Thông tin: Những bệnh bé có thể mắc phải khi giao mùa

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi sensau, 24/9/2015.

  1. sensau

    sensau Thành viên chính thức

    Tham gia:
    27/9/2013
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Thời tiết chuyển mùa từ hè sang thu, chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm nhiều, độ ẩm không khí cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn hoạt động và cũng chính là thời điểm các bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm, dị ứng, sốt xuất huyết, ...

    Viêm đường hô hấp


    Viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi là những bệnh phổ biến nhất mọi người dễ mắc phải trong thời tiết chuyển giao sang thu, đặc biệt trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp vì sức đề kháng của bé chưa hoàn chỉnh.

    PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai, Hà Nội) cho biết, thời tiết chuyển mùa, bệnh lý về hô hấp là hay gặp nhất, trong đó có 4 nhóm bệnh: - Viêm đường hô hấp trên: Bệnh nhẹ nhưng hay gặp và khó chịu vì ảnh hưởng tới sinh hoạt hang ngày. Bệnh cấp tính gây sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng, niêm mạc họng đỏ (trẻ em nôn nhiều, quấy khóc). Nếu không kịp thời chữa trị dứt điểm sẽ diễn tiến thành viêm phế quản, viêm phổi và rất dễ chuyển thành mạn tính.

    - Viêm đường hô hấp dưới: Gồm viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi và hay bị nặng.

    -Viêm phế quản là bệnh rất nhạy cảm, khó thích ứng với biến đổi thất thường của khí hậu (trẻ em càng dễ mắc). Bệnh gây khó thở, khò khè, ho nhiều, có đờm. Các mẹ cần nhắccác cô giup viec gia dinh giữ ấm cho bé vào sáng sớm và ban đêm, mặc đồ không quá dày kẻo mồ hôi ra nhiều cũng dẫn đến nhiễm lạnh.

    - Bên cạnh đó là các chứng bệnh viêm phổi, viêm tắc thanh quản và khí quản (gây ho nhiều và dữ dội về ban đêm, thờ khò khè), đau họng (gây sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và thậm chí bị nôn), viêm tai (gây sốt cao, đau tai, đau đầu, sưng cổ)...


    [​IMG]

    Dị ứng

    Thời tiết giao mùa là thời điểm rất dễ mắc bệnh dị ứng. Các triệu chứng xuất hiện điển hình : nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mắt…Các biểu hiện của dị ứng thời tiết thường chỉ điều trị tạm thời và hầu như không thể dứt điểm.

    Những chất gây dị ứng trong không khí tương đối nhiều, do đó cần tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng. Do vậy, để phòng bệnh, bạn có thể bôi kem dưỡng da để cung cấp độ ẩm cho da. Ngoài ra, cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ ấm cơ thể hàng ngày…

    Các cô giúp việc do các trung tâm giúp việc gia đình cung cấp hầu hết đều không có nhiều kiến thức chăm sóc bé khi mắc các loại bệnh này, vì thế các mẹ nên tự tay chăm sóc bé và dặn dò các cô giúp việc thật kĩ khi để cô chăm sóc bé yêu nhà mình.

    Lưu ý , khi chưa tìm rõ nguyên nhân dị ứng, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.


    Cảm cúm

    Thời tiết thay đổi bất thường, lúc nắng lúc mưa, trời chuyển se lạnh vào đêm và sáng sớm, nhiệt độ trong ngày chênh nhau nhiều khiến nhiều người mắc bệnh cảm cúm. Do bệnh cảm cúm thường có nhiều biểu hiện nhẹ với các triệu chứng rất phổ biến như sốt, ho dai dẳng trong một vài ngày nên nhiều người chủ quan cho rằng bệnh sẽ tự khỏi nên ít đến cơ sở y tế khám.

    Bệnh lây truyền từ người bị cúm sang người chưa nhiễm. Virut cúm xâm nhập vào cơ thể thông qua miệng hoặc mũi. Các virut có thể lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí khi một ai đó bị bệnh ho, hắt hơi, nói hoặc qua tiếp xúc trực tiếp lây lan qua đồ vật, cầm nắm dụng cụ, khăn, đồ chơi hoặc điện thoại.

    Không nên coi thường cảm cúm vì bệnh có thể kéo dài hoặc nghiêm trọng, thậm chí một số bệnh cúm còn gây tử vong. Khi có các dấu hiệu trên hãy đi khám sớm (đặc biệt là khi kèm theo sốt cao), kẻo dễ bị biến chứng.

    Hen phế quản

    Thời tiết giao mùa trở thành nỗi ám ảnh của những bệnh nhân hen phế quản vì những tác động tiêu cực của nó. Thời tiết không chỉ khiến căn bệnh này nhanh chóng tái phát trở lại mà còn làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

    Do vậy, khi thời tiết thay đổi vào những lúc giao mùa, bạn nên để ý phòng bệnh đặc biệt là các em có tiền sử bệnh suyễn để tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt và học tập. Tốt nhất nên đưa trẻ đến bác sỹ để được tư vấn về cách phòng chống và điều trị những loại bệnh này.

    Sốt xuất huyết

    Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch và do vi rút dengue gây ra. Muỗi vằn chính là tác nhân truyền bệnh cho người qua các vết đốt.
    Sốt xuất huyết cũng là một trong những bệnh dễ gặp phải nhất vào mùa thu. Lúc này thời tiết tương đối ẩm thấp là cơ hội để muỗi sinh sôi, nảy nở. Trẻ em dễ mắc bệnh hơn người lớn đặc biệt trẻ ở khu vực có nhiều muỗi, có sông, rạch và nơi có ao tù, nước đọng.

    Khi mắc bệnh nhẹ có biểu hiện sốt cao đột ngột 39- 40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội ở vùng trán, có thể nổi mẩn hay phát ban. Bệnh nặng hơn có biểu hiện như bệnh nhẹ nhưng còn kèm theo các dấu hiệu như: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen, đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết thì đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

    Thời điểm này các bé rất dễ mắc phải những căn bệnh này, vì thế các mẹ nên chú ý đến các bé hơn. Tim nguoi giup viec cũng nên chọn người có nhiều kinh nghiệm chăm bé để các mẹ có thể an tâm đi làm
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi sensau
    Đang tải...


Chia sẻ trang này