Thông tin: Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi hungnb.marketing.ah, 14/5/2014.

  1. hungnb.marketing.ah

    hungnb.marketing.ah Nguoiviettinhca

    Tham gia:
    14/5/2014
    Bài viết:
    1,352
    Đã được thích:
    159
    Điểm thành tích:
    103
    Chọn lựa cách cho ăn phù hợp đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi sẽ giúp trẻ có một khởi đầu tốt đẹp.

    Cho trẻ bú

    Sở Y tế Mỹ khuyên các bà mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong suốt 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh vì nó dễ dàng cung cấp cho trẻ những chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa với 1 lượng vừa phải. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa chất kháng thể, giúp hình thành hệ miễn dịch ở trẻ

    Những trẻ được bú sữa mẹ liên tục sẽ ít gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa và nhiễm trùng tai, đường hô hấp và đường tiết niệu so với trẻ bú sữa bình. Ngoài ra, trẻ bú sữa mẹ ít nguy cơ bị béo phì,hoặc táo bón hay chớ. Nếu gia đình có tiền sử bị dị ứng, đái đường thì những trẻ được bú mẹ sẽ ít nguy cơ bị mắc những bệnh đó. Sữa mẹ có chứa dưỡng chất giúp trẻ phát triển trí não, võng mạc, đường ruột và tạo màng bảo vệ cho hệ thần kinh trung ương. Sữa mẹ cũng chứa các en zim tiêu hóa giúp trẻ tiêu hóa dưỡng chất có trong sữa mẹ,và giúp hệ tiêu hóa phát triển thành thục.

    Khi nào thì không cho trẻ bú sữa mẹ?

    Không phải tất cả phụ nữ đều nên cho trẻ bú sữa mẹ. Chẳng hạn như, những người dương tính với HIV có thể truyền vi rút gây bệnh sang cho trẻ theo đường sữa mẹ. Hay nếu bạn đang dùng thuốc, hãy hỏi ý kiên bác sỹ trước khi cho trẻ bú sữa mẹ.

    Các loại sữa mẹ

    Những ngày đầu tiên sau khi sinh, vú của người mẹ sản sinh ra một chất gọi là sữa non. Dòng sữa màu vàng nhạt này có chứa nhiều chất kháng thể và rất giàu protein, rất lý tưởng cho trẻ sơ sinh.

    Dòng sữa non nhanh chóng trở nên loãng và trắng (hay còn gọi là sữa chuyển tiếp). Sau đó khoảng 3, 4 ngày thì sữa trưởng thành bắt đầu xuất hiện. Mỗi lần cho trẻ bú, vú mẹ sản sinh ra 2 loại sữa: sữa đầu cữ bú, xuất hiện khi trẻ bắt đầu bú; và sữa cuối cữ bú chứa nhiều hơn chất béo, năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết. Khi đứa trẻ lớn dần, việc bú sữa cuối cữ bú là vô cùng quan trọng để trẻ có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

    Chế độ ăn uống của người mẹ

    Cho con bú tiêu tốn ít nhất 500 ca lo mỗi ngày. Đa số năng lượng này được lấy từ lượng chất béo dự trữ khi người mẹ mang thai, nhưng cũng có nhiều phụ nữ tăng cảm giác thèm ăn. Cảm giác thèm ăn, thèm uống chủ yếu tăng lên trong giai đoạn này và những bà mẹ luôn được khuyên nên ăn uống tăng cường hơn. Do những căng thẳng và mệt mỏi của giai đoạn mới làm mẹ cũng như nhu cầu cho con bú nên đây không phải lúc bạn ăn kiêng hay hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể mỗi ngày

    Điều quan trọng là, tăng cảm giác thèm ăn phải được thỏa mãn với những thức ăn có chất lượng dinh dưỡng cao chứ không phải chỉ thức ăn nhiều chất béo hay đường. Nhu cầu protein, can xi, axit folic và vitamin A, C tăng lên khi cho trẻ bú. Vẫn cần áp dụng chế độ dinh dưỡng tổng thể nhưng việc chăm sóc trẻ nhỏ đã tiêu tốn phần lớn thời gian, vì vậy các bà mẹ nên chế biến nững món ăn giàu dinh dưỡng nhưng đơn giản và dễ làm.

    Dưỡng chất duy nhất mà trẻ khó hấp thụ đầy đủ từ sữa mẹ là vitamin D, vì vậy Sở Y tế Mỹ khuyên các bà mẹ đang cho con bú nên uống bổ sung vitamin D (10 mg mỗi ngày).

