Những bài viết của TSGD Nguyễn Thụy Anh (tạp chí Mẹ và Bé)

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi bach_duong, 26/3/2010.

  1. muaxuancm

    muaxuancm Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/11/2008
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    53
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn bạn bach_duong, những câu chuyện, bài viết bạn post thật đáng để mình học tập trong cách nuôi dưỡng con cái.
     
    Đang tải...


  2. gaucon81

    gaucon81 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    5/5/2009
    Bài viết:
    2,390
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    98
    Những điều này thật là bổ ích cho tất cả chúng ta. cảm ơn chị bach_duong nhiều lắm.
     
  3. bach_duong

    bach_duong Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    16/12/2009
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    43
    Hi Hi, cám ơn các mẹ đã ủng hộ chị tớ, tớ sẽ xin bải của bá ý đều đều và đưa lên , có gì các mẹ cứ đóng góp nhé. Chị tớ biết các mẹ cũng quan tâm chắc chị tớ mừng lắm
     
  4. bach_duong

    bach_duong Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    16/12/2009
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    43
    Có nên nói với trẻ về cái chết?​


    Hàng xóm cũ của tôi, có một người mẹ mất đi, để lại đứa con gái bé 5 tuổi.

    Gia đình bảo với bé là mẹ đi công tác xa. Không cho bé đi dự lễ tang.

    Bé nhớ mẹ. Nỗi nhớ khi phải chia tay với người mẹ lúc mẹ đi công tác xa so với nỗi nhớ khi mẹ đã ra đi mãi mãi ở thời điểm này hoàn toàn không khác gì nhau. Thậm chí, bé còn thấy đau khổ hơn vì bé không thể hiểu nổi vì sao mẹ không liên lạc với bé bằng điện thoại, bằng những lá thư, những tấm thiệp.. Vì thế, việc nói dối trẻ, né tránh nói đến cái chết là một điều sai lầm.

    Cái chết cũng là một hiện tượng tất yếu trong đời một con người. Trẻ cần được biết về nó, nhưng không phải để sợ hãi, mà chỉ để trẻ có được khái niệm "sống - chết" một cách bình tĩnh và có cái nhìn "logic" đối với hiện tượng này cũng như với bất kỳ các hiện tượng thiên nhiên và xã hội nào khác.

    Tôi vừa đọc được tin về một cuộc triển lãm rất đặc biệt ở Berlin, hiện đang diễn ra cho đến hết ngày 29-8-2008, có tên là "Hãy kể cho em về cái chết" (Địa chỉ: Parochialkirche, Klosterstrabe 66/67)... Triển lãm dành cho đối tượng là trẻ em. Ở đây, người ta đặt những chiếc quan tài gỗ sồi, cho gióng những tiếng chuông nhà thờ báo hiệu cái chết của một con người, trên tường treo những tấm chân dung của những người đã qua đời nhưng tên tuổi trở thành bất tử... Trẻ em đến đây cùng cha mẹ, tiếp cận với “cái chết" một cách rất cụ thể, có thể cũng đáng sợ, nhưng sau buổi tham quan, hẳn nỗi sợ ấy không còn lại mấy nữa. Người ta còn chiếu bộ phim “Cuộc sống đi đâu?” - trong đó các em bé tự do nói lên "quan điểm" của mình về cuộc sống sau khi chết. Thế giới của những linh hồn qua suy nghĩ của các em thật là sinh động và... thậm chí, còn rất đáng yêu! Một em bé nói: "Sau khi chết, chúng ta sẽ trở lại cuộc sống, biến thành nhện và cá!".. Một em thì tưởng tượng bên cạnh quan tài sẽ hiện ra một cái thang máy để đưa người chết lên Thiên Đàng...

    Nghe những ý tưởng ngộ nghĩnh ấy, có còn ai sợ nói đến “cái chết” nữa không?

    Tôi thì không. Vì tôi cũng thích nghĩ đến một thế giới tốt đẹp dịu hiền sau khi chết, để những người thân của tôi đã qua đời có thể tồn tại, và từ đó nhìn về phía tôi, hàng ngày gần gũi tôi. Cha tôi mất đã 16 năm rồi, mà tôi vẫn còn nhớ rõ những ngày đầu tiên xa ông. Một sự liên hệ kỳ diệu giữa hai thế giới là có thực. Tôi cảm nhận được điều ấy. Sự trở về của cha trong những giấc mơ khiến tôi không còn cảm giác xa xôi nữa. Và tại sao không thể tưởng tượng, giống như bọn trẻ con ấy, về cuộc sống sau khi chết, để cả hai, cả người đã khuất lẫn người đang sống đều được an ủi và ấm lòng hơn, để ta có thể buồn nhớ mà không sầu não?

    Tối nay tôi ngồi viết một mẩu chuyện ... vui nhộn về “cái chết” để đọc cho con trai nghe. Trong đó, nó nhìn thấy ông nội, ông ngoại. Một ông thì có đôi cánh để bay. Một ông lại lái một chiếc máy bay trực thăng, có cánh quạt nhiều màu. Cả hai ông đều yêu quý nó. Nó thích câu chuyện lắm, và sau khi nhìn ảnh hai ông thì khẳng định là đã gặp các ông rồi, và rất nhớ ông. Nó gọi điện về cho bà và hỏi: "Bà ơi, ông thành thiên thần rồi, bà có nhớ ông không?"

    Thụy Anh, từ LB Nga.
     
    Sửa lần cuối: 2/4/2010
    smile_2007booma thích.
  5. bach_duong

    bach_duong Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    16/12/2009
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    43
    Những Romeo và Juliete bé bỏng

    Cu Tuấn học lớp 5, về nhà kể chuyện với mẹ:
    - Thằng Bình thích cái Hương mẹ ạ. Con biết vì sao rồi, vì cái Hương là lớp trưởng, trông cũng xinh…
    - Sao con biết?
    - Con nghe thấy mà!
    - Nghe thế nào?
    - Nhá, thằng Bình bảo: “Hương cầm cái bút này mà dùng này. Bao giờ mất Bình lại cho mượn cái khác!”
    - Thế mà là thích à?
    - Vâng, vì nó chỉ cho mỗi cái Hương mượn bút thôi…
    - Thế con có thích bạn nào không?
    - Có… À, không… Không thích có bạn gái đâu!
    - Thật không? Hôm nọ mẹ nghe thấy con nói chuyện với bạn gái nào ấy qua điện thoại, đến cả tiếng đồng hồ… Thế thì còn thời gian đâu mà học nữa chứ!
    Tuấn đỏ mặt nói lảng… Ai biết được cậu bé đang có cảm giác yêu mến một cô bạn gái nào đó hơn hẳn các bạn khác trong lớp. Có thể lắm chứ!
    Những câu chuyện “tình” trong trẻo như thế, hẳn các bậc phụ huynh được nghe không hiếm. Cũng có nhiều người tỏ ra lo lắng, sợ trẻ con bây giờ biết “thích” sớm, sợ con ảnh hưởng đến học tập, sợ những hệ lụy to lớn đáng sợ khác nữa xung quanh những mối tình trẻ con này. Theo thông tin tôi được biết, có những “mối tình” trẻ con đi sâu vào sự khám phá cơ thể của nhau, ngay từ tuổi còn nhỏ ở tiểu học hay trung học cơ sở. Phải làm sao?

    “Đó không phải là điều xấu xa”

    Trước hết, phải xác định với nhau rằng, cảm giác yêu quý một bạn khác giới không phải là cảm xúc xấu xa. Ngược lại, đó là thứ cảm xúc rất “người” cần được nuôi dưỡng, ủng hộ. Thêm vào đó, đặc điểm sinh học về giới tính cũng đóng vai trò quan trọng. Một đứa trẻ bé tẹo vô thức cũng đã biết quấn quýt những người khác giới. Điều cha mẹ cần làm là phải khéo léo “định hướng” sao cho tình cảm yêu quý, cái sự “thích” ấy giữ được sự trong trẻo của nó, mang đến những hành động tích cực. Ví dụ, vì “thích” bạn mà con cố gắng thể hiện mình đàng hoàng hơn, ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, học hành chỉn chu hơn… để tạo “hình ảnh” đẹp trong lòng của bạn.

    Không bao giờ được cấm đoán.

    Bao giờ tôi cũng muốn nhấn mạnh việc chia sẻ của cha mẹ với con trong bất cứ vấn đề gì. Hãy tỏ ra là người bạn lớn của con bằng cách: lắng nghe, không vội khẳng định “sai, đúng”, không ngay lập tức lên lớp: “Con làm thế là chưa được, phải thế này…”. Riêng việc lắng nghe đã giúp bạn có được một kênh thông tin quan trọng và chính xác nhất là từ con của mình, không cần phải “dò la nghe ngóng” qua những người khác.
    Hãy nhớ lại những tình cảm mình cũng từng có thời thơ ấu để có thể thông cảm cho con. Những rung động của con người có thể có từ rất sớm. Bạn hãy kể cho con nghe về những người bạn khác giới của mình ngày bé. Người này thân, người kia mình quý quý, người khác thì luôn cho mình mượn vở, có người còn luôn chia cho mình mấy quả bàng quả phượng ngon nhất..v..v.. Qua những câu chuyện, khéo léo gài lời khuyên của cha mẹ. Chẳng hạn: “Biết cô ấy thích đọc truyện, bố toàn cho cô ấy mượn truyện, rồi mượn cả truyện của người khác cho cô ấy mượn. Đâm ra bố lại đọc được nhiều nên hai người nói chuyện với nhau vui, thích lắm”… nghĩa là bảo con, muốn có được tình cảm quý mến từ phía “đối phương”, con cũng phải “nỗ lực” để tạo ra nét riêng của mình, nhất là về cách sống, về kiến thức…
    Hãy tư vấn cho con nếu con hỏi “tặng bạn quà gì ngày sinh nhật”, hay nếu có hiểu nhầm gì đó thì giải quyết ra sao. Hãy là “quân sư”, là người gỡ rối chứ không phải là người canh chừng tâm lý của con.
    Đặc biệt, không bao giờ cấm đoán. Phàm cái gì bị cấm là dễ rơi vào sự “hoạt động bí mật”, giấu giấu diếm diếm, rồi dễ biến tướng thành những điều không hay mà bố mẹ vì “lường trước” quá sớm đã thẳng tay cấm đoán. Bạn có thể “xui”con mời người bạn nó thích về nhà vào dịp thuận tiện như sinh nhật hay ngày trung thu chẳng hạn. Kín đáo quan sát “hai đứa” để có được những kết luận đúng về tình cảm của bọn trẻ mà điều chỉnh kịp thời. Tôi vẫn tin ở khía cạnh tích cực của điều này.

