Dưới đây là những cách kỷ luật khiến cho vấn đề về hành vi của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Mặc dù bố mẹ thường áp dụng với dụng ý tốt nhưng những cách này thường phản tác dụng.
1. Quát mắng
Có lẽ không có bố mẹ nào không một lần mắng con. Tuy nhiên, quát mắng trẻ thực sự không mang lại ích lợi. Điều đó khiến trẻ đặt bố mẹ sang một bên, và trẻ thường có xu hướng không thực hiện các hướng dẫn.
Trẻ nhanh chóng “nhờn” với cách quát mắng. Nếu bạn quát mắng trẻ thường xuyên, cách đó sẽ mất tác dụng mong muốn và khiến trẻ “miễn dịch” với cách này. Kết quả là, trẻ không nghe những gì bạn đang cố gắng muốn nói với chúng và thường có xu hướng lặp lại hành vi.
2. Rầy la
Rầy la là cách dạy cho trẻ rằng trẻ khôn cần phải hành xử có trách nhiệm. Khi trẻ biết rằng trẻ không nhớ phải làm gì vào ngày hôm nay bởi vì cha mẹ sẽ rầy la trẻ, thì trẻ sẽ không cố gắng để hành xử có trách nhiệm nữa.
Rầy la trẻ cũng khiến trẻ nói với bạn rằng “Con biết rồi!”. Điều đó khuyến khích trẻ tranh cãi với bạn hoặc hứa sẽ làm vào lần sau thay vì hành động ngay lập tức. Thay thế việc rầy la bằng cách đưa ra mệnh đề Nếu..... Thì... và bạn sẽ có được những kết quả tốt hơn.
3. Đe dọa lặp đi lặp lại
Nếu bạn đe dọa lặp đi lặp lại trẻ mà không thực hiện đến cùng, thì trẻ sẽ nhanh chóng hiểu được rằng bạn không nghiệm túc ngay khi bạn mới bắt đầu nói điều gì đó.
Cuối cùng, tại sao trẻ lại cần phải lắng nghe bạn nếu như trẻ biết rằng bạn không thực sự muốn đến nhà bà ngoại vào cuối tuần này?
Chỉ tước đi đặc quyền hoặc áp dụng các hậu quả kèm theo nếu như bạn chuẩn bị tinh thần để theo đến cùng. Kỷ luật nhất quán là cần thiết nếu bạn muốn hành vi của trẻ thay đổi.
4. Giải thích dài dòng
Tôi chưa bao giờ thấy một đứa trẻ nhận ra lỗi của mình sau khi giải thích dài dòng. Trên thực tế, giải thích dài dòng trẻ có thể khiến trẻ đặt bố mẹ sang một bên. Thay vì lắng nghe thông điệp của bạn, trẻ thường tập trung vào việc không thích lắng nghe bạn nói.
Bởi vậy, giải thích thật ngắn gọn. Giải thích lý do mà bạn muốn hành vi của trẻ thay đổi và tập trung vào mong đợi của bạn trong tương lai. Thay vì lặp đi lặp lại rằng trẻ đã có một lựa chọn tồi, thì bạn dùng cơ hội này để dạy trẻ các kỹ năng giải quyết vấn đề bằng cách yêu cầu trẻ làm việc gì khác vào lần tới.
5. Làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ
Làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ bằng cách đưa ra một hình phạt khiến trẻ bối rối không phải là cách có ích. Mặc dù nhiều cha mẹ tuyệt vọng muốn thử bất cứ cách nào khi không kiểm soát được trẻ, thì cách làm trẻ xấu hổ sẽ khiến vấn đề thêm trầm trọng.
Trừng phạt khiến trẻ xấu hổ bao gồm những việc như bắt trẻ đứng ở bên ngoài và đeo biển “Tôi đã lấy trộm đồ và tôi thấy điều đó thật nực cười”. Điều đó làm nhục trẻ khiến trẻ nổi giận hơn và hành vi sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Nếu bạn không chắc chắn cần phải làm gì với những vấn đề về hành vi của trẻ, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp thay vì cố gắng làm bẽ mặt trẻ.
6. Sử dụng các hậu quả kèm theo không liên quan
Đưa ra một hậu quả mà không liên quan gì tới hành vi của trẻ sẽ khiến trẻ bối rối. Nếu con đánh em và bố mẹ bắt trẻ viết phạt 100 lần “Con sẽ không đánh em nữa”, điều đó sẽ không dạy trẻ cách giải quyết xung đột trong hòa bình. Thay vì vậy, hậu quả đó sẽ khiến con ghét tập viết.
Cách tốt nhất để dạy trẻ là sử dụng các hậu quả logic. Các hậu quả logic giúp trẻ nhớ lý do tại sao trẻ lãnh hậu quả đó và giúp trẻ không lặp lại hành vi tương tự về sau.
7. Trừng phạt
Nhiều bậc cha mẹ đã dọa áp dụng một hậu quả phóng đại trong lúc tức giận kiểu như “Con sẽ bị phạt trong vòng 1 năm!” Tuy nhiên, phạt trẻ trong một năm thực sự không phải là một hậu quả kèm theo hiệu quả. Nếu con bạn bị tước tất cả các đặc quyền, hoặc mất một đặc quyền nào đó quá lâu, thì trẻ sẽ không có động cơ để thay đổi hành vi.
Đôi khi trẻ chỉ từ bỏ khi trẻ cảm thấy chúng mất tất cả mọi thứ. Tôi từng thấy những bậc bố mẹ lấy hết mọi thức ra khỏi phòng ngủ của một đứa trẻ ngoại trừ chiếc giường. Tuy nhiên, điều đó lại gây hại bởi vì trẻ nhận thấy rằng bố mẹ không thực sự còn thứ gì có thể lấy đi và điều đó gần như không thể có thêm bất kỳ hậu quả kèm theo nào nữa.
Các hậu quả kèm theo cần có thời gian nhất định. Trẻ cần biết mình cần làm gì để lấy lại những đặc quyền đã bị tước bỏ.
8. Đánh trẻ
Mặc dù có nhiều tranh cãi xung quanh việc có nên đánh trẻ hay không, nhưng đánh trẻ tức là bạn làm gương cho con về sự hung hăng. Nếu bạn đánh trẻ bởi vì trẻ đánh em, thì bạn đang gửi cho con một thông điệp lẫn lộn. Trẻ sẽ học được rằng đánh người khác là hành vi được chấp nhận nếu bạn đánh trẻ.
Những trẻ bị đánh có thể sẽ hành xử hung hăng hơn. Các chuyên gia không khuyến khích cha mẹ sử dụng các hình thức trừng phạt thân thể, tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy hầu hết các bậc cha mẹ vẫn đánh con.
Nguồn: Verywell
Các bài liên quan
Tại sao cần đặt ra kỷ luật cho trẻ?
Sự khác nhau giữa Kỷ luật và Trừng phạt.
Đánh trẻ có phải là cách hiệu quả?
8 Cách kỷ luật để không phải đánh con.
6 cách kỷ luật hiệu quả mà không phải quát mắng con.
Những cách kỷ luật khiến cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
6 kỹ năng sống mà trẻ nhận được thông qua kỷ luật.
Những Cách Kỷ Luật Khiến Cho Vấn Đề Trở Nên Tồi Tệ Hơn
Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 31/10/2016.