Những dấu hiệu của trường học có bệnh thành tích

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi webmaster, 22/9/2008.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Để giúp giảm áp lực về bệnh thành tích cho con cái cũng như các bậc cha mẹ, xin mời mọi người cùng chia sẻ những dấu hiệu của một trường mắc bệnh thành tích để từ đó chúng ta có những phương án lựa chọn khi chọn trường cho con. Điều này cũng có thể giúp chúng ta có những phản hồi tích cực đến với các nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục để xây dựng một môi trường học tập ít áp lực hơn.

    Một khi con trẻ phải học trong những nhà trường chú trọng đến những yếu tố bên ngoài như các chỉ số, đến hình thức, đến những kỷ luật thường chịu phải những áp lực mà những áp lực này dẫn đến tình trạng chán học, ghét thầy cô, ngại nói về trường lớp và không dễ dàng chia sẻ với cha mẹ. Về lâu dài, ảnh hưởng đến tính tự lập, đến lòng tự trọng và hình thành những nhân cách yếu đuối, phụ thuộc, quen phục tùng...



    1. Quá đề cao tỷ lệ học sinh giỏi, tiên tiến...

    Một trường quá chú trọng vào những thành tích như tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh tiên tiến... thì họ sẽ cố gắng nâng cao tỷ lệ này và điều này thường đồng nghĩa với việc họ áp dụng những giải pháp giúp cho việc đạt mục tiêu của chính họ mà quên đi rằng niềm say mê học tập, tình thương yêu của thầy cô đối với trẻ còn quan trọng hơn. Điều này cũng thường có nghĩa rằng một trường như vậy sẽ không nhận những học sinh bị khiếm khuyết và tạo một môi trường không có hoặc ít tính nhân đạo. Con trẻ học trong môi trường như thế này sẽ chịu áp lực cao về thành tích về điểm nhưng không có sự quan tâm thực chất đến khả năng hiểu và áp dụng kiến thức. Con trẻ học trong môi trường này thường sẽ có cái nhìn phiến diện và dễ mắc bệnh kiêu căng... Các thầy cô trong những trường kiểu này thường áp đặt và thói quen mệnh lệnh.

    Dấu hiệu cho vấn đề này là các câu khẩu hiệu, những câu nói mà ban quản lý trường thường hay đề cập đến những con số như tỷ lệ học sinh giỏi, quyết tâm đạt tỷ lệ xxx...

    2. Quá chú trọng vào hình thức

    Dấu hiệu của việc trú trọng bệnh hình thức là việc quá chú trọng vào việc trang hoàng bên ngoài, bắt buộc học sinh phải ăn mặc đồng phục suốt cả tuần, đầu tóc gọn gàng, không cho đi dép lê... Nhiều khẩu hiệu to tướng... Một số trường tư thục, dân lập còn trương những ông tây bà tây, những máy điều hòa nhiệt độ, hay những phương tiện hiện đại như TV LCD, projector, màn hình tương tác, phòng máy tính...

    Thường những nhà trường nếu chú trọng về bệnh hình thức sẽ thường đánh mất đi tình yêu, sự chấp nhận sự khác biệt của học sinh. Với bệnh thành tích, nhà trường thường ỷ nại vào những phương tiện và cho đó mới chính làm nên chất lượng học tập mà coi nhẹ việc khuyến khích trẻ tự phát huy. Những trường kiểu này cũng thường có xu hướng áp đặt.

    Với một trường kiểu này học sinh cũng không phát huy được sự tò mò ham hiểu biết mà cũng dễ bị thui chột sự ham muốn tìm hiểu.

    3. Quá chú trọng vào những kỷ luật khắt khe

    Dấu hiệu của những trường quá chú trọng vào kỷ luật khắt khe thường là những trường không chấp nhận học sinh đi muộn, không đeo khăn quàng, không hoàn thành bài tập, không mặc đồng phục, bài tập nhiều, luyện chữ viết đẹp...

    Với những trường này, học sinh cũng chịu nhiều áp lực không cần thiết dễ gây chán nản và mất hứng thú trong học tập.


    Mình mới tạm nghĩ ra được những đâu hiệu ban đầu, rất mong mọi người chia sẻ, bình luận và đóng góp thêm
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


  2. meyeuthonhim

    meyeuthonhim Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/6/2007
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Bác Kiên ơi, nhưng giờ cũng phải thay đổi cả cái nhìn của phụ huynh và Bộ giáo dục cơ bác ạ. Con chị gái em đây, mẹ nó bảo nhất quyết nó phải được học sinh giỏi vì 3 năm học sinh giỏi rồi, chỉ còn 1 năm lớp 9 này nữa thôi thì khi thi cấp 3 sẽ được cộng 4 điểm mà 4 điểm thì quả là một khoảng cách không dễ đạt- bất kể thế nào cũng phải được học sinh giỏi huhu
    Em nghiệm rằng Bộ Giáo dục mình càng cải cách, càng giảm tải thì nó lại càng tạo áp lực cho học sinh bác ạ
     
  3. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Cũng chẳng nên thay đổi cách nhìn của người ta. Ở đây là quan tâm đến quyền lợi chính đáng của mình và bảo vệ quyền lợi đó thôi.
     
  4. tomandtony

    tomandtony Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/7/2010
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Những dấu hiệu của trường học có bệnh thành tích

    Mình thấy bây giờ cả ngành giáo dục đều chạy theo thành tích, các bố mẹ cũng vì thành tích mà bắt con học quá nhiều. Trong đó có cả mình. Bây giờ phải hỏi Bộ trưởng Bộ Giáo dục thôi. Cứ hỏi mấy em bé ở quê học hành thế nào mà vẫn đỗ thủ khoa ầm ầm. Con đã được học sinh giỏi rồi lại mong con ở trong TOP A chứ không phải TOP B hay TOP C. Nghĩ mà lại thấy thương bọn trẻ. Bé nhà mình học lớp chọn, lớp có 63 bạn thì năm vừa rồi cả 63 bạn đều đạt loại giỏi. Năm nay lên lớp 3 thì sĩ số đã lên đến 73 rồi. Nếu ở nhà mà không chăm chút thì lại không bằng bạn bằng bè, lại đâm ra chán học. Thế mới khổ. Thế là cứ phải chạy theo thành tích thôi.
     

Chia sẻ trang này