Toàn Quốc: Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Vị Trí Trưởng Phòng Kinh Doanh Tại Hà Nội

Thảo luận trong 'Việc làm' bởi HRChannels, 30/7/2020.

  1. HRChannels

    HRChannels Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/11/2019
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    [​IMG]
    Để giúp bạn chuẩn bị đầy đủ nhất cho buổi tuyển trưởng phòng kinh doanh tại Hà Nội. Công ty săn đầu người HRchannels xin chia sẻ 7 câu hỏi phỏng vấn thông dụng nhất tới bạn đọc.

    Bước nhảy từ nhân viên bán hàng đến trưởng phòng kinh doanh là vô cùng khó khăn. Nhân viên bán hàng là những người tiên phong, vận hành doanh nghiệp và duy trì khách hàng cho công ty. Một trưởng phòng kinh doanh có nhiệm vụ hoàn toàn khác: dẫn dắt, truyền cảm hứng và đào tạo nhân viên của mình.

    Trong khi vai trò đầu tiên là tự định hướng và tự chủ, vai trò thứ hai liên quan đến sự hợp tác và làm việc chặt chẽ với những người khác.

    Cho dù bạn là một nhân viên bán hàng đang cố gắng để thăng tiến hoặc một vị trí điều hành phỏng vấn ứng viên cấp cao, thì những câu hỏi dưới đây là chìa khóa để bạn đánh giá tiềm năng lãnh đạo.

    Các ứng viên hãy chuẩn bị cho những câu hỏi này còn những nhà tuyển dụng hãy hỏi những câu dưới đây.

    [​IMG]

    Kể về thời gian bạn thiếu kỹ năng, kiến thức để đạt được mục tiêu
    Câu hỏi phỏng vấn quản lý này khuyến khích một câu trả lời trung thực qua." Câu trử lời tốt nhất sẽ bao gồm:

    - Tình hình hoặc nhiệm vụ của bạn thời điểm đó.

    - Tại sao mục tiêu là không thể đạt được

    - Bài học kinh nghiệm hoặc kết quả bạn nhận được là gì.

    Dưới đây là một ví dụ:

    “Khi lần đầu tiên tôi chuyển sang công việc của 1 trưởng phòng kinh doanh, tôi đã không đạt được chỉ tiêu trong bốn tháng liên tiếp. Hoạt động của tôi ở đó - nhưng thành thật mà nói, tôi cần thêm thời gian để giảm bớt các nguyên tắc cơ bản. Tôi đã yêu cầu được quay trở lại vị trí cũ. 4 tháng sau, tôi đã lấy lại được sự tự tin của mình và quay trở lại với vị trí quản lý và tôi đã đạt được chỉ tiêu trong vòng 3 năm liền.

    Bạn mô tả phong cách lãnh đạo của mình như thế nào?
    Nhà tuyển dụng có thể sẽ quan tâm khả năng lãnh đạo của bạn nhiều trong khi một số người khác lại quan tâm đến từng khía cạnh nhỏ của vấn đề. Một vài người khác nữa thì không quan tâm đến quá trình làm việc của bạn, miễn là bạn vẫn đạt chỉ tiêu.

    Mọi phong cách lãnh đạo đều có ích lợi riêng. Câu hỏi này giúp xác định phong cách lãnh đạo của ứng viên có phù hợp với văn hóa công ty hay không. Nếu nhóm của bạn đang cần tìm một quản lý nghiêm khắc để đưa họ vào quy củ thì có lẽ một lãnh đạo thoải mái, dễ tính sẽ không phải lựa chọn phù hợp nhất. Nhưng nếu nhóm bạn đã vận hành khá tốt thì một quản lý độc tài có thể gây mâu thuẫn nội bộ và làm hỏng hiệu suất làm việc của nhóm.

    Bạn có thích thành viên nào trong nhóm ở quá khứ không?
    Sau đó hỏi thêm: "Họ sẽ mô tả mối quan hệ công việc của bạn như thế nào?"

    Yêu cầu của trưởng phòng kinh doanh là không thể hành động nóng nảy như một con sói đơn độc. Đó sẽ là một điểm trừ vô cùng lớn nếu ứng viên không thể đưa ra một cái tên đồng nghiệp. Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng hơn là câu hỏi đi kèm số 2. Việc miêu tả bản thân họ trong con mắt của đồng nghiệp có thể tiết lộ vài điều sau:

    • Ứng viên có tự nhận thức được sự quan trọng của làm việc nhóm không?

