Nhận Biết Biển Báo Nguy Hiểm

Thảo luận trong 'Chào hỏi - làm quen' bởi trongan1012, 27/3/2022.

  1. trongan1012

    trongan1012 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/7/2021
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Các loại biển báo nguy hiểm thuộc bộ biển báo mà tất cả những người tham gia chấp hành an toàn giao thông đường bộ cần phải biết để bảo đảm an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông xung quanh. Việc nhận biết về loại biển báo này đã góp phần lớn thể hiện được vai trò quan trọng của nó đối với quá trình cho phương tiện lưu thông trên đường của tất cả mọi người. Liệu bạn đã biết phân biệt những loại biển báo nguy hiểm này hay chưa? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây với chúng tôi ngay sau nhé!

    Xem thêm: biển cấm xe tải

    Thế nào là biển báo nguy hiểm?
    Biển báo giao thông đường bộ còn được gọi là một hệ thống báo hiệu đường bộ. Đây được coi như là một hệ thống rất nhiều biển báo giao thông nhằm cung cấp những thông tin cụ thể, chi tiết rõ ràng cho những người tham gia giao thông.

    Hệ thống biển báo giao thông đường bộ được chia thành 6 nhóm chính bao gồm: Biển chỉ dẫn, biển báo cấm, biển phụ, biển hiệu lệnh, vạch kẻ đường, biển báo nguy hiểm. Nhưng trong đó, biển báo được mọi người quan tâm nhất và có vai trò quan trọng hơn cả là biển báo nguy hiểm.
    [​IMG]
    Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết được trước các nguy hiểm trên đường hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường phía trước chuẩn bị gặp phải để họ chủ động phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời. Khi gặp loại biển này, người tham gia giao thông thường sẽ phải giảm tốc độ đến mức cần thiết đồng thời, chú ý quan sát và chuẩn bị tâm thế, tâm lý sẵn sàng để kịp xử lý những tình huống có thể xảy ra để phòng ngừa tai nạn có thể xảy ra.

    Cách để nhận biết biển báo nguy hiểm
    Nhận biết về kích thước, màu sắc và hình dạng của biển báo nguy hiểm có các đặc điểm dưới đây:

    - Có hình tam giác đều, nền màu vàng, viền đỏ, trên có họa hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.

    - Có hình dáng tam giác đều có ba đỉnh lượn tròn. Một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên (trừ biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới).

    Có thể thấy, biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa có thể diễn ra phía trước trên tuyến đường khi tham gia giao thông.

    Xem thêm: biển báo cấm vượt

    Một số lưu ý thêm về dấu hiệu nhận biết biển cảnh báo nguy hiểm
    Về vị trí đặt biển báo nguy hiểm
    Biển báo nguy hiểm được đặt ở vị trí cách nơi định báo một khoảng cách theo thông tin dưới đây. Trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh theo thực tế cho phù hợp.

    - Tốc độ vận hành trung bình của xe trong khoảng 10 km ở vùng đặt biển báo nguy hiểm:

    + Dưới 20 km/h

    + Từ 20 km/h đến dưới 35 km/h

    + Từ 35 km/h đến dưới 50 km/h

    + Từ 50 km/h trở lên

    - Khoảng cách từ nơi đặt biển báo nguy hiểm đến chỗ định báo:

    + Dưới 50 m

    + Từ 50 m đến dưới 100 m

    + Từ 100 m đến dưới 150 m

    + Từ 150 m đến 250 m

    Trừ các hành vi đã được quy định mức phạt riêng
    - Chuyển làn đường không đúng với quy định hay không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước;

    - Đỗ xe, dừng xe trên phần, làn đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; đỗ xe, dừng xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; Hoặc đỗ xe, dừng xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; mở cửa xe, để cửa xe mở không đảm bảo an toàn, đỗ xe trên dốc không chèn bánh;

    - Dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe, dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25m; đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

    - Lùi xe ở đường một chiều hay lùi xe ở đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, hay các khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;

    - Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ…

    Xem thêm: biển báo nguy hiểm
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi trongan1012
    Đang tải...


Chia sẻ trang này