Kinh nghiệm: Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Đái Tháo Đường Và Cách Phòng Chống Tại Nhà

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Medisana, 1/12/2016.

  1. Medisana

    Medisana Thiết bị y tế gia đình Medisana

    Tham gia:
    14/6/2016
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Đái tháo đường là một bệnh có tỉ lệ tăng rất nhanh. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) số người bị đái tháo đường trên toàn thế giới trong năm 1985 là 30 triệu người, đến năm 1994 lên dến 98,9 triệu và dự kiến đến năm 2010 sẽ là 239,3 triệu
    [​IMG]
    1. Biến chứng của bệnh đái tháo đường
    đái tháo đường là bệnh luôn gây nhiều biến chứng cấp tính cũng như mãn tính. Các biến chứng mãn tính của đái tháo đường rất đa dạng bao gồm :
    * Biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường:
    - Hạ đường huyết:

    Là một cấp cứu nội khoa thường gặp trên lâm sàng, và là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ).
    a) Nguyên nhân:
    - Dùng Insulin mà:
    o Ăn kiêng quá mức hoặc quên bữa ăn.
    o Chích quá liều Insulin.
    o Suy thận làm giáng hóa Insulin gây hạ đường huyết.
    - Do thuốc viên hạ đường huyết : Nhóm Sulfonylure kích thích bài tiết Insulin có thể gây hạ đường huyết, nhất là người lớn tuổi có thương tổn gan thận.
    b) Triệu chứng:
    - Vã mồ hôi, vật vã, lạnh run, lo âu, bồn chồn, hoa mắt, chóng mặt, môi tê rần.
    - Bệnh nhân lơ mơ, hành động không chính xác, lú lẫn, không tiếp xúc, nặng hơn có thể đi vào hôn mê.
    - Chẩn đoán xác định: đường huyết mao mạch < 40 mg/dl.
    c) Xử trí:
    - Nếu bệnh nhân tỉnh: cho uống nước đường hoặc uống sữa.
    - Nếu bệnh nhân không tỉnh: đưa vào bệnh viện cấp cứu, truyền đường tĩnh mạch.
    d) Phòng ngừa:
    - Dùng thuốc điều trị đái tháo đường Insulin hay thuốc uống phải đúng chỉ định của Bác sỹ, đúng loại thuốc, đúng liều, đúng giờ.
    - Ăn uống đúng giờ, đủ lượng thức ăn, không bỏ bữa ăn, nếu họat động thể lực phải bù đủ năng lượng. Luôn nhớ phương châm : Không ăn không dùng thuốc hạ đường.
    - Hôn mê nhiễm ceton acid:
    Là một trong những biến chứng cấp tính và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho bệnh nhân đái tháo đường.
    a) Nguyên nhân: Thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type I hơn đái tháo đường type II, thường xảy ra khi có các yếu tố làm dễ như :
    - Nhiễm trùng nặng : hô hấp, tiết niệu, sinh dục…
    - Ngưng điều trị đột ngột Insulin hay các thuốc sulfamid hạ đường huyết.
    - Tai biến tim mạch như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
    b) Triệu chứng:
    - Giai đoạn đầu : mệt mỏi, tiểu nhiều, sụt cân nhanh, uống nhiều, đau bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn,…
    - Giai đoạn nặng : bệnh nhân lơ mơ, khó thở và hôn mê.
    Xử trí: bệnh nhân phải được đưa vào bệnh viện cấp cứu khẩn cấp nếu bệnh nhân hôn mê.
    * Biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường:
    - Biến chứng mạch máu :
    • Bệnh động mạch (ĐM) vành tổn thương trong đái tháo đường gây nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong bệnh lý tim mạch chiếm tỉ lệ 80%. Ngày nay, người ta thường xử trí bằng phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc đặt stent nong mạch vành.
    • Bệnh động mạch não gây tai biến mạch máu não như nhồi máu não, xuất huyết não. Dự phòng bằng uống Aspirin liều thấp (81 mg/ngày).