    Không bao giờ được giễu cợt

    Có khách, bố mẹ kể đùa: “Bé thế mà cháu có bạn gái rồi đấy bác nhé. Ối giời, nào là gấp chim hạc tặng bạn, nào là để dành tiền mua hoa hôm 8-3, “loãng mạn” lắm nhé!”
    Một trăm ngàn lần không nên! Thứ nhất, đây là câu chuyện “riêng tư” con đã tâm sự với bạn. Hãy coi đó như bí mật riêng của con và bạn. Thứ hai, kiểu đùa cợt như thế dễ cho con một cảm giác tiêu cực. Dần dà, chính đứa trẻ cũng tự thấy tình cảm của mình là tầm thường, vớ vẩn. Khi lớn lên, rất có thể con bạn sẽ có những quan niệm tiêu cực hoặc coi thường tình yêu.

    Cũng không nên gán ghép


    Nhiều cha mẹ hay gán cho con những người bạn khác giới. Có khi thấy con chỉ tỏ ra hơi quan tâm một chút thôi, hay bọn chúng thích chơi với nhau, thế là hai bên cha mẹ vào hùa, nói thằng nhà tôi thích con nhà bà, gọi nhau là thông gia, gọi con dâu con rể… Vẫn biết là đùa, nhưng chưa chắc với đứa trẻ, đó là những câu chuyện đùa có lợi. Nhiều trường hợp, giữa bọn trẻ xuất hiện một barie lớn không còn tự nhiên được với nhau nữa. Vô hình trung, bạn đã làm mất đi ở con những hồn nhiên mà tuổi con vẫn có.

    Tăng cường hoạt động thể chất


    Hướng cho con hoạt động thể thao, nâng cao thể chất. Những hoạt động cơ học lành mạnh sẽ đem đến cho con những cảm xúc lành mạnh, giảm thiểu thời gian “nhàn cư” có thể xem phim đọc truyện không đúng lứa tuổi, dẫn đến những hiện tượng tiêu cực tôi đã nói ở trên.

    Không quan trọng hóa vấn đề


    Thích, rung động… ở tuổi nhỏ cũng thường chỉ xảy ra nhất thời, trong một thời gian nhất định. Bạn không nên hốt hoảng, thấy vấn đề yêu đương quá nghiêm trọng (thậm chí tôi cũng không gọi đó là yêu đương!), và đặc biệt, phải biết chế ngự cảm xúc, không để lộ sự lo lắng đó của bạn với con. Bình tĩnh theo dõi, giữ trong nóng ngoài … mát. Thái độ của bạn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của con. Bạn bình tĩnh, con cũng sống thoải mái và bình tâm. Bạn lo lắng, con sẽ bất an với tình cảm non nớt của mình. Điều đó gây hại lớn về mặt tinh thần mà ngay lập tức ta chưa cảm thấy được.
    Và cuối cùng, hãy coi đó là một tình cảm cần thiết của con người và vui mừng vì con bạn đã có được nó trong tim

    Biết yêu quý một người, thấy điểm tốt của người đó, muốn quan tâm đến người ấy hơn, độ lượng với những khuyết điểm của người đó, giúp đỡ người ấy trong hoạn nạn… đó chẳng phải là cách sống đẹp và tích cực hay sao! Hãy trân trọng tình cảm này, và hãy hiểu rằng, con bạn đang phát triển đúng.

    Những Romeo và Juliete tí hon có thể sẽ quên nhau rất nhanh, nhưng những tình cảm chúng trải qua lại lưu lại trong tâm hồn, làm nên giá trị tinh thần của mỗi người mà ta không biết.

    Cha mẹ, thày cô, người lớn… hãy giúp các em có những nền tảng cảm xúc tốt để đón nhận tình yêu đích thực sau này trong cuộc đời.

    Thụy Anh
    Tạp chí Mẹ và Bé
     
  6. booma

    booma Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    20/1/2010
    Bài viết:
    2,717
    Đã được thích:
    421
    Điểm thành tích:
    223
    Các bài viết hay , đánh dấu để theo dõi...................
     
  7. mitcon

    mitcon Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/1/2010
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Mình đã đọc các bài của chị và thấy rằng các bài chị viết đều rất bổ ích và đây cũng là những thông tin hữu ích để các bậc cha mẹ trẻ chúng mình có những cách nhìn gần với trẻ thơ hơn, từ đó mà có những cách thức để giáo dục con cái.
    Trẻ thơ thật khó, muốn uốn để con nên người càng khó hơn
    Nhân tiện đây cho hỏi Chị đã có những ấn phẩm nào xuất bản chưa ? hoặc đang xuất bản ? cho độc giả bọn mình xin thông tin thêm với
    Nếu trong một số trường hợp đặc biệt không biết thông qua diễn đàn này chị có thể tư vấn và cho chúng tôi một số lời khuyên với trẻ nhỏ được không ?
    Cám ơn chị, chúc chị và gia đình mạnh khỏe
     
  8. booma

    booma Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    20/1/2010
    Bài viết:
    2,717
    Đã được thích:
    421
    Điểm thành tích:
    223
    Hôm nào có thêm bài thơ cho bé nào nữa mẹ nó post tiếp nhé
     
  9. bach_duong

    bach_duong Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    16/12/2009
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    43
    Nghi thức ứng xử


    Bé Nhím 4 tuổi, được khen ngoan nhất xóm. Đi gửi, về thưa, gặp ai cũng chào. Ai cho gì cũng cảm ơn. Thấy khách đến nhà là lăng xăng bê ghế, mang quạt cho khách rồi tự động lảng ra chỗ khác chứ không đứng đó hóng chuyện người lớn.
    Cu Nam, 7 tuổi, từng ở “Tây” từ nhỏ, mới về Việt Nam với ông bà. Bé “ga-lăng” lắm. Đi ra là mở cửa, giữ cửa cho mẹ và mọi người ra. Vào đến nhà là giúp em gái bỏ mũ, cởi áo khoác. Ngồi ăn thì giữ im lặng chứ không nói chuyện ầm ầm. Miệng nhai gọn gàng, không phát ra tiếng chóp chép. Ăn xong, Nam còn cảm ơn khiến ông bà cứ tròn mắt kinh ngạc.
    Có phải cách ứng xử như bé Nhím và bé Nam đều được các bậc phụ huynh nhìn vào thán phục, và mong muốn bé nhà mình cũng làm được như thế hay không?

    Khái niệm về nghi thức ứng xử trong xã hội là một đề tài khá rộng, không chỉ phức tạp đối với các bé mà ngay cả đối với những người lớn, đây vẫn luôn luôn là một vấn đề được đưa ra bàn cãi. Một loạt những nguyên tắc được đề ra, mà nếu ghi ra đây thì chắc không thể nào đủ giấy! Nguyên tắc xử sự với người trên, với khách đến nhà, khi ở nơi công cộng, khi ăn tiệc, khi đến thăm nhà người khác, khi tặng quà, nhận quà, khi đi xe buýt, khi lên máy bay, khi ở trong thư viện, khi đến nhà hàng, khi vào các hội nghị, đến nhà hát…v.v… Bao nhiêu tình huống là bấy nhiêu nguyên tắc được đặt ra để có thể trở thành người lịch sự!

    Vậy, làm sao dạy con trẻ tất cả những nghi thức ấy?

    Điều đầu tiên, theo tôi, các bậc phụ huynh cần xác định được thế nào là lịch sự? Bé gái tại sao phải là một ‘lady”, còn bé trai phải thành một “gentlement”?

    Nếu bạn cho rằng, việc xử sự lịch thiệp của bé chỉ để bố mẹ được mát mặt với mọi người, rằng bé sẽ được khen là ngoan, có giáo dục với những tác phong khuôn mẫu, với ‘dạ”, với “ạ” thật dễ thương…thì có lẽ quan niệm ấy có lẽ hơi lệch lạc. Những nghi thức trong ứng xử được nghĩ ra chẳng qua là để một cá nhân có thể hòa nhập với xã hội một cách thoải mái nhất, không phá vỡ những nguyên tắc chung của số đông, đồng thời vẫn khiến cho cá nhân ấy thể hiện được bản thân mình rất tự nhiên. Có nghĩa là, bản chất của sự “lịch sự” phải được ăn sâu vào cách hành xử của con người như là gốc rễ văn hóa. Ở đây, chúng tôi cho rằng, với trẻ em, có thể xác định khái niệm “lịch sự” như sau:
    - Đó là sự quan tâm đến người khác, nghĩ đến cảm nhận của người khác, muốn làm người khác dễ chịu, vui vẻ
    - Đó là cách thể hiện mình thật tốt đẹp, sao cho người khác cảm thấy muốn “chơi” với mình.