    Uống đủ nước cũng vô cùng quan trọng đối với bà mẹ đang cho con bú. Tất cả những bà mẹ đang cho con bú nên uống nhiều nước hơn bình thường và không nên bỏ qua hiện tượng khát vì nó có thể là dấu hiệu đầu tiên của sự mất nước. Chất cafein (có trong trà, cà fê và một vài đồ uống có ga) cũng được tiết ra trong sữa vì vậy các bà mẹ nên hạn chế dùng đồ uống có chất cafein

    Những loại thực phẩm nên tránh

    Khi cho con bú, các bà mẹ không nên kiêng bất kỳ loại thực phẩm nào. Một số bà mẹ cho rằng những thực phẩm như: hành, tỏi, nước cam làm trẻ khó chịu. Tuy nhiên, trước khi bỏ bất kì loại thực phẩm nào khỏi chế độ ăn của bạn, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để tránh thiếu hụt vitamin và khoáng chất

    Một lượng nhỏ chất cồn sẽ tiết ra trong sữa tạo nên mùi vị khác biệt làm ảnh hưởng tới việc bú sữa của trẻ, ảnh hưởng tới giấc ngủ và tiêu hóa ở trẻ. Vì vậy, mỗi ngày các bà mẹ nên hạn chế.

    Các nhà khoa học cũng khuyên các bà mẹ phòng tránh các tác nhân dị ứng tiềm tàng cho trẻ ngay từ những ngày đầu đời có thể giúp trẻ giảm nguy cơ bị dị ứng sau này. Sở Y tế khuyến cáo các bà mẹ bị dị ứng di truyền như eczema, viêm mũi dị ứng, hen suyễn hoặc có bố bị dị ứng di truyền nên tránh dùng các thực phẩm từ lạc trong khi mang thai và cho con bú. Tuy nhiên do dữ liệu nghiên cứu chưa đầy đủ nên khuyến cáo trên vẫn chưa được mở rộng cho các thực phẩm gây dị ứng khác.

    Bú sữa bình

    Cho trẻ dùng sữa công thức đôi khi là cần thiết và là lựa chọn yêu thích của một số bà mẹ. Tuy sữa công thức không mang lại những lợi ích miễn dịch quan trọng như sữa mẹ nhưng nó cũng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng gần giống sữa mẹ

    Có 2 loại sữa công thức: whey-dominant và casein-dominant. Cả 2 loại sữa đều làm từ sữa bò. Whey-dominant là loại sữa được tinh chế cao nhất và giống sữa mẹ nhất vì vậy đây được coi là loại sữa thích hợp nhất cho trẻ từ khi sinh. Casein-dominant là loại sữa phù hợp hơn với trẻ lớn hoặc trẻ hay ăn. Mặc dù có cùng các thành phần dinh dưỡng nhưng casein-dominant tạo thành dạng đông trong dạ dày trẻ sẽ khiến trẻ mất nhiều thời gian tiêu hoá hơn và tạo cảm giác no lâu hơn, nhưng chưa có bằng chứng thuyết phục nào về điều nói trên.

    Sữa đậu nành công thức

    Cẩn thận khi dùng sữa đậu nành cho những trẻ mẫn cảm với protein trong sữa bò. Trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nên tránh dùng sữa đậu nành. Nếu con bạn quá mẫn cảm với sữa bò, hãy hỏi ý kiến bác sỹ về nguồn sữa thay thế.

    Những vấn đề có thể gặp phải khi cho trẻ bú

    Tiêu chảy và nôn mửa

    Đây là những nguy cơ tiềm tàng có thể gây ra mất nước nghiêm trọng và mất cân bằng điện giải cho trẻ. Nếu trẻ vừa bị chớ, vừa bị tiêu chảy thì mức độ nghiêm trọng càng cao so với chỉ bị tiêu chảy

    Có rất nhiều đứa trẻ bị chớ ra một lượng sữa nhỏ khi vừa bú xong. Đây là điều bình thường. Nhưng, nếu trẻ nôn phun ra, nôn sau khi và giữa các cữ bú hoặc nôn ra cả máu hoặc chất dịch xanh vàng thì các bà mẹ cần phải báo ngay cho bác sỹ. Lúc này cần cho trẻ ngưng bú sữa mẹ ngay và thay thế bằng các loại chất lỏng. Và nên từ từ cho trẻ bú lại cho tới khi mất hẳn các triệu chứng. Với những trẻ bú sữa bình, bạn nên giảm nồng độ sữa khi cho trẻ bú lại và dần dần tăng độ đậm đặc của sữa

    Tăng cân chậm

    Việc tăng trưởng chậm chạp của trẻ không phải lúc nào cũng cần lo lắng. Các bác sỹ sẽ theo dõi cân nặng của trẻ và nếu cần thiết họ sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên thích hợp. Những nguyên nhân chủ yếu của việc chậm tăng cân bao gồm: không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết do chưa có kỹ thuật cho bú, sữa công thức không phù hợp, không đủ sữa hay tư thế bú không đúng và khả năng hấp thụ kém do không dung nạp thức ăn hoặc rối loạn đường ruột

    Thừa cân

    Đây là hiện tượng hiếm khi xảy ra đối với những trẻ được bú sữa mẹ đều đặn. Những trẻ bú sữa bình thường tăng cân nhanh hơn và nếu trẻ bị thừa cân, bác sỹ nên kiểm tra lượng sữa và nồng độ pha sữa

    Medshop
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hungnb.marketing.ah
    Đang tải...


Chia sẻ trang này