    • Bệnh động mạch ngọai biên gây tắc động mạch chi duới dẫn đến loét bàn chân (25%) và có thể cắt cụt chi do hoại tử đầu chi (50%). Ngoài ra, bệnh động mạch ngoại biên còn gây hoại tử khô ngọn chi, tạo những mảng hoại tử sẫm màu ở gan bàn chân hay quanh ngón chân, có khi gây viêm mô tế bào nhiễm khuẩn ở mu chân hoặc gan chân.
    [​IMG]
    Hình : Rối loạn chuyển hóa gây xơ vữa động mạch – Yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường​
    • Bệnh lý mạch máu võng mạc:
    • Bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh: phình mạch, xuất huyết hình chấm, xuất tiết, và phù võng mạc.
    • Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh: phát triển mao mạch mới đưa đến hậu quả viêm võng mạc tăng sinh, rồi đưa đến bong võng mạc. Điều trị bằng phát hiện sớm để chiếu tia laser quang đông.
    • Đục thủy tinh thể: Tiến triển nhanh nếu không kiểm soát đường huyết.
    • Bệnh mạch máu thận gây xơ hóa mao mạch cầu thận dẫn đến suy thận và giai đoạn cuối là phải chạy thận nhân tạo. Trong số các bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo, 80% có nguyên nhân là suy thận do đái tháo đường.
    - Biến chứng thần kinh (TK):
    a) Thần kinh cảm giác:
    • Dị cảm như nóng ran, ngứa, đau,…
    • Mất cảm giác: đối xứng tay và chân, kiểu “mang găng mang vớ”.
    b) Thần kinh vận động :
    • Ít đối xứng, viêm một dây thần kinh.
    • Liệt dây Thần kinh sọ não: sụp mi (dây III), liếc ngoài (dây VI), liệt mặt (dây VII), điếc (dây VIII),…
    c) Thần kinh tự chủ : nhịp tim nhanh khi nghỉ, ảnh hưởng niệu dục (bất lực, tiểu không tự chủ), hạ huyết áp tư thế, ảnh hưởng đường tiêu hóa (buồn nôn, hội chứng trào ngược, táo bón),…
    - Biến chứng ở da: Thay đổi sắc tố da đặc trưng bởi các chất sẫm màu teo da ở mặt trước cẳng chân.
    - Biến chứng xương khớp: biến chứng này thường là di chứng về chuyển hóa cũng như mạch máu do đái tháo đường lâu năm. Bao gồm: hạn chế vận động bằng tay, mất khả năng áp hai bàn tay trên một mặt phẳng (hội chứng xơ cứng dần bàn tay); mất chất khoáng xương; bất thường khớp xương do viêm bao hoạt dịch;…
    - Biến chứng nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn niệu, viêm âm đạo do Candida,…
    2. Những người thường bị đái tháo đường
    Bệnh đái tháo đường phát triển ở những người có các yếu tố nguy cơ thúc đẩy sau :
    • Lớn tuổi : phụ nữ mãn kinh (≥ 50 tuổi)
    • Nam giới có hút thuốc lá và uống bia rượu
    • Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường
    • Sinh con trên 4kg
    • đái tháo đường trong thai kỳ
    • Hội chứng chuyển hóa :
    • Mập phì thừa cân (BMI ≥ 23, vòng eo ở nam ≥ 90cm, ở nữ ≥ 80cm)
    • Tăng huyết áp (huyết áp ≥ 140/90 mmHg)
    • Tăng Triglyceride
    • Giảm HDL-c
    Các yếu tố nguy cơ trên sẽ gây ra tình trạng đề kháng insulin, dẫn đến rối loạn dung nạp glucose, còn gọi là tiền đái tháo đường (pre-diabetes), và nếu tiếp tục không kiểm soát tốt, sẽ phát triển bệnh đái tháo đường sớm. Để tầm soát các yếu tố nguy cơ trên, cho dù người thầy thuốc có kinh nghiệm bao nhiêu đi nữa cũng cần đến các phương tiện kỹ thuật cao ở các bệnh viện lớn để thăm dò và phát hiện các yếu tố này. Qua đó, giúp nguời thầy thuốc có các biện pháp can thiệp dùng thuốc hay không dùng thuốc để dự phòng hoặc ít nhất làm chậm quá trình tiến triển từ tiền đái tháo đường sang đái tháo đường.
    3. Cách phòng chống bệnh đái tháo đường
    - Khống chế trọng lượng

    Trọng lượng là vấn đề rất cần được quan tâm đối với bệnh nhân mắc ĐTĐ, đặc biệt ĐTĐ týp 2.