    • Họ có đủ can đảm để đặt mình vào suy nghĩ của thành viên trong nhóm không?

    • Phong cách cộng tác của họ như thế nào?

    Dưới đây là câu trả lời gợi ý:

    "Vâng, tôi thực sự thích làm việc với August, một nhân viên bán hàng khác trong nhóm Enterprise."

    “Có lẽ August có thể nói tôi rất giỏi khi đưa ra phản hồi - chúng tôi dành 2 hay nhiều giờ mỗi tuần để xem xét các cuộc gọi với nhau. Chúng tôi đều yêu thích ăn mừng chiến thắng của người khác và thúc đẩy họ khi niềm tin của họ giảm sút. Cô ấy cũng có thể nói rằng tôi hơi dễ nản lòng. Khi tôi không thể khắc phục ngay vấn đề trong quy trình bán hàng hoặc phương pháp tiếp cận của mình, tôi tự giận bản thân mình.

    [​IMG]

    Bạn xử lý thế nào khi được giao một chỉ tiêu không thể đạt được
    Cụ thể của câu hỏi này là: “Hãy tưởng tượng giám đốc tài chính chỉ định cho bạn một chỉ tiêu mà bạn biết sẽ không thể đạt được. Hóa ra, chỉ tiêu đó không phải dựa trên cơ hội và nguồn lực mà phụ thuộc vào nhu cầu doanh thu. Bạn sẽ xử lý tình huống đó như thế nào?

    Một nhà lãnh đạo tốt là một người luôn ủng hộ cho nhóm của mình. Ông ấy sẽ đại diện cho nhóm khi cấp trên chỉ trích hoặc thúc đẩy nhóm. Câu hỏi này hướng đến một tình huống tiết lộ ứng viên sẽ xử lý như thế nào khi anh ta bị kẹt giữa nhóm và sếp của mình?

    Câu trả lời đề xuất:

    “Đầu tiên, tôi sẽ thực hiện phân tích dữ liệu: Hiệu suất trung bình, thâm nhập vào từng khu vực, giai đoạn theo tỷ lệ chuyển đổi giai đoạn, thời gian thuê, tốc độ bán hàng, …Sau đó, tôi trình bày những phát hiện của mình cho các giám đốc điều hành, giải thích những nguyên nhân tôi nghĩ đã ảnh hưởng đến số lượng hiện tại và hiệu suất lịch sử của chúng tôi. Tôi đề xuất một chỉ tiêu tích cực nhưng thực tế hơn.

    Nếu mục tiêu không được điều chỉnh, tôi sẽ đưa ra một kế hoạch gần nhất có thể. Tôi sẽ sử dụng các cuộc thi bán hàng, ưu đãi và các chiến lược sáng tạo khác để giữ tinh thần nhóm cao và hy vọng tăng kết quả. ”

    Làm thế nào bạn giành được sự tôn trọng của nhóm của bạn
    Nhân viên bán hàng cần phải tôn trọng trưởng phòng của họ để thực hiện theo các khuyến nghị và kỹ thuật bán hàng theo quy định của trưởng phòng. Nhưng những nhân viên bán hàng là những người có tư tưởng độc lập – vì vậy để giành được niềm tin của họ sẽ không dễ dàng và nhanh chóng được. Đây chính là tiêu chí đánh giá trưởng phòng kinh doanh xem họ giành được sự tôn trọng từ nhân viên không?

    Có rất nhiều câu trả lời tốt cho câu hỏi này, dưới đây là một số gợi ý:

    • Hãy là người đầu tiên đến và người cuối cùng rời đi: Nhân viên bán kinh doanh thường ngưỡng mộ những người làm việc chăm chỉ.
    • Hãy ủng hộ nhân viên. Họ cần biết bạn sẽ giúp đỡ họ khi giá thành quá cao, khi họ cần những hỗ trợ kỹ thuật và khi bản kế hoạch tổng hợp cần chỉnh sửa,…
    • Loại bỏ các nhiệm vụ hành chính: Giải phóng thời gian của họ để tập trung kinh doanh sẽ giúp bạn ghi được nhiều điểm trong mắt nhân viên.
    • Cung cấp cho họ quyền tự chủ: Việc chống lại sự thôi thúc quản lý mọi việc sẽ giúp nhân viên của bạn cải thiện hiệu suất công việc và đảm bảo họ không oán hận bạn.
    • Giữ phản hồi cụ thể và đi kèm với hành động: Không có gì gây khó chịu hơn so với các đề xuất mơ hồ, không cụ thể.
    Điều gì thúc đẩy bạn trong vai trò hiện tại
    Yêu cầu của trường phòng kinh doanh sẽ thay đổi rất nhiều khi bạn từ một nhân viên bán hàng trở thành trưởng phòng kinh doanh. Họ không còn đảm nhận việc chốt giao dịch và thanh toán với những khoản hoa hồng khổng lồ. Vì vậy, nếu động lực làm việc của bạn là tiền thì có thể bạn sẽ phải khá chật vật khi được thăng chức. Hầu hết trưởng phòng kinh doanh có thu nhập ít hơn nhân viên bán hàng. Đó có thể là một trải nghiệm khá khó hiểu.

    Câu hỏi này sẽ cho biết mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí này. Nếu họ trả lời: “Tôi thích chiến thắng trong kinh doanh", hoặc "Tôi đang tiết kiệm để mua một ngôi nhà, điều này là động lực để tôi đi làm mỗi sáng," bạn có thể cần phải nghiên cứu sâu hơn vào động cơ của họ.

    Động lực thuyết phục sẽ liên quan đến cuộc sống của người quản lý, chẳng hạn như:

    “Tôi yêu thích việc giúp đỡ khách hàng”, điều này sẽ chuyển thành việc yêu thích được giúp đỡ nhân viên của họ.

    "Tôi bị thúc đẩy bởi sự sợ hãi tôi sẽ bỏ rơi đồng đội của tôi," mà sẽ chuyển thành mong muốn dẫn dắt đội và đóng góp cho công việc kinh doanh.

    "Tôi rất yêu thích cạnh tranh," sẽ chuyển thành đánh bại kỷ lục trước đó của đội hoặc chiến thắng các đội khác.

    [​IMG]

    Rủi ro lớn nhất trong sự nghiệp của bạn là gì?
    Khi họ đã trả lời, hãy tiếp tục hỏi, "Bạn có thực hiện bất kỳ biện pháp nào để giảm rủi ro đó không?"

    Là một trưởng phòng kinh doanh, họ sẽ phải chịu nhiều rủi ro. Và không giống như khi họ là một nhân viên bán hàng, họ nắm giữ số phận của nhiều người. Bạn cần đánh giá liệu họ có cảm thấy thoải mái khi đối mặt với rủi ra và đủ khôn ngoan để chuẩn bị cho điều đó hay không.

    Hãy xem câu trả lời mẫu này:

    “Khi tôi 26 tuổi, tôi quyết định rời bỏ công việc của mình và bắt đầu một công ty với bạn cùng phòng đại học. Chúng tôi đã bán một loại bộ sạc điện thoại mới nhanh gấp ba lần. Mặc dù công nghệ rất tuyệt vời, chúng tôi không thể giảm chi phí xuống mức thấp để làm cho sản phẩm cạnh tranh hơn. May mắn thay, tôi đã tiết kiệm được rất nhiều tiền để tôi có thể cố gắng làm cho công ty này hoạt động. Cuối cùng chúng tôi đã phải đóng cửa hàng và tìm một công việc mới nhưng đó không phải là vấn đề. Quan trọng hơn, tôi phát hiện ra mình khá có năng khiếu trong lĩnh vực bán hàng và điều đó đã dẫn dắt tôi bắt đầu tiến vào con đường bán hàng.

    Tìm một nhà quản lý tuyệt vời trong số nhân viên bán hàng là một điều không thể đảm bảo chắc chắn. Các kỹ năng và tính cách cần thiết là rất khác nhau. Để tìm phù hợp nhất, hãy sử dụng bảy câu hỏi trên nhé.

    Lược dịch từ Blog.hubspot.com

    Nguồn ảnh: Internet

    Tham khảo thêm những bài học về Cách tìm việc do HRchannels chia sẻ để tìm được những việc làm lương cao phù hợp nhất nhé.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi HRChannels
    Đang tải...


Chia sẻ trang này