Nhà Mình Có Ai Bị Tiểu Đường Hoặc Chớm Tiểu Đường Không Ạ?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi di_cua _Bi, 27/6/2018.

  1. di_cua _Bi

    di_cua _Bi Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2010
    Bài viết:
    581
    Đã được thích:
    158
    Điểm thành tích:
    83
    Tiểu đường (hay đái tháo đường) hiểu đơn giản là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao quá mức quy định. Bệnh được phân ra thành tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ ( phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong giai đoạn có thai, sau khi sinh bệnh sẽ tự nhiên biến mất) . Bạn có thể tìm hiểu thêm cơ chế và nguyên nhân gây bệnh tại đây.

    Dấu hiệu bệnh tiểu đường
    Cuộc sống càng hiện đại, số lượng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường càng gia tăng. Những dấu hiệu của Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) thường rất khó phát hiện. Đặc biệt là đối với những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2.Nhiều người không biết mình bị bệnh trong một thời gian dài. Phải đến khi bệnh đã phát triển và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe thì bệnh mới được phát hiện.

    Với những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng thường diễn ra rất nhanh, chỉ trong một vài ngày hay vài tuần và cũng rất nguy hiểm. Do đó khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau đây bạn hãy đi kiểm tra đường huyết ngay nhé.

    Những dấu hiệu chung:
    Đây là dấu hiệu chung thường thấy ở cả 2 loại bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.

    Người bệnh luôn cảm thấy đói và cơ thể mệt mỏi:

    Cơ thể chúng ta chuyển hóa thức ăn thành đường glucose để đi nuôi các tế bào. Khi lượng đường bị đào thải và không thể hấp thụ được vào các tế bào cũng giống như chúng ta đổ nước ra sông vậy. Dù người mắc bệnh ăn bao nhiêu đi chăng nữa thì thức ăn sau khi được chuyển hóa thành đường glucose cũng sẽ bị bài trừ liên tục ra khỏi cơ thể. Não bộ khi đó sẽ gửi tín hiệu liên tục xuống dạ dày khiến chúng ta cảm thấy đói. Đó là lí do người mắc bệnh đái tháo đường họ phải ăn liên tục. Kể cả sau khi họ ăn xong bữa thì cảm giác đói cũng sẽ quay trở lại ngay lập tức.

    Những người bị tiểu đường luôn luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, cơ thể lúc nào cũng ốm yếu, vận động, đi lại khó khăn. Nguyên nhân là do họ bị mất ngủ hàng đêm cộng với cơ thể bị thiếu năng lượng trầm trọng.

    Đi tiểu nhiều hơn bình thường và thường xuyên cảm thấy khát nước.

    Nếu như người bình thường đi tiểu trung bình từ 4-7 lần/ ngày thì người bị bệnh tiểu đường sẽ đi tiểu gấp nhiều lần. Kể cả trước khi ngủ, dù họ có đi tiểu rồi thì đến đêm họ vẫn sẽ lại buồn tiểu và phải dậy giữa đêm. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ của người mắc bệnh.

    Nguyên nhân: Đường huyết trong máu người bệnh bị dư thừa khiến cho thận không thể hấp thụ được và hoạt động kém hiệu quả. Do đó người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy mót tiểu. Thêm nữa do phải đi tiểu nhiều nên họ còn luôn cảm thấy khát nước. Uống nước vào lại phải đi tiểu nên nó trở thành một vòng luẩn quẩn khiến người bệnh gặp không ít phiền toái.

    Môi khô và làn da bị ngứa:

    Vì phải đi tiểu nhiều lần nên lượng nước trong cơ thể mất đi khá lớn và không thể cung cấp đủ độ ẩm cho các bộ phận khác khiến da bị khô, nứt nẻ và ngứa ngáy.

    Mắt mờ, giảm thị lực:

    Đây là triệu chứng điển hình của những người bị bệnh tiểu đường. Khi chất lỏng rò rỉ vào thủy tinh thể khiến thủy tinh thể sưng lên và thay đổi hình dạng làm cho tầm nhìn bị thiếu tập trung, mắt bị mờ dần đi.

    Người bệnh cũng có thể bị mờ mắt khi bắt đầu điều trị insulin. Điều này là do chuyển dịch chất lỏng, nhưng nó thường tự khỏi sau một vài tuần. Đối với nhiều người, khi lượng đường trong máu ổn định thì tầm nhìn cũng sẽ như vậy.