    Trên cơ sở đó, bạn cùng bé con của bạn có thể dần dần, hàng ngày xây dựng cho mình một hệ thống những nguyên tắc ứng xử cần thiết.

    Xin chia sẻ với các bạn vài kinh nghiệm của tôi:

    1. Bố mẹ là tấm gương của con: Trẻ em luôn thích bắt chước người lớn. Dạy con thành người lịch thiệp không gì hay hơn bằng tấm gương của ông bà, bố mẹ. Bố mẹ hàng ngày xử sự tế nhị, chu đáo với người ngoài, với nhau, thì con cái nhất định sẽ thấm dần điều tốt đẹp ấy. Ví dụ, như cu Nam trên kia, hẳn là hàng ngày Nam vẫn được chứng kiến cảnh “ga-lăng” ấy – từ tấm gương của bố và những người xung quanh.

    2. Tiếc thay trong xã hội, không phải ai cũng tuân theo những nghi thức ứng xử lịch sự. Khi đi cùng bé ngoài đường, gặp những cảnh chướng mắt, không hợp với những gì bạn dạy bé, bạn hãy lấy những ví dụ đó để cùng bé phê phán bằng cách khơi gợi: “Hôm nay đi đường, bố và cu Tin thấy các chị ăn kẹo rồi vứt đầy giấy kẹo ra đường. Thế là đúng hay sai con nhỉ?” “Thang máy vừa mở ra mà chú kia không đợi mọi người ra hết, đã lao vào rồi, buồn cười nhỉ con nhỉ? Thế nếu là con thì con sẽ làm sao?” “Con này, có bà già vừa mới lên xe mà chưa có chỗ ngồi, mẹ con mình có nên nhường chỗ cho bà không nhỉ?”

    3. Không bắt ép: “Con phải….” Trẻ em, lứa tuổi non nớt, luôn có xu hướng thể hiện những tình cảm của mình một cách chân thành. Bố mẹ cần rất khéo để không áp đặt bé, phải tôn trọng chính kiến và cảm nhận của con, nếu không, sẽ rất phản tác dụng – bạn có thể tạo ra một con người lịch sự giả tạo! Chẳng hạn, như bé Nhím trên kia, bé chào tất cả mọi người, nhưng với một “nhân vật” là bà Bình hàng xóm, thì bé luôn luôn lảng tránh, thậm chí còn giương mắt nhìn bà, không chào hỏi gì, khiến bà mắng bé là “hư!” Nhưng thực ra, bé ghét và sợ bà, vì bà rất hay mắng chửi người khác, có hôm còn đứng đầu ngõ để chửi với những lời lẽ rất đáng sợ. Bé Nhím nhận xét: “Bà Bình thật ác!”.

    Đối với những bé từ 3,4 tuổi, cái tuổi mà người ta hay nói là “bướng”, luôn muốn khẳng định tính cách của mình, thì bố mẹ lại càng cần phải kiên nhẫn. Đôi khi có trường hợp, bé biết là phải chào, phải cảm ơn.. nhưng cố tình lờ đi hoặc phụng phịu không chịu làm để gây sự chú ý của mọi người. Những lúc đó, tốt nhất là bạn không quá để ý đến bé, hoặc nhắc nhở bé bằng cách thay mặt bé “làm hộ” những gì phải làm, nói vui vẻ. Ví dụ: “À, cháu Dế muốn chào bác đấy ạ, nhưng tại cháu đang hơi xấu hổ nên chưa nói ra được. Mẹ cháu nói thay cháu ạ!” Hoặc: “Cảm ơn bác đã cho cháu quà. Cháu đang phấn khởi nên chưa cảm ơn được ạ. Lát nữa cháu sẽ nói với bác!”

    4. Bạn có thể dùng hình thức kể chuyện về một nhân vật khác (không phải bé!) để “bàn luận” với trẻ về những nghi thức ứng xử. Ví dụ, câu chuyện về bạn Thỏ hay nói to trong thư viện, khiến chẳng ai tập trung đọc sách được, thậm chí bác Gấu còn đọc trang nọ lẫn với trang kia. Hoặc câu chuyện về bạn Mèo con biết nhường chỗ xếp hàng cho một em bé nhỏ hơn, được mọi người khen tấm tắc… Bất kỳ điều gì bạn muốn nói, cũng có thể nói với bé thông qua những câu chuyện. Đương nhiên, nên thay đổi lần lượt tính “tích cực” và “tiêu cực”, không chỉ toàn chuyện “chê” hoặc toàn chuyện “khen”!

    5. Đóng kịch phân vai: Với những trẻ lớn hơn đôi chút, độ từ 4,5 tuổi trở lên, bạn có thể đặt ra tình huống, cùng con nhập vai. Có thể dùng các con gấu, thỏ bông làm nhân vật. Ví dụ, chơi trò bán hàng – trong lúc chơi, chú ý dùng các cấu trúc câu “lịch sự” như: “Bác ơi, bác làm ơn cho tôi xem …” “Bao nhiêu tiền hả bác?” “Cảm ơn bác, tiền đây ạ”…

    6. Tất cả những bài học trên, bạn có thể, và rất nên bắt đầu dạy bé từ lúc bé mới hơn một tuổi, còn chưa biết nói. Nhưng bạn hãy tin là bé tiếp thu sẽ rất nhanh. Ở đây, chúng ta lại có thể nhờ đến vai trò của thơ ca, văn vần, bài hát. Ví dụ, cùng với những hình ảnh cậu bé, cô bé ngoan, bạn có thể đọc những mẩu thơ như:

    “Mặt trời thức dậy
    Trời đã sáng rồi
    “Bé ơi!” Bé: “Dạ!”
    Mình cùng đi chơi”

    Hoặc:

    “Mẹ cho cái bánh
    Ngon ơi là ngon
    “Cảm ơn mẹ ạ”
    Mẹ cười nhìn con…”

    Hoặc những bài hát, như “Con chim vành khuyên” với những lời chào ngoan ngoãn của mình, hay bài hát về con cò “đi không hỏi mẹ biết đi đằng nào”…v.v..

    7. Hãy luôn phát hiện những “động thái tích cực” của bé để khen ngợi kịp thời, hoặc bằng cách kể lại với một người thứ ba, khiến bé “tình cờ” nghe được. Ví dụ, mẹ kể với bố: “Hôm nay bé Mai nhà mình đã nhớ lời bố dặn, khi người lớn nói chuyện, không nói leo vào, đợi mẹ nói xong chuyện với cô Hòa, bé mới nói. Đúng là ngoan ghê!”

    8. Và cuối cùng, vẫn luôn luôn tuân thủ nguyên tắc: dạy bé khi bé có tâm trạng tiếp thu. Khi bé mệt mỏi, khó chịu trong người, hơi nhõng nhẽo, quấy, hoặc bực bội, bạn hãy… để bé yên, kể cả khi thấy lúc ấy, bé thể hiện chẳng như một “lady” hay một “gentlement” gì cả!!!
    Việc học để trở thành người lịch sự, bé còn phải học cả đời, vì thế thiết tưởng cũng không nên gấp gáp, vội vàng.

    Thụy Anh, Mẹ và Bé, 7-2008
     
  10. bach_duong

    bach_duong Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    16/12/2009
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    43
    Câu chuyện giáo dục

    Thật thật giả giả...

    TTCT - Con trai tôi theo học một trường mẫu giáo tư thục có tiếng, với rất nhiều triết lý giáo dục mới du nhập từ nước ngoài. Nói chung là chất lượng cao, các tiêu chí giáo dục ở trường cho thấy thầy cô hướng tới sự hội nhập quốc tế. Thật sự vui sướng, kỳ vọng và tin tưởng.

    Cuối năm, các cô mời phụ huynh đến dự buổi bế giảng hoành tráng, có các tiết mục văn nghệ do các con biểu diễn. Khỏi phải nói tôi vui thế nào! Con trai tôi là một trong ba bạn được cầm micro đứng trên bục hát cho các bạn múa... “Dềnh dềnh dàng dàng... ba gang chiếu trải...” - bài hát dễ thương này tôi đâm ra cũng thuộc lòng vì trước đó cháu hát suốt ở nhà, cứ hở ra là hát, giọng líu lo, to tát, nghe yêu ơi là yêu! Cậu chàng còn lấy cái cốc giả làm micro, mắt nhìn khán giả (là bà, bố mẹ, cô chú và em trai tròn một tuổi), đu đưa, hớn hở, say mê...

    Đến hôm lên hát trước toàn trường thì có sự lạ. Cu cậu cầm micro thật, mặt không hướng xuống khán giả, không đu đưa, hớn hở, say mê... mà cứ ngoảnh vào trong, chỗ đặt cái loa đen to đùng. Miệng cu cậu gần như chỉ lẩm nhẩm, mặt buồn thiu. Thế nhưng nhạc vẫn rộn ràng và tiếng hát vẫn to tát. Nghe trong tiếng hát có giọng cứng cứng như giọng người lớn. Tôi nghĩ chắc các cô cầm micro hát theo ở dưới.

    Bỗng phụt một cái, mất điện. Tất cả “ồ” lên tiếc rẻ. Bấy giờ lại có sự lạ. Cu cậu gân cổ lên hát dù không có nhạc, chẳng có micro, mắt nhìn xuống dưới, giọng rất to, người đu đưa, hớn hở, say mê... Khán giả vỗ tay ầm ầm...

