. SSarah

    SSarah Thành viên mới

    Tham gia:
    10/8/2018
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Nguyên tắc căn bản khi dạy trẻ học nói

    1. Khi đưa ra các yêu cầu, hướng dẫn trẻ cần nói ngắn gọn, chậm dãi

    Vốn từ của trẻ còn hạn chế, việc nói một câu quá dài, quá phức tạp khiến trẻ không nghe hiểu kịp và không đáp ứng các yêu cầu của người dạy được. Câu nói quá dài, trẻ chỉ có thể nhớ được phần đầu hoặc phần cuối do đó, việc học và dạy sẽ không hiệu quả.


    2. Cố gắng giao tiếp với trẻ bằng mắt

    Trẻ dễ bị thu hút bới các đồ chơi nhiều màu sắc. Chúng chỉ thích tập trung vào thứ thu hút với chúng ngay lúc đó mà quên đi các vấn đề khác.

    Cha mẹ hoặc người dạy trẻ cần lưu ý nhìn thẳng vào mắt trẻ khi yêu cầu hay hướng dẫn trẻ bất cứ điều gì mà cần đến sự tập trung chú ý của trẻ. Hãy cố gắng hạ thấp người xuống gần bằng với trẻ để việc giao tiếp bằng mắt và khẩu hình miệng, cũng như các cử chỉ được trẻ thấy rõ nhất. Đôi khi cần nói lớn, lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ nghe hiểu chính xác.


    3. Xử lý khi trẻ khóc và ăn vạ thay vì nói, thể hiện điều trẻ muốn

    Trong quá trình học với trẻ, sẽ có những tình huống trẻ không vâng lời, trẻ đòi hỏi một đồ chơi nào đó, nếu không được đáp ứng sẽ khóc đòi/ăn vạ. Những lúc thế này, cha mẹ dừng vì tiếng khóc của trẻ mà đpá ứng ngay, sẽ thành thối quen xấu cho trẻ.

    Hãy bình tĩnh, đợi trẻ qua cơn dỗi hờn. Hãy hỏi trẻ muốn gì? (Con muốn đồ chơi này hả? Con muốn lấy thứ gì?). Và lặp lại câu hỏi hoặc câu trả lời để dạy trẻ cách cư xử, cách bày tỏ mong muốn của mình bằng lời nói và cử chỉ.


    4. Hãy để trẻ có thời gian suy nghĩ khi đặt câu hỏi

    Dù câu hỏi dễ đến thế nào đi nữa, hãy kiên trì đợi trẻ trả lời. Với mỗi câu hỏi của người lớn, trẻ cần rất nhiều hoạt động não bọ để sử lý, phản xạ này có thể chưa nhanh, nên cha mẹ hoặc người dạy trẻ cần cho trẻ đủ thời gian để giải quyết vấn đề. Hãy dành ra 5-7 giây sau khi đọc câu hỏi, tiếp tục lặp lại nếu trẻ không có phản ứng, cho trẻ thêm các thông tin,…vv.


    5. Không để trẻ tiếp xúc với thiết bị địện tử, TV quá lâu và một mình

    Các thiết bị điện tử (Điện thoại, Ipad, Laptop,…) và TV có thể khiến trẻ say mê, chỉ thích chăm chăm nhìn vào các chuyển động kỳ lạ trên thiết bị, các chương trình TV vui nhộn nhiều màu sắc tiếng động. Do đó mà trẻ mất dần đi hứng thú giao tiếp, học hỏi với người xung quanh. Các thiết bị thông minh và TV không có các tương tác 2 chiểu với trẻ, trong khi ở độ tuổi này, trẻ cần tương tác thật nhiều với môi trường, vậy nên cần hạn chế trẻ một mình sử dụng các thiết bị này, hoặc sử dụng quá lâu mà không có kiểm soát.


    6. Dạy trẻ chơi trò chơi thông minh

    Hãy giải thích bằng lời về trò chơi với trẻ.

    Hãy cầm tay chỉ việc để trẻ hiểu rõ nhất về trò chơi.

    Luôn có các hiệu lệnh (có thể sử dụng các bài thơ, câu nói ngắn trong trò chơi).

    Một trò chơi có đủ các yếu tố trên có thể rèn luyện cho trẻ kiến thức về quy luật chơi, thứ tự chơi, kiên trì và đợi đến lượt, vận động thô/vận động tinh, tư duy, logic.


    7. Thống nhất phương pháp dạy trẻ

    Bất đồng quan điểm dạy trẻ nên được cha mẹ thống nhất lại trước khi tiến hành thực hiện. Tính thống nhất về phương pháp dạy trẻ cần được hiện hữu trong tất cả các tình huống và bài dạy cũng như người dạy trẻ. Điều này giúp trẻ phát triển đúng định hướng một cách tốt nhất. Hình thành cho trẻ cách cư xử, lời nói, cử chỉ chính xác trong từng tình huống.

    Xem thêm:
    1. Nâng cao chỉ số AQ cho trẻ trong chương trình giáo dục sớm
    2. Phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ 0-3 tuổi
    3. Giúp cha mẹ hiểu về phương pháp Montessori để dạy trẻ thành công
    4. Hiểu đúng về giáo dục sớm cho trẻ từ 0-6 tuổi
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi SSarah
    Đang tải...


  2. stepsschool123

    stepsschool123 Thành viên mới

    Tham gia:
    13/8/2018
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    3

Chia sẻ trang này