Những vết loét màu trắng hoặc vàng trong miệng bao quanh bởi quầng đỏ. Thường xuất hiện bên trong má hoặc môi, hoặc trên lưỡi hoặc lợi (nướu). Hiếm gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi. Bé nhà tôi có vết loét đau trong miệng khiến bé khó chịu khi ăn. Liệu có phải bé bị nhiệt không? Loét miệng, cũng gọi là nhiệt, hiếm gặp ở bé sơ sinh. Trên thực tế, bệnh này hiếm gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng cũng có khả năng bé của bạn đã bị nhiệt. Nốt nhiệt là một vết loét màu trắng hoặc vàng trong miệng bao quanh bởi một quầng đỏ. Vết loét thường xuất hiện bên trong má hoặc môi, cũng như trên lưỡi, lợi (nướu), và vòm miệng (mô mềm xung quanh và phía sau phần vòm cứng của miệng). Chúng thường xuất hiện riêng lẻ nhưng cũng có thể mọc thành những cụm nhỏ. Loét miệng không nghiêm trọng, nhưng cũng có thể đau đớn, đặc biệt là khi bé đang ăn hoặc uống hoặc khi động chạm vào vết loét. Nguyên nhân của loét miệng là gì? Người ta chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng gây ra nhiệt miệng. Bệnh có xu hướng di truyền trong gia đình. Một số người có xu hướng bị nhiệt miệng khi họ căng thẳng (stress). Vết loét miệng cũng có thể xuất hiện sau một chấn thương miệng, chẳng hạn như một vết rách da do thủ thuật nha khoa hoặc khi cắn phải lưỡi hoặc má. Có một số bằng chứng cho thấy dị ứng thức ăn, nhiễm virus, và chế độ ăn uống thiếu chất (đặc biệt là không đủ chất sắt, axit folic, kẽm, hoặc B12) có thể gây ra các vết loét miệng. Vết loét nhiệt có giống như vết loét lạnh không? Không, vết loét nhiệt và các vết loét lạnh (mụn rộp) là hai bệnh khác nhau. Vết loét nhiệt không lây lan, và chúng xuất hiện trong các mô mềm ở miệng. Vết loét do mụn rộp (gây ra bởi virus herpes simplex – bệnh rộp da không đâu) rất dễ lây lan và thường xuất hiện ở bên ngoài đôi môi. Tôi có thể chữa nhiệt miệng bằng cách nào? Hầu hết các vết loét sẽ tự khỏi, thường là trong vòng một tuần đến mười ngày (mặc dù những nốt lớn có thể mất nhiều thời gian hơn). Cảm giác đau thường giảm xuống trong ba hoặc bốn ngày. Trong lúc chờ đợi, bạn có thể chườm đá vào vết loét để giúp làm tê chỗ đau. Nếu con bạn đã ăn được thức ăn rắn thì đồ ăn lạnh hoặc đông lạnh - chẳng hạn như kem que - cũng có thể giúp giảm đau. Không cho bé thức ăn cay nóng hay hoa quả có vị chua vì có thể làm cho miệng bé đau hơn. Bạn có thể thử dùng một loại gel hoặc kem nha khoa (có bán tại các hiệu thuốc), nhưng hãy bôi một cách cẩn thận – chạm vào chỗ loét có thể gây đau đớn. Một biện pháp khắc phục khác có thể làm tại nhà là kết hợp 1 phần hydrogen peroxide (nước ô-xy già) và 1 phần nước. Dùng tăm bông thấm dung dịch và thoa (nhớ thật nhẹ nhàng!) lên vết loét. Sau đó chấm nhẹ một ít sữa có chứa magnesia lên. Làm như vậy ba hay bốn lần một ngày để làm dịu cảm giác đau và giúp vết loét lành nhanh hơn. Nếu em bé của bạn có vẻ thực sự khó chịu, hãy hỏi bác sĩ về việc cho bé dùng một liều lượng thích hợp thuốc giảm đau không kê đơn, như acetaminophen hoặc ibuprofen. (Không bao giờ được dùng aspirin cho bé vì có thể gây ra một căn bệnh hiếm gặp nhưng gây tử vong gọi là hội chứng Reye ở trẻ em bị bệnh virus). Tôi có nên đưa bé đi khám nếu bé bị nhiệt không? Nếu bạn không chắc chắn vết loét của bé là nhiệt bình thường hay không hoặc bé bị loét miệng kéo dài hơn một vài tuần, hãy đưa bé đến bác sĩ để có một chẩn đoán chính xác. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu con bạn nếu có bất kỳ triệu chứng nào khác như phát ban, sưng hạch bạch huyết, hoặc sốt - hoặc nếu bị đau làm cho bé không thể nhận đủ lượng chất lỏng cần thiết. Cũng nên nói chuyện với bác sĩ nếu bé có vẻ như bị loét miệng thường xuyên. (Nguồn babycenter.com - wish biên dịch)
Bé mà nhiệt thì khồ lắm, ko ăn gì chỉ khóc mẹ cũng phát sốt ruột. Nếu mẹ nào có bé hay bị nhiệt miệng thì thử dùng Xịt keo ong Ogic xem nhé. Sản phẩm từ mật ong Manuka+15 giúp kháng viêm rất tốt ngoài ra còn giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh về ho hấp nữa đấy