Bạn có hay nổi nóng trước những việc cỏn con hay bạn là một nhà hoà giải trong những tình huống xung đột? Hãy thử tìm hiểu xem bạn thuộc tuýp nào nhé. Sa lầy vào vết mòn Nhiều cặp đôi nhận thấy các cuộc cãi vã của họ dường như diễn ra theo kiểu giống nhau. Họ có thể xung đột ở bất cứ đâu hoặc diễn ra theo chu kỳ. Ở cương vị cá nhân, phần lớn chúng ta sẽ phát triển một kiểu xung đột riêng. Việc biết rõ kiểu xung đột của mình có thể giúp bạn trong cách cư xử và thoát khỏi "lối mòn" cãi vã. Nếu đó là bạo lực Bạo lực hay đe doạ bạo lực là điều không bao giờ chấp nhận được trong mội mối quan hệ. Nếu các cuộc cãi nhau thường xuyên quá hung hăng hoặc bạn tránh xung đột vì sợ mọi việc có thể vượt quá tầm kiểm soát thì bạn cần được giúp đỡ. Bạn thuộc tuýp xung đột nào? Dưới đây là những kiểu xung đột phổ biến. Có thể bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh của mình trong một số kiểu sau. Người hoà giải Bạn không thích các cuộc cãi nhau và coi đó là trách nhiệm của bạn để làm dịu và loại bỏ một số việc càng sớm càng tốt, kể cả việc đó có nghĩa là bạn sẽ bỏ qua các nhu cầu cá nhân hoặc không lắng nghe ý kiến chủ đạo của bản thân. Kẻ tấn công phòng thủ Bạn tin rằng bạn hành động càng nhanh thì càng tốt. Bạn có khả năng hoà hợp với những sự bất đồng và sẽ đề ra những quy định hay đe doạ để ngăn ngừa một cuộc chiến "nảy lửa". Điều này không thường xuyên có tác dụng vì đôi khi bạn cũng không thoát nổi sự căng thẳng đỉnh điểm. Người "ném bóng" lanh lợi Bạn là người khôn khéo và kiên trì trong việc nhận biết cảm xúc. Bạn không thích những cuộc cãi nhau to mà muốn chờ xem đối phương để ý đến việc gì sai trái. Bạn có thể vận dụng sự im lặng, đay nghiến, than vãn hoặc chỉ là tiếp tục vấn đề mâu thuẫn ấy. Cuối cùng thì bạn cũng đạt được điều bạn muốn nhưng đó là một quá trình chậm chạp và tốn sức. Kẻ thù địch Bạn có thể phải chiến đấu vì quyền lợi trong cuộc sống và luôn cho đi những điều tốt như bạn nhận được. Mặc dù trông bạn có vẻ mạnh mẽ, cứng rắn nhưng bạn lại có thể thấy khiếp sợ khi bị đau và nhận thấy mọi cuộc tranh cãi là kinh nghiệm thương đau. Người giảm shock Bạn sợ các cuộc cãi nhau và cố gắng làm mọi thứ để tránh lâm vào tình huống to tiếng như vậy. Hơn cả việc bảo vệ quyền lợi hay cố gắng thừa nhận quan điểm của mình, bạn chỉ ngồi im lặng và "cơn bão" đi qua. Thế nhưng, sự giận dữ và oán hận đang dấy lên trong con người bạn. Người đàm phán Bạn thành thật muốn tìm một giải pháp hoà bình đối với các vấn đề mà không muốn làm ai bị tổn thương. Bạn khá bình tĩnh lắng nghe quan điểm của đối phương và tự tin khi chia sẻ ý nghĩ của bản thân. Bạn muốn đạt được kết quả tốt nhất cho mối quan hệ và theo kinh nghiệm của bạn, sự xem xét kỹ lưỡng và thoả hiệp và cách tốt nhất để đạt được điều đó. Một cách rõ ràng là kiểu người cuối cùng này là mẫu hình chúng ta dường như dễ chấp nhận nhất. Xung đột là sự việc tự nhiên trong một mối quan hệ, tuy nhiên, bạn nên để tranh luận có tính xây dựng chứ không phải phá hoại. Những cặp đôi không bao giờ cãi nhau Một số đôi tình nhân hay vợ chồng không cãi nhau bao giờ. Ở họ, nỗi sợ hãi xung đột là quá lớn đối với mỗi người hoặc cả hai. Họ có xu hướng rút lui khỏi bất cứ tình huống nào có "manh mún" của sự đối đầu. Người ngoài cuộc có thể nhận thấy đấy là một mối quan hệ hoàn hảo nhưng nguy hiểm có thể ẩn nấp đâu đó dưới cái vẻ bề ngoài điềm tĩnh của mối quan hệ ấy. Những bất đồng có khuynh hướng bị kìm nén hoặc phớt lờ vì họ không có kỹ năng để giải quyết bất hoà. Nguy hiểm ở đây chính là những oán hận sẽ được hình thành cho đến khi một trong hai phía rút khỏi mối quan hệ. Tránh đối đầu đôi khi có thể là nguyên nhân dẫn đến sự chia cắt mà hầu hết cặp đôi nào cũng sợ. Tìm sự trợ giúp Nếu bạn có vấn đề khúc mắc trong quan hệ, bạn hãy thử nói chuyện với đối tác, với một người bạn tin cậy hoặc tìm lời khuyên từ các nhà tư vấn trong lĩnh vực tình cảm. Biên dịch: Nguyệt Mai Nguồn: vtv ST: Thu Hiền