    Thành công quá! Tôi khen con khi cháu đã xuống ngồi ở dưới. Cu cậu bảo: “Mẹ ơi, lúc đầu con chưa hát đã có người trong loa hát mất của con, nên con chán!”...

    Ra thế! Hóa ra trường chơi hát nhép!

    Chỉ một chi tiết này thôi khiến tất cả sự kỳ vọng và tin tưởng vào các tiêu chí giáo dục của trường bỗng biến mất!

    Hôm qua xem một chương trình truyền hình hoành tráng, có một dàn thiếu nhi lên hát. Các cháu mặt non non, xinh xinh, nhưng nghe trong giọng hát cũng có giọng cứng cứng của người lớn. Tôi chợt nghĩ: lại... thật thật giả giả từ nhỏ, nghĩ mà buồn!

    SONG ANH
    Tuổi trẻ
     
  11. bach_duong

    bach_duong Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    16/12/2009
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    43
    CẦU VỒNG TUỔI THƠ


    Vấn đề dạy con phân biệt màu không phải là điều mới lạ đối với các bậc phụ huynh. Ở đây, chúng tôi chỉ xin giới thiệu một số bài tập nhỏ có thể giúp bé của bạn hòa mình vào thế giới muôn màu muôn vẻ thật tự nhiên, thật nhẹ nhàng mà đầy thú vị. Đây cũng là những kinh nghiệm mà người viết bài này rút ra được qua việc dạy con học màu sắc của mình.

    Nguyên tắc của chúng ta:

    1. Không nóng vội: Giới thiệu màu sắc với trẻ phải thật điềm tĩnh, chậm rãi, không giục giã, không hối thúc trẻ. Thường thì một lần bạn nên dạy trẻ 2 màu tương phản – và lặp đi lặp lại các bài tập trong vòng 2 tuần…

    2. Sáng tạo: Cách dạy phải thật sáng tạo, không nhàm chán. Bạn có thể dùng lời kể của mẹ, dùng lời thơ, dùng hình trong những cuốn sách tô màu, dùng các quả bóng bay nhiều màu, dùng những hình ảnh gần gũi hàng ngày như bông hoa trong bình hoa của nhà mình, màu bàn ghế, giường tủ, cùng bé nhìn bầu trời, cùng bé nhìn cây cỏ trong vườn… Đặc biệt quan trọng là dạy con qua các trò chơi.

    3. Chỉ dạy trẻ lúc trẻ có hứng thú, tâm trạng thoải mái và vui vẻ. Chớ nên ép buộc cùng ngồi bàn như người lớn

    4. Không chê bai trẻ nếu trẻ nói sai. Sửa lại cũng nhẹ nhàng, vui vẻ hoặc thậm chí nói sang chuyện khác, một lúc sau mới quay lại chủ đề này. Khen tặng nếu con nói đúng.

    5. Không cần kiểm tra bài kiểu như: “Màu gì đây? – Sai! Đỏ chứ!”

    6. Đừng ngại giới thiệu với bé những sắc độ khác nhau của một màu: khi bé bắt đầu biết nói, bạn có thể giúp bé phân biệt những màu Màu xanh lá cây và màu xanh da trời, da cam và màu vàng, đỏ và hồng, nâu và xám, màu đậm và màu nhạt hơn…

    7. Mỗi đứa trẻ có cách thể hiện những kiến thức học được theo kiểu của mình. Bạn đừng vội thấy con không trả lời mình mà kết luận là bé không biết gì! Rất có thể sau một thời gian nữa, bạn sẽ phải ngạc nhiên khi thấy những gì bạn dạy bé đã lĩnh hội được từ lúc nào không biết!

    Giới thiệu các bài tập thực hành với bé
    Bắt đầu từ đâu?


    Ngay từ khi mới ra đời, em bé đã có phản ứng rất nhạy cảm với màu sắc sặc sỡ. Điều này là có thật. Song không phải lúc nào trang trí phòng, giường của bé bằng đủ các màu sắc lòe loẹt khác nhau cũng là điều hay. Bạn hãy để ý xem bé có phản ứng nhìn lâu nhất với màu sắc nào thì trong một quãng thời gian dài hãy chỉ treo trên đầu giường bé những đồ chơi có màu đó cùng1 đến 2 màu khác tương phản. Ví dụ: Đỏ, trắng, đen; hoặc; vàng, nâu hay xanh, đỏ.

    Bé từ 1 tuổi đến 2 tuổi: Học tên của các màu
    Bóng lăn hoặc bóng bay


    Sử dụng bóng lăn với trẻ bé hơn, bóng bay với trẻ lớn hơn, có thể tung bóng cùng bạn được. Những buổi đầu bạn dùng bóng màu đỏ và màu xanh (hoặc đỏ và đen, đỏ và trắng). Bạn ngồi cách xa bé một đoạn, lăn bóng vào lòng bé, vừa lăn vừa nói:

    - Mẹ lăn cho Bé bạn bóng Đỏ này!
    Khi bé chụp được quả bóng. Bạn đề nghị:
    - Bé cho mẹ bạn Đỏ đi!

    Sau khi mấy lần như thế với bạn Đỏ, chuyển sang làm vậy với bạn Xanh. Cuối cùng thì cùng lúc lăn từng bạn:

    Bạn Đỏ này, bạn Xanh này! Khi bé bắt được cả hai bạn rồi, mẹ lại đề nghị;
    Cho mẹ bạn Đỏ! (bé lăn bạn Đỏ)
    Cho mẹ bạn Xanh! (Bé lăn bạn Xanh)

    Sau 1, 2 tuần, khi bạn chắc chắn rằng con đã nhận biết tốt hai màu thì có thể chơi bóng với 2 quả bóng, trong đó một quả mang màu cũ mà bé đã biết, quả kia mang màu mới. Với trường hợp trên, bài thứ 2 chúng tôi sẽ đưa bé màu Đỏ và Đen. Bài thứ 3 có thể màu Đen và Vàng. Sau đó bạn thử lặp lại bài tập với 3 quả bóng, 4 quả bóng….

    Ngoài ra bạn có thể dùng chính màu áo, quần, mũ, khăn của bé đang mặc.

    Ví dụ khi mặc quần áo cho bé mỗi ngày, bạn vừa làm vừa đọc: “Hôm nay bé Cún – Mặc áo đi chơi – Áo thì màu đỏ - quần thì màu nâu” Hoặc “Chiếc quần màu xanh – Đẹp ơi là đẹp – Chiếc áo màu vàng – Của thằng bé Cún!” Chú ý không cần làm thơ hay, chỉ cần đọc sao cho vui vẻ, nhịp nhàng, nhấn mạnh tên của Màu. Với tuổi này, bạn đừng vội thêm những từ như màu xanh biếc, màu đỏ rực rỡ v.v. Nói sao cho ngắn gọn nhất, dễ hiểu nhất đó là màu gì.

    Bé từ 2 đến 3 tuổi cần những bài tập phân biệt màu phức tạp hơn

    Bạn chọn các con thú bông có một gam màu nhất định: ví dụ búp bê màu đỏ, gấu bông màu trắng, mèo màu xám, cáo màu vàng…Chọn cho mỗi con một mảnh vải cùng tông màu. Bạn hãy đề nghị con quàng khăn cho các em bé trước khi đi chơi cho khỏi rét! Nhắc con nhớ là các em thích đúng màu khăn của mình cơ, con đừng nhầm nhé. Mỗi khi bé đưa nhầm khăn, hãy giả vờ giọng thú bông hoặc búp bê mà nũng nịu; “Không, không, em mặc áo vàng, khăn em màu vàng cơ!” Nếu đúng thì reo lên; “Cảm ơn anh (chị) … Đúng là khăn em! Màu này là màu…. (ngân giọng ra để con cùng nói với bạn) Vàng! Lúc này bạn đã có thể dùng các màu như xanh lá cây, xanh da trời, vàng, da cam…một cách mạnh dạn.

    Dùng các hình khối gỗ hoặc nhựa nhiều màu. Từ những hình khối này, bạn có thể bày ra nhiều trò. Ví dụ có thể cùng con xây nhà. Bạn là thợ xây, con là người giúp bạn đưa các viên gạch dựng nhà. “Nào, bác Cún mang cho tôi viên gạch màu Vàng nào! Viên gạch màu Xanh lá cây nào!”. Nếu bé hứng thú thì cứ tiếp tục xây cao… Bài học này chắc chắn sẽ khiến bé phân biệt màu nhanh hơn. Cuối cùng khi đã xây rất cao, bạn hãy cảm ơn chú thợ xây bé nhỏ thật nhiệt tình vào.

    Ném vào đích: dùng các hộp màu khác nhau hoặc các chậu màu sắc khác nhau. Bạn có thể lấy giấy màu dán qua quýt lên cái chậu, cái rổ… bất cứ cái gì trong nhà có được, miễn là thể hiện được màu sắc rõ ràng. Chuẩn bị một số đồ vật nhỏ như trái bóng nhựa, các mẩu gỗ… dùng làm đồ để ném. Đứng cách một đoạn vừa đủ cho bé có thể ném trúng. Trò này cả nhà cùng chơi là vui nhất: Bố, mẹ, con hoặc là bà, mẹ và con.

    Nếu có cả bố thì nên để người lớn bắt đầu trước để con biết cách bắt chước theo. Một người xướng, một người đánh giá. Ví dụ Mẹ xướng “Đỏ” thì Bố ném vào hộp đỏ. Mẹ kêu “Xanh lá cây” thì Bố ném vào hộp màu xanh lá cây! Cứ mỗi lần bố ném là con hô to: “Đúng” hoặc “Giỏi”! Nếu ném sai thì con hô: “Sai!” Chú ý thỉnh thoảng bố mẹ lại giả vờ nhầm để con có thể đánh giá đúng sai cho đều! Sau đó đến lượt Bé và Mẹ.