    Dấu hiệu của tiểu đường tuýp 2:
    Những dấu hiệu này có thể xuất hiện sau khi đường huyết tăng cao trong máu sau một thời gian dài.

    Nhiễm trùng nấm men:
    Người mắc bệnh tiểu đường dù là nam giới hay phụ nữ đều có thể bị nhiễm nấm men. Thức ăn của nấm chính là đường glucose do đó mà nấm men phát triển rất nhanh. Nó có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể mà có hơi ấm và ẩm ướt ví dụ như: Giữa các ngón tay và ngón chân, phần dưới ngực, trong hay ngoài bộ phận sinh dục.

    Vết thương hay vết cắt sẽ lâu lành hơn:
    Đối với những vết cắt hay vết thương trên cơ thể người bị tiểu đường sẽ lâu lành hơn so với người bình thường. Điều đó có nghĩa là cơ thể sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn. Do đường trong máu tăng cao là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, sự tích tụ mảng bám có thể gây ra tắc nghẽn mạch máu, khiến cho lượng máu đi đến vùng bị thương giảm và vết thương lâu lành hơn.

    Một nguyên nhân nữa khiến cho các vết thương lâu lành đó là khi đường không thể nuôi được tế bào sẽ khiến cho những tế bào có chức năng tạo lên hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu và hoạt động kém đi. Từ đó, cơ thể sẽ không còn lá chắn để tránh nhiễm trùng hay những bệnh khác cũng sẽ dễ mắc phải hơn

    Đau hoặc tê nhức ở bàn chân và chân.
    Đây là biến chứng của bệnh tiểu đường sau khi mắc bệnh trong thời gian dài. Bệnh sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh cảm giác ở các chi và mạch máu. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy chân đau rát như bị kim châm hoặc tê buốt cả bàn chân.

    Xem thêm: Dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 1 tại http://giuongdathachanh.vn/trieu-chung-benh-tieu-duong/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi di_cua _Bi
    Đang tải...


  2. Heyo

    Heyo Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    20/10/2015
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    18
    bệnh tiểu đường có xảy ra với người trẻ không vậy các bác
     
    di_cua _Bi thích bài này.
  3. trinhduocvien

    trinhduocvien Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/4/2013
    Bài viết:
    1,387
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    103
    Vâng. Bệnh tiểu đường thì dân gian dùng Dây cứt quạ
     
    di_cua _Bi thích bài này.
  4. thuhangpham

    thuhangpham Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/7/2012
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    62
    Điểm thành tích:
    28
    Mn gõ vào trang khí công y đạo, môn tập này chữa tiểu đường rất hiệu quả.
     
    di_cua _Bi thích bài này.
  5. hale2809

    hale2809 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    10/12/2014
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    1
    Mình thấy trên rừng có cái cây tiểu đường uống rất hiệu quả. Người ta gọi là cây "đái đường". Mọc đầy bờ rào. Mình đã từng có biểu hiện chớm tiểu đường, mình cứ đun nước ngày uống vài lá thấy đõ hẳn.
     
    di_cua _Bi thích bài này.
  6. lee trần lee

    lee trần lee Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/4/2018
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    mình cũng đang điều trị tiểu đường. nhưng kết hợp uống nấm linh chi nông lâm mình thấy tốt hơn rất nhiều so với trước. cơ thể nhẹ nhàng hơn ăn ngon ngủ ngon hơn. các bạn có thể tìm hiểu nhe
     
    di_cua _Bi thích bài này.
  7. mypham223

    mypham223 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    14/6/2018
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    8
    bệnh tiểu đường này thì có các biện pháp nào phòng tránh được không vậy các bác
     
    di_cua _Bi thích bài này.
  8. di_cua _Bi

    di_cua _Bi Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2010
    Bài viết:
    581
    Đã được thích:
    158
    Điểm thành tích:
    83
    có chứu ạ. Do chế độ ăn uống, sinh hoạt nên số tuổi trẻ bị tiểu đường đang ngày càng tăng đấy ạ
     
  9. Muprup

    Muprup Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/9/2011
    Bài viết:
    1,310
    Đã được thích:
    362
    Điểm thành tích:
    123
    Chớm tiểu đường mình dùng ADDP Viên An Đường hỗ trợ kiểm soát đường huyết, phòng biến chứng https://vienanduong.addp.vn/
     

Chia sẻ trang này