    [​IMG]

    Béo phì đồng nghĩa với dư thừa chất béo trong cơ thể. Vừa béo phì vừa mắc ĐTĐ týp 2 là điều kiện thuận lợi cho hàm lượng insulin tăng trong máu. Các chuyên gia khuyên bạn nên bằng cách này hay cách khác phải “tiêu bớt” chất béo dư thừa trong cơ thể để cải thiện tình hình.

    - Bỏ thuốc lá

    Nếu bạn là “đệ tử” của thuốc lá, việc điều trị bệnh sẽ gặp bất lợi. Người có tiền sử mắc bệnh ĐTĐ thường bị tắc mạch ngoại vi, nhất là ở các chi. Hút thuốc lá càng làm mạch chi bị tắc nhiều hơn, trong trường hợp xấu, đôi khi phải dùng đến thủ thuật cắt cụt chân.

    Không chỉ dừng lại ở đó, hút thuốc lá còn có thể khiến đàn ông “bất lực”. Khi hút thuốc, hàm lượng LDL cholesterol (cholesterol xấu) tăng, kéo theo khả năng mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ cũng tăng.

    - Ăn ít chất béo

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chế độ ăn uống khoa học là vấn đề then chốt khống chế bệnh ĐTĐ. Một chế độ ăn lành mạnh, bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo và calo, ăn nhiều rau xanh, trái cây, nếu ăn thịt chỉ nên ăn thịt nạc.

    - Ăn nhiều chất xơ

    [​IMG]

    Chất xơ có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh ĐTĐ, bởi nó có thể hạ thấp tỷ lệ đường trong máu.

    Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng trong việc phòng chống bệnh tim mạch.

    - Bổ sung thêm ngũ cốc

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn ngũ cốc như là một thành phần chủ đạo trong bữa ăn. Bên cạnh đó, bạn có thể ăn bổ sung bánh mì hay các loại bánh được chế biến từ bột mì cũng đem lại tác dụng như ý.

    - Hạn chế đường, chất béo và cácbon-hydrat

    Cơ thể chúng ta có khả năng hòa tan nhiều loại thức ăn khác nhau theo những tỷ lệ khác nhau: mất từ 5 phút – 3 giờ để tiêu hóa cacbon – hydrat (có nhiều trong khoai tây), 3 – 6 giờ để tiêu hóa protein và phải mất 8 giờ hoặc hơn để “tiêu thụ” hết. Đó là lý do tại sao các loại thức ăn khác nhau có những ảnh hưởng khác nhau tới hàm lượng đường trong máu (ví dụ ăn kem sẽ làm tăng hàm lượng đường trong máu nhanh hơn so với ăn khoai tây). Tuy nhiên, bệnh nhân ĐTĐ không nhất thiết phải kiêng vĩnh viễn đồ ngọt. Có điều bạn nên hạn chế và ăn có điều độ.

    - Luyện tập thể dục, thể thao

    Luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hạn chế nguy cơ béo phì. Thêm vào đó, việc luyện tập còn đem lại hiệu quả trong việc hạ thấp lượng đường và insulin trong máu. Mỗi ngày bạn nên luyện tập khoảng 30 phút. Hãy lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với sức khỏe như: đi bộ, đạp xe, bơi lội hay ngay cả khi thay việc đi thang máy bằng việc leo cầu thang bộ cũng đem lại hữu ích.

    - Kiểm soát đường huyết thường xuyên tại nhà

    [​IMG]
    Đo đường huyết tại nhà thường xuyên với máy đo đường huyết
    Nguồn:http://medisana.com.vn/bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-dai-thao-duong-va-cach-phong-chong-tai-nha/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Medisana
    Đang tải...


  2. Muprup

    Muprup Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/9/2011
    Bài viết:
    1,310
    Đã được thích:
    362
    Điểm thành tích:
    123
    Biến chứng tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong ở người bệnh. Để phòng biến chứng tiểu đường hiệu quả cần kiểm soát đường huyết ổn định lâu dài. ADDP Viên An Đường là giải pháp hỗ trợ kiểm soát đường huyết an toàn tại nhà.
     

Chia sẻ trang này