    Bạn hãy lấy giấy màu cắt thành các bông hoa to có nhiều cánh.
    Bông hoa vàng, đỏ, tím, hồng, da cam.. Ví dụ bông hoa có 5 cánh thì bạn chỉ dán lên bảng hoặc lên tường 4 cánh. Bé phải chọn cho những bông hoa đó cánh hoa bị khuyết… Tương tự như vậy, bạn có thể dùng bài tập này để luyện các sắc độ của màu. Ví dụ: những cánh hoa tím nhạt, tím than, đỏ, hồng, vàng, da cam…

    Dùng bút lông (cọ) hoặc bút dạ vẽ:

    Từ 2 tuổi rưỡi đến ba tuổi, bạn đã có thể cho bé chơi với phấn màu hoặc màu nước. Trong khi cùng mẹ vẽ những bức tranh hoặc tô tượng bé sẽ học được nhiều điều kỳ diệu qua trò chơi với màu sắc. Bạn đừng bắt bé phải tô màu đẹp hoặc vẽ những bức tranh có hình, có khối. Chỉ cần bé có ý niệm rõ ràng về màu sắc thôi.

    Ví dụ, hãy vẽ sẵn một ngôi nhà, có những bông hoa bên cạnh, chỉ thiếu lá và cỏ thôi. Bạn hãy nhờ bé vẽ giúp ít cỏ cho đẹp. Bé tự chọn màu.
    Hoặc bạn vẽ sẵn vòng tròn có mắt mũi.. là ông mặt trời đang cười ở trên cao. Hãy nhờ bé vẽ các tia nắng của ông mặt trời. Bé cũng tự chọn màu.

    Hãy dùng cuộc sống, thiên nhiên xung quanh làm bài học cho bé con của mình.

    Điểm ôtô, xe máy: Nếu có dịp đứng ở đâu đó nhìn ra đường, có những chiếc xe máy hoặc ôtô đang vượt qua, bạn có thể cùng bé thi xem ai nói nhanh và đúng màu của xe… Cái này không nhất thiết nói chính xác. Hãy coi đó là trò vui để kích thích nhận biết màu của con, mang lại những giây phút cùng cười vui thoải mái cho mẹ và con. Bạn có thể giả vờ nói ríu cả lưỡi: “Xanh, xanh, đỏ, lại xanh, xanh da trời, xanh lá cây, đỏ, đỏ, đỏ, vàng… Ôi mẹ mệt quá!”
    Cùng nhau nhìn lên bầu trời xem hôm nay trời màu gì, có mây màu gì… Buổi đêm thì trời màu gì…

    Từ 3 tuổi trở lên:

    Con bạn đã hoàn toàn có khả năng nắm bắt màu qua ngôn ngữ.
    Đây là lúc bạn chêm những từ miêu tả màu sắc vào các câu chuyện kể cho bé: màu đo đỏ, xanh xanh, tim tím, đỏ tươi, đỏ thẫm, xanh biếc, xanh biêng biếc, tím ngắt… Và cả các ngữ so sánh: môi đỏ như máu, má đỏ hồng như quả táo chín, trắng tinh như hạt muối v.v. Bạn đừng e ngại bé bị quá tải! Bé có khả năng lớn hơn nhiều so với những gì cha mẹ nghĩ về bé đấy!
    Tóm lại, với trí tưởng tượng riêng của mình, bạn sẽ nghĩ ra được rất nhiều bài tập về màu sắc để mang lại cho bé con những khái niệm ban đầu rõ ràng mà lại phong phú về thế giới sắc màu.

    Ngược lại, với trí tưởng tượng của bé, bé sẽ mang đến cho bạn nhiều bài học thú vị khác mà người lớn không bao giờ biết tới nếu không có trẻ con, giống như tôi như thế này:

    MÀU SẮC

    Mẹ dạy con bài học về màu
    Bài đầu tiên chỉ có xanh và đỏ
    Đỏ là hoa và xanh là cỏ
    Sắc màu nào cũng rõ cũng tươi

    Mắt ngây thơ, trong trẻo, yêu đời
    Con chỉ thích những màu sặc sỡ
    Áo con mặc cũng vàng hớn hở
    Chạy trong nhà như một chú gà con…

    Hôm nay con đã biết nhiều hơn
    Con thích ngắm màu da trời xanh ngắt
    Con bảo trên kia có nhiều mây trắng
    Và lo lắng vô cùng khi thấy bóng mây đen

    Trời tối rồi, con thủ thỉ: “Màu êm”:
    Êm dịu trăng lên và rất nhiều sao sáng
    Trời có sao con gọi “màu lấp lánh”
    Trời không sao con biết nói “nhờ nhờ”

    Mẹ gửi cầu vồng vào những giấc mơ
    Nghe xôn xao tiếng cười con vui vẻ
    Và sáng ra chờ con khoe với mẹ
    Những cái tên kỳ lạ của từng màu!

    Bài học về màu này mẹ sẽ nhớ rất lâu….​

    3/2007
    Thụy Anh
    Mẹ và bé
     
    Sửa lần cuối: 16/4/2010
    Mechiphoi thích bài này.
  12. bach_duong

    bach_duong Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    16/12/2009
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    43
    Những câu hỏi khó của trẻ (giáo dục giới tính)

    - Mẹ ơi, sao bạn Hoa lại ngồi tè?
    - Mẹ ơi, sao con trai lại có “chim”, còn con gái thì không?
    - Vì sao buổi trưa, con trai phải ngủ riêng, con gái phải ngủ riêng? Con thích nằm cạnh bạn Hoàng cơ, mà cô không cho!


    Đây là những câu hỏi mà tôi đã từng được nghe con trai tôi, và con gái của người bạn tôi đặt ra cho bố mẹ, khiến các vị phụ huynh mặt nghệt ra mất mấy phút để suy nghĩ rất lung. Những câu hỏi khó, và ngay cả việc chọn một thái độ phản ứng thích hợp đối với những tò mò chính đáng như thế của trẻ cũng không phải là dễ dàng.
    Ngày nay, chúng ta thường nghe đến thuật ngữ “giáo dục giới tính”. Đây đó, nghe trẻ tiểu học đã hỏi bố mẹ những câu rất “khoa học” về kinh nguyệt, và giao hợp, sinh nở, phá thai, bao cao su…
    Chuyện đó cũng chẳng có gì khó hiểu. Trên tivi, trên các phương tiện truyền thông khác, người ta nhắc đến những từ này như cơm bữa. Ở trường học, các con đã được tiếp xúc với những tài liệu nói về giới tính, về bộ phận sinh dục của con người. Song, các bậc làm cha làm mẹ vẫn không khỏi hoảng sợ và bối rối khi nghe những câu hỏi khó của con.

    Bản chất của giáo dục giới tính đối với trẻ Mẫu giáo lớn và tiểu học
    Theo tôi, đối với trẻ Mẫu giáo và tiểu học, ý nghĩa giáo dục giới tính không nằm trong việc giới thiệu tỉ mỉ về bộ phận sinh dục, về các quá trình phát triển giới tính của con người. Điều ấy không cần thiết và trẻ cũng chưa đủ sức để hiểu vấn đề một cách sáng sủa. Giáo dục giới tính ở đây cần hiểu là xác lập cho trẻ một khái niệm chung về sự khác nhau giữa nam và nữ, hiểu được mình thuộc giới tính nào và cách thể hiện giới tính ấy trong cuộc sống. Trẻ cần được biết về cơ thể mình, cũng như những nguyên tắc xử sự tương tác với giới khác. Đôi khi chỉ đơn giản là ý niệm con trai rất nên “ga-lăng” với con gái, hay con trai không nên đánh bạn gái, hoặc con gái ở nơi công cộng cần phải có tác phong kín đáo. Ở một số trường tiểu học nước ngoài, người ta đề nghị bố mẹ cho con gái để tóc dài, con trai để tóc ngắn, con gái nhất thiết phải mặc váy, con trai mặc quần, đặc biệt không khuyến khích bé trai đeo hoa tai v.v. Có người cho như thế là áp đặt, nhưng chí ít, đó cũng là cách xác lập cho trẻ một “định nghĩa” về bản thân, tránh một phần nào những lệch lạc giới tính phát sinh (không bẩm sinh).



    Thái độ của người lớn


    Thày cô, bố mẹ chớ bỏ qua những câu hỏi khó của trẻ. Lờ đi, thậm chí còn mắng: “Hỏi vớ va vớ vẩn!”. Theo tôi, bố mẹ phải là nguồn thông tin chính xác và tin cậy nhất cho con, đừng để các bé phải quay ra tò mò tìm hiểu từ các “nguồn” khác. Với những câu hỏi ngây thơ ấy, bố mẹ hãy gắng tìm cách lý giải vừa “không sai”, vừa có một đôi chút tưởng tượng, bằng một câu chuyện nhỏ chẳng hạn. Ví dụ, để giải thích vì sao có được con, bạn có thể nói về tình cảm của bố và mẹ, rằng bố rất yêu mẹ và đã tặng mẹ một… hạt ngọc tình yêu rất đẹp. Trong bụng mẹ, có một cái túi nhỏ dành để giữ, nuôi dưỡng cái hạt ấy lớn dần lên..v..v. Ở tuổi này, trẻ con có thể gặng hỏi bạn nhiều điều, nhưng chúng cũng nhanh chóng cảm thấy hài lòng nếu được nhận một câu chuyện sinh động. Việc mô tả tỉ mỉ “như sách” những vấn đề giới tính ở đây là không cần thiết.

