Từ xa xưa, trong dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc chữa ho từ những nguyên liệu đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi và các loại ho mà có những phương pháp phù hợp. Hãy tham khảo một vài bài thuốc dưới đây để tích lũy một vài kinh nghiệm cho bạn thân và cho gia đình bạn. 1. Lá hẹ Theo Đông y, hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu… Ngoài ra, hẹ còn là bài thuốc trị ho dân gian chuyên trị những chứng ho ở trẻ, hen suyễn hoặc viêm họng hay viêm amiđan. Chuẩn bị ít lá hẹ cho vào bát, cho thêm đường hoặc một ít đường phèn lên trên lá hẹ và hấp cách thủy. Dùng phần nước tan ra từ đường và lá hẹ để uống. Bạn có thể cho thêm gừng tươi (cứ 10g lá hẹ là 1g gừng tươi) cho vào hấp chung với đường và hẹ. Sau khi hấp xong, dùng nước uống và ăn luôn cả phần cái. 2. Trái tắc, quất Dùng để chữa ho gió, ho khan, ho gà, ho do phế nhiệt Trái tắc hay còn gọi là quất được dùng phổ biến tại Việt Nam, có thể dùng làm nước giải khát, dùng làm gia vị và còn được dùng làm thuốc. Theo Đông y, trái tắc vị chua ngọt, tính ấm, có tác dụng chữa các bệnh đường tiêu hoá như đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn, chữa đau bụng hoặc sa dạ con sau sinh… Ngoài trái, những thành phần khác trên cây cũng có công dụng trị bệnh đặc biệt. Để trị chứng ho gió và ho khan: bạn cần chuẩn bị quả tắc + hoa hồng trắng + hạt chanh, mỗi thứ 10g. Rửa sạch và cho tất cả vào bát cùng với ít đường phèn rồi hấp cách thủy khoảng 20 phút. Lấy thành phẩm ra, nghiền nát phần cái bằng cối hoặc đem xay nhuyễn sau đó lọc tất cả qua rây, dùng nước uống mỗi ngày. Để trị ho gà: bạn cần phối hợp quả tắc 10g với gừng 6g và thiên trúc hoàng 10g sắc lấy nước uống hằng ngày, ngày uống khoảng 300ml Vắt quả tắc, chắt lấy nước, trộn phần nước tắc lấy được với phần nước ép củ cải trắng để chữa chứng ho do phế nhiệt. Với trẻ nhỏ ta có thể dùng: Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả tắc xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho. 3. Vỏ rễ cây dâu (dâu tằm) Dùng để chữa ho hen, ho ra máu, ho có đờm Với cây dâu đã già, năng suất đã giảm, người ta thường chặt và đốn cây. Tuy nhiên, rễ cây dâu được xem là một vị thuốc có nhiều công dụng. Sau khi đào gốc, bạn đem rễ đi rửa sạch và tiến hành tách vỏ, sau đó cạo hết lớp bần bên ngoài, chỉ lấy lớp vỏ lụa màu trắng bên trong (còn gọi là tang bạch bì), rồi đem phơi khô (có thể để được lâu) hoặc có thể sơ chế luôn bằng cách: Lấy tang bạch bì cắt thành từng đoạn 3 – 4cm, tẩm với mật ong, cứ 1.000g tang bạch bì dùng 150g mật ong. Thêm một ít nước sạch vào mật ong, thường tỷ lệ 1:1. Quấy đều rồi đổ vào tang bạch bì, vừa trộn vừa bóp cho mật ngấm đều. Ủ 1 – 4 giờ, sao nhỏ lửa đến khi vị thuốc có màu vàng đậm, sờ không dính tay, có mùi thơm của mật ong là được. Sau khi chế như vậy, tang bạch bì rất dễ bị hút ẩm, chảy nước và dễ mốc. Cần bảo quản nơi thông thoáng và thường xuyên chăm sóc. Tốt nhất nên chế lượng đủ dùng cho từng đợt. Theo đông y tang bạch bì có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh đờm, lợi tiểu, chữa ho suyễn, tiêu hơi ứ phổi, phù phía trên thận. – Trẻ bị ho có đờm lâu ngày, bạn chỉ cần lấy khoảng 4-12g vỏ rễ cây dâu phơi khô sắc với nước và cho trẻ uống, dùng thường xuyên sau bữa ăn sẽ cho thấy hiệu quả tuyệt vời. – Trị ho ra máu: Tang bạch bì tán bột, ngày uống 10 – 20g với nước cơm. Uống liền 1 – 2 tuần lễ. – Trị ho do phế nhiệt, viêm phế quản, khó thở, viêm họng có sốt: tang bạch bì, địa cốt bì, mỗi vị 20g; cam thảo 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2 – 3 tuần lễ. – Trị ho có phù do thận: tang bạch bì 20g, đậu đỏ 40g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2 -3 tuần lễ. 4. Quả mơ Quả mơ là một loại quả quen thuộc, được ứng dụng nhiều trong đời sống. Quả mơ ngâm với đường