    Thế nhưng, cũng có những hiện tượng khác ở trẻ khiến bố mẹ không thể không lo lắng, thậm chí có người còn kêu lên rằng xã hội làm con mình hư hỏng quá sớm! Xin đơn cử một vài ví dụ và đề xuất cách giải quyết:

    1. Hiện tượng ghép đôi trong lớp học: Thuở bé, tôi còn nhớ, chúng tôi cũng từng gán ghép bạn nọ với bạn kia, rồi tự nhận nhau là vợ là chồng, chơi trò đám cưới, bố mẹ, con cái. Đừng vội phản đối các con. Trước tiên hãy quan sát. Nếu thấy trẻ thể hiện hồn nhiên như trong mọi trò chơi khác, thì đó cũng chỉ là một kiểu chơi của chúng mà thôi. Chúng bắt chước và mô phỏng mọi hoạt động trong cuộc sống của người lớn mà chúng vẫn được chứng kiến. Điều này không đáng sợ. Chỉ có điều, tránh chuyện “chế” – chế diễu chúng, khiến chúng xấu hổ khi bạn trai bạn gái chơi thân với nhau, khiến chúng coi đó là bất thường. Ngược lại, cũng tránh sự tự gán ghép từ phía cha mẹ. Thấy con trai chơi thân với bạn gái là gán ngay đó là vợ, là chồng, đôi khi lại cười cợt khiến chúng xấu hổ, hoang mang.

    2. Những thể hiện bất thường: hay sờ bộ phận sinh dục, đôi khi có hiện tượng giống như thủ dâm. Hiện tượng này cũng không có gì đáng lo ngại. Sự phát triển về tính dục của cơ thể trẻ có thể bắt đầu rất sớm. Một bé trai ngay từ khi còn nhỏ, bộ phận sinh dục đã có thể cương cứng như người lớn. Đến khi tình cờ có một sự cọ xát, động chạm với một vật nào đó, hay đơn giản là bé được bày cách rửa ráy… và nhận được những cảm giác thích thú nhất định, bé sẽ lặp lại việc này, như một kinh nghiệm mới mẻ. Thái độ của bố mẹ thích hợp nhất là: theo dõi, nhưng lờ đi. Chớ mắng, đánh hoặc có những nhận xét vội vàng về con (“Nó lớn sớm, bé tí đã biết…”)..v..v Chỉ có điều, mỗi khi nhận thấy con có những hành động như thế, bạn hãy khéo léo đánh lạc hướng con bằng nhiều cách – bằng một trò gì đó mà con đang rất thích, rất quan tâm. Ngoài ra, bạn cần:
    - Tạo điều kiện cho con hoạt động nhiều hơn ngoài trời, giải phóng năng lượng của trẻ.
    - Khi tắm rửa cho con, thay quần áo, không bao giờ đùa cợt khiến con cảm thấy xấu hổ về cơ thể mình. Không “lêu lêu” trẻ khi trẻ “cởi truồng” để đi vệ sinh. Khi trẻ tò mò nhìn cơ thể của bạn khác, cũng hãy nén nhịn mà không mắng là “dơ”, là “vô duyên”. Ở tuổi này, đó là những khám phá lành mạnh và cần thiết. Thái độ không hợp lý của người lớn, chỉ một lần thôi, cũng đủ làm trẻ hiểu sai về cơ thể mình, thậm chí nếu thành hệ thống, trẻ sẽ có những tổn thương nhất định trong tâm lý giới tính, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.
    - Khi rửa ráy bộ phận sinh dục cho trẻ, làm dứt khoát và không quá kỹ.

    3. Khi trẻ “học” được những điều “cấm kỵ” ở bên ngoài: con nghe được những câu chuyện “bậy” từ người lớn, vô tư kể với cả nhà, thái độ của bạn thế nào? Mắng át đi? Trẻ càng tò mò thích thú, vì thấy gây được sự chú ý của người khác. Bạn hãy bình tĩnh nghe trẻ nói rồi đáp bằng một giọng thờ ơ nhất: “Ừ, nhưng mẹ chẳng thấy chuyện này có gì hay cả.”, rồi lập tức chuyển đề tài: “À, thế còn bức tranh khủng long hôm qua con vẽ, con đã tìm thấy chưa?...”

    … Chủ đề giáo dục giới tính cho trẻ là một câu chuyện khó và có biết bao vấn đề cần nói. Trong khuôn khổ một bài viết nhỏ, tôi chỉ muốn nhấn mạnh một điều: Bố mẹ hãy là những người gắng hiểu được con, uốn nắn cho con trong việc này một cách khéo léo chứ không cung cấp thông tin một cách thô vụng, khô khan và phản ứng với mong muốn tìm hiểu bản thân của trẻ một cách thô bạo. Con bạn cần được lớn lên lành mạnh trong sự hiểu biết cần thiết về những điều tưởng chừng là “đáng xấu hổ” theo như quan niệm cổ hủ một thời.

    Thụy Anh
     
    Sửa lần cuối: 21/4/2010
    booma thích bài này.
  13. bach_duong

    bach_duong Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    16/12/2009
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    43
  14. duclan

    duclan Thành viên mới

    Tham gia:
    20/4/2010
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Cam on Bach Duong, minh da doc gan het cac bai viet cua Thuy Anh ma Bach Duong dua len. Minh thay rat bo ich va mong rang ban co nhieu bai nua de nhieu me tham khao.
     
  15. bach_duong

    bach_duong Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    16/12/2009
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    43
    LỚP CON TÔI HỌC CÓ TRẺ TỰ KỶ!

    Ngày nay, càng ngày chúng ta càng được tiếp xúc nhiều hơn với những thông tin về chứng tự kỷ ở trẻ em. Không còn xa lạ nữa những vấn đề xoay quanh chứng bệnh này: những buồn khổ, lo lắng của gia đình, bố mẹ, những rắc rối và những khó khăn mà các thày cô giáo phải đối mặt nếu trong số các học sinh có em bị mắc chứng tự kỷ..v..v.

    Trong bài viết này, tôi chỉ muốn nói đến trẻ tự kỷ dưới góc độ của một người ngoài, một người mẹ có những đứa con bình thường nhìn nhận thế nào về chứng bệnh này, và có sự thấu hiểu, chia sẻ và tiếp sức ra sao để những đứa trẻ tạm thời bị coi là “không giống mọi người” ấy được hòa nhập với cộng đồng, có thể sống, học tập và phát triển trong môi trường chung giống mọi người…

    Chị An, hàng xóm nhà tôi, dặn dò con trước khi con đi học thế này: “Này, cái thằng X. là bị tự kỷ nhé. Con cấm có được chơi với nó nghe chưa? Cứ tránh ra cho nó lành!”. “Sao vậy? Chị dạy cháu thế thì bạn cháu làm sao mà hòa nhập được với mọi người? Như thế thật không phải!” – Tôi phản đối. Thì chị đáp: “Khổ, nó nhẹ nhẹ, là lạ một tí thôi thì không sao. Thế nhỡ gặp phải cái đứa nó ở dạng nặng, nó đánh con mình, ném cho cục gạch vào đầu chẳng hạn, thì mình biết kêu ai? Rồi có hôm thằng con tôi về con bắt chước cách đi lại nói năng của bạn, làm tôi sợ ơi là sợ…”

    Nghe thật buồn, nhưng ngẫm lại, không phải chị An không có lý! Đó là những lo ngại chính đáng của các bậc phụ huynh, nhất là những người còn hiểu biết rất mơ hồ về chứng tự kỷ, khiến những lo ngại cộng với sự tưởng tượng, suy diễn… sẽ trở nên lớn hơn, khó kiểm soát. Xin đừng vội nghĩ rằng họ không có tấm lòng, rằng họ ích kỷ, nhỏ nhen, không biết chia sẻ. Ai chẳng thương và lo lắng cho sự an toàn của con mình! Có điều, theo tôi, vấn đề này cũng không phải là không có lối thoát.

    Trang bị kiến thức cho các thày cô và phụ huynh. Dường như hiện giờ, ở Việt Nam, chỉ có những người có con bị tự kỷ mới quan tâm tìm hiểu về chứng bệnh này. Thực ra, kiến thức về chứng tự kỷ, cách thức và phương pháp chữa trị, cách giao tiếp với trẻ tự kỷ, các khái niệm cơ bản nhất trong tâm lý học khi đối diện với trẻ tự kỷ… mỗi một người khi chuẩn bị làm cha làm mẹ đều cần phải biết, và điều này đặc biệt cần thiết với những thày cô giáo có học trò là trẻ tự kỷ.

    Làm công tác tư tưởng cho các bé.. Khi đã nắm được những kiến thức cơ bản đó, các bậc phụ huynh và cô giáo sẽ có cách nói chuyện với con mình, với học sinh (bình thường) học cùng trẻ tự kỷ, theo hướng sau:
    - Tâm sự với các em ngay từ đầu, vì sao bạn X. lại hơi khác các bạn trong lớp.
    - Gợi được sự thông cảm của các em, trao cho các em “trách nhiệm”, làm sao cùng nhau giúp bạn hòa nhập ở môi trường học tập này. Trẻ em rất nhạy cảm với sự tin tưởng của người lớn. Chúng sẽ đón nhận thông tin một cách nghiêm túc và sẽ không còn trêu chọc bạn, thậm chí, còn sẽ bảo vệ bạn trong nhiều trường hợp.
    - Tuy nhiên, để đề phòng việc trẻ tự kỷ do những lý do nhất định bị kích thích thần kinh trở nên giống như trẻ tăng động, nóng nảy, đánh bạn, ném đồ đạc vào bạn khác…, thày cô và bố mẹ nên cảnh báo cho các em về những hiện tượng này. Khi thấy có gì khác thường, lập tức báo ngay với cô giáo. Dặn con không làm những động tác mạnh khiến bạn tổn thương hoặc sợ hãi, như hét, mắng, quát bạn, giằng đồ chơi của bạn, kéo tay kéo chân hay đùa nhả với bạn… Tuy nhiên, nếu con có trót một vài lần đối xử với bạn không tốt, cũng đừng mắng hay phạt trẻ, hoặc lên án con gay gắt. Điều này dễ dẫn đến sự thù ghét của trẻ đối với bạn tự kỷ, cho rằng bạn chính là nguyên nhân mình bị mắng. Hãy kiên nhẫn giảng giải bằng nhiều cách. Ví dụ, bằng một câu chuyện cảm động mà bạn nghĩ ra chẳng hạn. Hoặc, hãy tỏ ra thông cảm với trẻ: “Ừ, ban đầu mẹ gặp bạn X., mẹ cũng thấy kỳ quặc lắm. Nếu mẹ còn bé, chắc là mẹ cũng trêu bạn ấy như con. Nhưng hôm nọ mẹ thấy mẹ bạn X. khóc, vì bạn X. không học được như con, không chơi với mọi người bình thường được như các con, mẹ thấy thương cô ấy quá….”

    - Ở nhà, hàng ngày, bạn nên hỏi han con về người bạn tự kỷ ở lớp. “Dạo này bạn ấy có tiến bộ không? Con thấy hôm nay bạn ấy buồn hay vui, có làm điều gì khiến mọi người thấy buồn cười, kỳ lạ không? Con có cười nhạo bạn không?”. Trò chuyện với bố mẹ về bạn cũng khiến con bạn giải tỏa được những bức xúc (nếu có) hay có điều kiện kể lể những điều mà nó cho rằng kỳ quặc ở bạn, nhưng ở lớp vì lịch sự và trách nhiệm (như đã nói ở trên) mà nó không thể nói ra. Đứa trẻ vẫn chỉ là đứa trẻ, luôn có nhu cầu được nhận xét, kể chuyện… Qua đó, bố mẹ có thể khéo léo hướng con vào suy nghĩ đúng bằng sự thấu hiểu của mình. Ví dụ: “Ừ nhỉ, mẹ thấy bạn X. làm thế thì buồn cười quá. Nhưng con không trêu bạn là đúng rồi. Mẹ bạn X. mà thấy bạn X được các con thương như thế, chắc cũng đỡ buồn nhiều lắm đấy.”
    - Thỉnh thoảng hãy khuyến khích con bạn mang một món quà nào đó đến cho người bạn tự kỷ của mình. Một cuốn sách, một món đồ chơi nào đó…
    - Thường, trẻ tự kỷ rất có thể có năng khiếu ở một vài môn nào đó. Ví dụ, thuộc lòng rất giỏi. Bạn hãy hỏi con về điều này và khơi gợi sao cho con bạn có cảm xúc phục bạn, từ đó đối xử với bạn theo chiều hướng tích cực hơn.


    Để bố mẹ yên lòng, nên tổ chức những buổi gặp gỡ trao đổi thường xuyên với phụ huynh trẻ tự kỷ. Việc tâm sự giữa các bố mẹ với nhau rất cần thiết, tăng sự tin tưởng vào những điều tốt đẹp. Hãy cùng hy vọng có được sự hòa nhập dần dần của trẻ tự kỷ trong môi trường học bình thường. Khi bạn cùng sát cánh với mọi người trong một việc làm có ích, hẳn sự nhiệt tình sẽ khiến bạn đỡ đi phần nào những suy nghĩ tiêu cực và ích kỷ. Đôi khi hãy đưa con đến thăm nhà của bạn bị tự kỷ, có thể hai trẻ chưa chơi được với nhau, nhưng cũng tạo cho hai bên có sự tương tác nhất định. Bạn thì sẽ yên tâm hơn vì theo dõi được chặt chẽ tiến triển sức khỏe tinh thần của bé tự kỷ, để không còn lo lắng.

    Và cuối cùng, là hãy tin tưởng vào điều tốt đẹp. Đừng suy diễn trước những điều chưa chắc đã xảy ra. Chính việc ấy cũng dễ làm bạn rơi vào stress, có những cách nói như chị An tôi kể trên đây, khiến con bạn hoang mang và không biết mình phải xử sự với bạn tự kỷ như thế nào.

    Mọi nỗi bất hạnh trên thế gian này đều có thể xảy ra với bất kỳ ai. Vì thế, khi mình may mắn hơn người, hãy nghĩ rằng, chỉ điều ấy thôi cũng đã xứng đáng để bạn kiên nhẫn và chìa tay ra với những người bất hạnh khác. Biết giúp người mà vẫn biết bảo vệ bé con của mình, tôi tin bạn sẽ là người cha người mẹ tuyệt vời trong mắt con.

    TSGD Nguyễn Thụy Anh, Mẹ và bé.
     
  16. thangnh

    thangnh Thành viên mới

    Tham gia:
    11/7/2005
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Đánh dấu để đọc tiếp.
    Cám ơn bạn nhiều.
     
  17. Poohpipo

    Poohpipo Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/12/2009
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    Nhung bai hoc ve giao duc cua chi that nhe nhang & sau sac, qua do ma cac ong bo, ba me biet nhin nhan con minh bang cai nhin cua con tre de day do con tot hon. Cam on chi.
     
  18. mebezin

    mebezin Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    12/8/2008
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    247
    Điểm thành tích:
    43
    Bài viết thật hay, xúc tích và gần gũi. Cám ơn Bach Dương!
     
  19. tuantrang

    tuantrang Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    30/4/2009
    Bài viết:
    1,241
    Đã được thích:
    363
    Điểm thành tích:
    123
    Mình cóđọc nhưng ko có đủ các bàii trên Mẹ và bé, cũng rất thichs cách giáo dục của " bố Tấn" trong chuyên mục bố kể con nghe,.Đọc topic này càng thấy hay ,oánh dấu theo dõi
     
  20. bach_duong

    bach_duong Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    16/12/2009
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    43
    Cùng con luyện nói

    Phương Anh năm nay 5 tuổi, chuẩn bị đi học lớp Một, nhưng em nói ngọng kinh khủng, không thể nào hiểu được. Bố mẹ em đều là trí thức, song quá bận rộn với công việc. Một ngày kia nhìn lại, thấy con mình diễn đạt kém, giọng thì ngọng líu ngọng lo, thậm chí còn nói lắp nữa, anh chị rất lo lắng và tìm đến bác sĩ. Bác sĩ bảo trường hợp như cháu Phương Anh không phải là hiếm. Nguyên nhân do đâu? Bác sĩ đưa ra những giả thuyết sau:

    - Khi còn nhỏ, bố mẹ ít chú ý trò chuyện với em
    - Khi còn nhỏ, bố mẹ và gia đình quá chiều, hay nói nựng như “Xời ơi, xương ơi là xương” “Ô chế à, chế chì chúng mình đi ngụ nhé!” khiến bé không nghe được âm chuẩn
    - Bé có vấn đề về thính giác
    - Bé có vấn đề về tâm lý như bố mẹ chia tay nhau, bố mẹ hay cãi nhau
    - Người gần gũi chăm sóc bé nói ngọng

    Bất luận là nguyên nhân nào, hậu quả cũng rất nghiêm trọng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập và hòa mình với cộng đồng sau này của các bé. Vậy làm thế nào để bé con của bạn sớm nói được và nói sõi, không gặp những vấn đề như đã tả ở phần trên?

    Trước hết, ta phải hiểu thế nào là nói sõi? Trước 5 tuổi, bé được quyền có vài âm nói chưa thạo, chưa chuẩn như dấu ngã nói thành dấu sắc; những âm có phụ âm “ng”, “c” ở âm tiết cuối từ có thể không đọc được rõ…Nhưng những âm “l” - “n” nếu bé nhầm lẫn thì chớ coi thường, cần được chỉnh sửa. Mỗi bé bắt đầu biết nói vào những thời điểm khác nhau. Có những bé nói rất sớm, 10 tháng đã nói được nhiều từ đơn âm. Nhưng cũng có những bé chỉ u ơ, nói những gì người lớn không hiểu để đến khi 2 tuổi bất chợt nói được những câu rất dài. Quan trọng là chất lượng lời nói của bé – khi 5 tuổi, ngôn từ của bé phải đủ phong phú để kể một câu chuyện dài, đọc được một bài thơ, diễn tả được ý tứ của mình. Đến 5 tuổi bé phải biết diễn đạt bằng tiếng mẹ đẻ một cách trơn tru, liền mạch. Muốn vậy, các bố mẹ cần lưu ý:

    1. Bắt đầu trò chuyện với con càng sớm càng tốt. Ngày nay trên thế giới người ta rất hay nhắc đến vấn đề “giáo dưỡng thai”, tức là tiếp cận, trò chuyện với em bé từ khi còn trong bụng mẹ. Khi bé ra đời, bố mẹ, nhất là mẹ hãy luôn dịu dàng tâm sự với bé. Âm điệu quen thuộc và âu yếm của giọng nói người mẹ sẽ tạo cho bé một tâm lý bình ổn, sẵn sàng đón nhận những âm thanh khác của thế giới.