là cách mà dân gian vẫn thường làm để tạo thành thứ nước uống có tác dụng giải khát và chữa bệnh… Quả mơ có vị chua, tính bình, không độc, đi vào các kinh can, tỳ, phế, đại tràng. Quả mơ có tác dụng cân bằng sự thẩm thấu giữa tế bào và máu, kích thích ăn ngon. Nó được dùng để chữa ho lâu ngày, ho có đờm, chữa ra mồ hôi trộm, hỗ trợ điều trị đái tháo đường… Quả mơ chín có thể được chế biến thành ô mai, một món ăn ngon và có tác dụng chữa ho, chống khô họng, giảm khan tiếng cực kì hiệu quả. Bạn có thể sử dụng ô mai để ăn hoặc kết hợp với mật ong. Chữa ho lâu ngày, ho có đờm: Dùng ô mai nhục (sao qua), anh túc xác (bỏ gân, sao mật). Hai vị bằng nhau, tán nhỏ, lúc gần đi ngủ uống 7 – 8g với mật ong. Ngoài ra giữ ấm vùng cổ, tránh nằm thẳng quạt, sau mỗi bữa ăn xúc họng bằng nước muối pha loãng. Dùng liền 5 ngày. Ngoài ra, hạt mơ cũng được dùng để chữa bệnh, hạt mơ chứa nhiều Vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, trong y học cổ truyền hạt mơ dùng để điều trị khá tốt tình trạng can khí uất kết, khó chịu trong ngực, dạ dày hoạt động kém… Nó còn là bài thuốc trị ho dân gian thông dụng, đặc biệt là ở miền Bắc. Dùng khoảng 4,5 – 9 g hạt mơ sắc với nước, dùng uống thay trà có thể chữa được bệnh ho do cảm lạnh và ho khan. 5. Cây rẻ quạt Cây rẻ quạt là loại cây được rất nhiều gia đình trồng, nó là một phương thuốc trị ho đã được sử dụng từ rất lâu, hoàn toàn tự nhiên và không hề lo ngại tác dụng phụ của nó. Vì đặc tính chữa trị nhiễm khuẩn từ cây rẻ quạt rất tốt nên cũng vì thế mà cây rẻ quạt được tận dụng như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên giúp trị đặc hiệu cho các bệnh nhóm bệnh viêm nhiễm ở đường hô hâp cực kì hiệu quả, điển hình là trị viêm họng, chữa ho, viêm amidan, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh đường hô hấp. Để sử dụng cây rẻ quạt vào trị bệnh người ta thường dùng bộ phận củ, rễ, lá của cây rẻ quạt phơi khô để trị bệnh. Người ta dùng rễ cây rẻ quạt đem phơi khô rồi dùng nó nhai với chút muối ăn để sát trùng vòm họng. Làm vài ba lần như thế thì khỏi bệnh. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng lá rẻ quạt tươi đem phơi khô, rồi lấy độ 5-6 gr đem sắc (nấu) lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Có thể dùng kết hợp với 1 gr cam thảo, 1-2 củ sâm đại hành tươi, 1-2 lá mạch môn đem sắc chung để lấy nước dùng hết trong ngày. Cũng có trường hợp bị viêm amidan, viêm họng, ho dùng cây rẻ quạt bằng cách: lấy 10 lá rẻ quạt tươi cho cùng một ít muối ăn giã nhuyễn, rồi cho vào 100 ml nước chín, trộn đều rồi dùng nước này ngậm vào buổi sáng và tối để súc họng. Làm như vậy trong một tuần thì có người khỏi bệnh. Đây là công thức trị viêm họng, viêm amidan hiệu quả từ tự nhiên mà bạn không nên bỏ qua, vừa rẻ tiền lại an toàn cho sức khỏe nên cách này rất thích hợp cho người cao tuổi và trẻ nhỏ những người có sức đề kháng yếu.
Cây rẻ quạt như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên giúp trị đặc hiệu cho các bệnh nhóm bệnh viêm nhiễm ở đường hô hâp cực kì hiệu quả, điển hình là trị viêm họng, chữa ho, viêm amidan...nhé các mẹ
Thuốc đông y có cái hay nhất là dùng nhiều không bị nhờn thuốc. Em họng yếu chuyển trời hay bị ho lắm, ho đến mức cảm giác đứt cả cổ nước mắt giàn giụa ý. Ngày trước uống thuốc tây nhiều bị nhờn thuốc, cách đây 2 năm bị ho liền 6 tháng, uống đống thuốc kháng sinh không khỏi, có thời điểm bác sỹ cho kháng sinh liều nặng quá, cứ uống xong là tụt huyết áp chân tay rụng rời. Cuối cùng em quyết định bỏ không uống thêm bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào nữa, chăm chỉ ngậm chanh đào ngâm mật ong, cố gắng nhịn ho ở mức tối đa vì hình như càng ho họng càng tổn thương nên khó khỏi, lúc nào buồn ho lắm thì uống 1 ít nước ấm cho thoải mái họng. May quá mấy tuần sau thì khỏi các mẹ ạ.