    2. Nói chuyện với bé, không nên vội vàng. Với trẻ em lứa tuổi từ nhỏ đến khi chuẩn bị đi học lớp 1, mọi người trong gia đình hãy dùng giọng điệu ôn tồn, điềm tĩnh và chậm rãi để kể chuyện, hỏi chuyện bé. Từ 0 đến 3 tuổi, bé cần được nghe những người lớn xung quanh nói rõ ràng, rành mạch, câu chữ không quá dài và nhấn nhá truyền cảm. Điều này khiến bé hiểu ý người lớn nhanh hơn dù có những từ bé chưa biết và bé học những từ ấy dễ dàng hơn. Khi hỏi chuyện một bé 2- 3 tuổi, người lớn đừng sốt ruột. Hãy kiên nhẫn lắng nghe bé diễn đạt ý của mình, đừng vội xen vào: “Cháu phải nói thế này mới đúng! Ấy, ai lại nói thế! Nói gì thế, chịu, bác chả hiểu! Mẹ nó đâu, dịch cho bác cái!” Tất cả những phản ứng như thế từ người lớn sẽ khiến bé mất tự tin vào mình, bé lại càng nói lắp hoặc khó tìm từ để diễn tả hơn.

    3. Khi bé chưa biết nói, bố mẹ vẫn cứ trò chuyện với bé bằng cách mô tả những hành động của chính mình và của bé. Ví dụ: “Ồ, bé tè dầm rồi đây này. Mẹ sẽ lấy bỉm khác mẹ thay cho con. Bỉm này khô, bỉm này thì ướt” Hoặc khi nắn vuốt chân tay cho bé khỏi mỏi, mẹ nói: “Cái chân này, cái tay này, cái mũi này, cái má này…”

    4. Ngôn ngữ tăng dần sự phức tạp. Sau một thời gian mẹ nói: “Cái chân này, cái tay này…” mẹ có thể nói nhiều từ hơn lên: “Cái chân của Cún này, cái tay của Cún này” hoặc “Cái chân xinh xinh này, mẹ yêu cái chân xinh xinh của Cún. Cái tay xinh xinh này, mẹ yêu cái tay xinh xinh của Cún”. Cứ như vậy cho đến khi bé lớn dần, ngôn từ của mẹ cũng thay đổi cho phong phú hơn nhưng thay đổi thêm thắt một cách có hệ thống, bé sẽ tiếp thu nhanh hơn

    5. Đừng quên vai trò của thơ ca, văn vần. Khi bé 1, 2 tuổi, bạn hãy sưu tầm nhiều bài thơ nhỏ (ví dụ: “Cốc cốc cốc – Ai gọi đó – Tôi là thỏ….”) hoặc những bài văn vần mình tự nghĩ ra… Điều này rất hữu ích cho việc học nói đúng của trẻ, nhất là các thanh trong tiếng Việt. Bạn để ý xem, bé mới hơn 1 tháng tuổi bắt đầu hóng hớt, phát ra những âm thanh của bé – ngôn ngữ riêng của bé “a a, gừ gừ, cha cha, bập bập…” Hãy nói cùng với bé thứ tiếng đặc biệt ấy, phát triển thành vần, kiểu như: “ A u a u – Mình cùng đi ngủ” “Gừ gừ gừ - cháo đã nhừ”

    6. Nhiệt thành tỏ tình cảm âm yếm cùng bé bằng ngôn ngữ. Bạn đừng tiếc lời yêu thương. Tình yêu của bố mẹ luôn là chiếc nôi êm dịu đối với bé mà. “Mẹ yêu con” – đó là câu nói bé thích nghe nhất, tinh thần trở nên hưng phấn và mọi bài học mới đều trở nên lý thú đối với bé

    7. Nhắc nhở những người hay tiếp xúc với bé nói năng chuẩn mực, tránh những từ không hay, từ lóng, không nựng bé bằng cách nói sai theo bé khiến bé mất phương hướng không biết thế nào là chuẩn

    8. Chú ý đến logic trong ngôn ngữ. Logic trong diễn đạt ngôn ngữ của bé bắt đầu từ logic trong tư duy. Điều này chúng tôi đã đề cập một lần trong số báo chủ đề “Thần đồng”. Bạn hãy tập cách nói với bé một cách có logic, ví dụ như, giải thích cho bé tại sao phải bật đèn, đừng nói đơn giản: “Bật đèn lên cho rõ”, hãy nói: “Bật đèn lên thì sáng, chúng mình sẽ nhìn thấy rõ. Nếu không bật đèn thì tối, chúng mình sẽ không nhìn thấy rõ mọi vật”

    9. Từ vựng: hãy làm phong phú vốn từ của bé bằng cách dùng nhiều từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ gợi tả, gợi cảm trong câu chuyện của mình. “Cô Tấm thì chăm chỉ, cô Cám thì lười nhác. Cô Tấm thì xinh đẹp, cô Cám thì xấu xí” Hoặc: “Cơm ngon quá. Cơm ngon ơi là ngon. Cơm ngon tuyệt. Cơm ngon cực kỳ…”

    10. Hãy chăm đọc sách cho bé nghe. Qua cách đọc sách, kể chuyện cho bé qua những hình vẽ trong sách, bạn có thể dạy con một khối lượng lớn từ vựng trong giao tiếp và giúp bé cấu tứ mạch lạc những suy nghĩ của mình.

    11. Và điều cuối cùng quan trọng nhất: đó là sự gần gũi thật sự của cha mẹ đối với bé. Nếu bạn phó thác hoàn toàn việc chăm sóc, trò chuyện cùng bé cho ông bà hoặc người giúp việc, đôi khi bạn sẽ khó hiểu bé. Bạn hãy luôn là người hiểu bé nhất, hiểu bé cần gì ngay từ khi bé bắt đầu nói những từ đầu tiên. Trẻ thường rất bực bội và cáu kỉnh khi bố mẹ không hiểu mình. Việc này ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của bé.

    Tuy nhiên, bạn cũng đừng vội buồn khi một ngày nào đó, bạn phát hiện ra con mình nói lắp, nói ngọng hoặc nói theo kiểu thổ ngữ của các vùng miền (do người giúp việc nói ngọng). Tiếp thu ngôn ngữ là cả một quá trình, giống như sự học vậy. Vì thế, nó có thể được sửa đổi và cải thiện cho hoàn chỉnh hơn. Tôi xin nêu vài phương pháp như sau:

    - Mẹ là chuẩn. Người mẹ hãy làm chuẩn cho con. Trong phần lớn các trường hợp, trẻ luôn tin mẹ là chuẩn. Vì thế, dù bé có nghe thấy người lớn khác như ông bà, cô giúp việc, chị hàng xóm… nói sai, bạn vẫn dễ dàng sửa sai cho bé. Bạn hãy cho bé ngồi ngang tầm với bạn để bé có thể nhìn miệng bạn khi phát âm: “Con muốn uống nước à?” (nếu bé hay nói là uống lước). Điều này được kiểm chứng qua thực tế. Tôi có người bạn cũng đã sửa được cho con bằng cách ấy, và sau này, kể cả khi cô giúp việc vẫn vô tư nói ngọng thì bé không bao giờ bị lây nhiễm bệnh nói ngọng ấy vì bé chỉ nói theo mẹ, mẹ là nhất!

    - Hãy cho bé đi kiểm tra thính giác. Có thể chỉ đơn giản là tai bé … vướng nhiều ráy tai quá, cản trở việc nghe người khác phát âm.

    - Đừng sửa sai cho bé một cách thô bạo: “Con lại nói sai rồi! Nói theo mẹ đi!” Bạn hãy nghe bé nói hết đã. Sau đó nhắc lại câu hoặc từ bé nói bằng cách đúng để cho bé tự nghe và tự hiểu là mình nói thế chưa đúng, phải nói như mẹ mới đúng. Tức là tránh phê phán, không cần thiết phải nhăm nhăm tìm âm sai để sửa.

    - Hãy tạo cho bé môi trường sinh hoạt ấm cúng, có bạn bè thân thiết, vui vẻ, có những người thân yêu thương bé. Điều này cần thiết cho những trẻ hay nói lắp. Đôi khi một cú sốc về tâm lý nào đó cũng khiến trẻ nói lắp. Bù đắp tình cảm cho trẻ, hiện tượng này sẽ dần mất đi.

    - Đừng quá căng thẳng, quá coi trọng việc trẻ nói ngọng, nói sai. Tránh quát mắng, chì chiết, cười nhạo và chê bai bé. Thái độ càng bình tĩnh, càng kiên trì của bạn sẽ làm việc sửa lời ăn tiếng nói cho trẻ được thành công hơn.

    Trong trường hợp như Phương Anh tôi kể ở trên, các bạn có tin không, khi em đi học lớp 1, mới chỉ hết học kỳ 1 thôi, không ai còn nhận ra cô bé nói ngọng, nói lắp, thậm chí muốn diễn đạt ý mình phải nhảy cả lên để nói… nữa. Kỳ công ấy là của cô giáo và môi trường học tập của em. Em tìm thấy niềm vui trong việc chơi đùa với bạn bè và vô cùng tin yêu cô giáo. Hóa ra, trước đó, em chưa hề được đi học nhà trẻ hay mẫu giáo. Cha mẹ lại quá bận, toàn gửi em cho cô giúp việc chăm làm nhưng nóng tính, hay quát nạt em. Như vậy, đây là bài học cảnh báo cho các phụ huynh quá bận rộn việc cơ quan, xem nhẹ việc gần gũi, dạy dỗ con. Những gì bố mẹ nói với con khi con còn bé thơ là gốc rễ của hành trang con bước vào đời.
    Thụy Anh (Tạp chí Mẹ và Bé, tháng ? –2006)
     
    Sửa lần cuối: 26/4/2010
    MaiThuy thích bài này.

Chia sẻ trang này