Kinh nghiệm: Những Điều Cần Biết Khi Đi Công Tác Tại Pháp

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi dichtot, 24/2/2016.

  1. dichtot

    dichtot Thành viên tập sự

    Tham gia:
    24/2/2016
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Việt Nam và Pháp đã thiết lập và xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị gần 20 năm, mối quan hệ này đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai tỉnh như: Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác chuyên môn, từng bước xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người dân trong vùng dự án… Nếu bạn đang chuẩn bị đi du lịch hay đi công tác tại châu Âu, bạn cần biết một số thông tin quan trọng về chuyến đi và quốc gia mà bạn sẽ tới, đặc biệt là 26 nước châu Âu thuộc khối Schengen. Điều đó không những sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch và công tác thành công mà còn giải quyết được những tình huống không may xảy ra ở xứ người. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích có thể giúp bạn khi đi du lịch, công tác tại Cộng hòa Pháp và các nước Châu Âu thuộc khối Schengen nói chung.

    1. Thông tin về Cộng hòa Pháp:

    - Pháp (tên chính thức Cộng hòa Pháp), là một quốc gia nằm tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa khác. Pháp có biên giới với Bỉ, Luxembourg, Đức, Thụy Sĩ, Ý, Monaco, Andorra và Tây Ban Nha. Tại một số lãnh thổ hải ngoại của họ, Pháp có chung biên giới trên bộ với Brasil, Suriname và Antilles Hà Lan. Pháp còn được nối với Anh Quốc qua đường hầm Eo biển, chạy dưới Eo biển Măng-sơ.

    - Diện tích: 674.843 km2

    - Dân số: 66.259.012 người ( năm 2014)

    - GDP: 2.134 tỷ Euros (năm 2014)

    - Đơn vị tiền tệ: Euros

    Nước Pháp được chia làm 27 vùng hành chính, trong đó có 22 vùng nằm trên lãnh thổ chính quốc, và 5 vùng hải ngoại. Ngay dưới vùng là các tỉnh. Các vùng lại nhóm lại thành các khu. Tuy nhiên, khu không phải là một cấp hành chính. Mỗi vùng hành chính ở Pháp là một vùng cấp hai của Liên minh châu Âu. Nhóm liên vùng là vùng cấp một trong khi tỉnh là vùng cấp ba của Liên minh châu Âu.

    2. Lộ trình đi từ Việt Nam qua Pháp:

    Mỗi ngày có một chuyến bay trực tiếp từ sân bay Nội Bài và 1 chuyến từ sân bay Tân Sơn Nhất khởi hành lúc 23h để đến sân bay Charles De Gaulle-Paris vào 6h sáng hôm sau vào mùa hè và 7h vào mùa Đông (Giờ Việt Nam sớm hơn giờ Pháp 5 tiếng đồng hồ vào mùa hè và 6 tiếng vào mùa Đông). Thời gian bay từ Việt Nam sang Pháp là 12 tiếng. Đường bay này do Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VietNam Airlines) và Hãng hàng không quốc gia Pháp (Air France) cùng khai thác. Ngoài ra, cũng có những Hãng hàng không khác khai thác đường bay Việt Nam qua Pháp nhưng quá cảnh hoặc Băng Cốc-Thái Lan, Dubai-Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Franfuk-Đức...

    3. Thủ tục làm visa đi Pháp:

    - Hộ chiếu Ngoại giao được miễn visa nhập cảnh vào Pháp.

    - Hộ chiếu Công vụ và Hộ chiếu Phổ thông phải đăng ký hồ sơ qua mạng để hẹn ngày phỏng vấn trực tiếp xin visa nhập cảnh vào Pháp; riêng hộ chiếu Công vụ phải có Công hàm của Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ Tp. HCM trực thuộc Bộ Ngoại giao gửi đến Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự quán Pháp tại Tp. HCM.

    + Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra phải đăng ký hồ sơ xin visa tại Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội. Các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào phải đăng ký hồ sơ xin visa tại Tổng lãnh sự quán Pháp tại Tp. HCM.

    + Hồ sơ xin visa đối với Hộ chiếu Công vụ bao gồm: Tờ khai theo mẫu của ĐSQ hoặc TLSQ Pháp, quyết định của cấp có thẩm quyền cử đi công tác tại Pháp, giấy mời của đối tác mời đến Pháp (hồ sơ phải được dịch ra tiếng Pháp hoặc tiếng Anh), Hộ chiếu Công vụ có giá trị sử dụng còn trên 6 tháng, vé máy bay khứ-hồi, giấy bảo hiểm khi đi qua Pháp, Công hàm của Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ Tp. HCM thuộc Bộ Ngoại giao.

    + Hồ sơ xin visa đối với Hộ chiếu Phổ thông bao gồm: Tờ khai theo mẫu của ĐSQ hoặc TLSQ Pháp, giấy mời của đối tác mời đến Pháp (hồ sơ phải được dịch ra tiếng Pháp hoặc tiếng Anh), Hộ chiếu Phổ thông có giá trị sử dụng còn trên 6 tháng, vé máy bay khứ-hồi, giấy bảo hiểm khi đi qua Pháp.

    + Đăng ký xin ngày phỏng vấn trước 1 tháng qua đường điện tử trên trang website của ĐSQ hoặc TLSQ Pháp.

    4. Những điều cần lưu ý khi đến nước Pháp:

    4.1 Phép xã giao:

    - Nước Pháp là quốc gia cởi mở, thân thiện, dễ gần, người Pháp gặp nhau lần đầu luôn luôn nở nụ cười và cái bắt tay chào xã giao, nếu đã thân quen thì gặp nhau chào bằng một nụ hôn vào má;

    - Đối với người Pháp khi gặp nhau chỉ trao đổi về công việc, rất kỵ khi hỏi về chuyện đời tư, chuyện lương bổng và thu nhập;

    - Nên tránh gọi điện thoại đến nhà người Pháp sau 22 giờ.

    - Nếu được mời đến dự một bữa ăn, bạn không nên đến sớm vì như vậy là bạn đang có ý giục chủ nhà. Nên đến đúng giờ. Trong bữa ăn, hãy đợi mọi người phục vụ hết rồi mới được ăn.

    Người Pháp rất sành ăn và đặc biệt cẩn trọng trong việc ăn uống trong cách chế biến và cả tư thế ngồi khi ăn. Trước khi ăn, bao giờ người Pháp cũng rửa tay như là một thông lệ bắt buộc. Trong khi ăn rất kỵ việc nhai có tiếng kêu, đặc biệt tránh ợ và xỉa răng sau khi ăn trước mặt người khác.

    - Ở nơi công cộng cần xếp hàng, bạn nên kiên nhẫn xếp hàng, không được chen lấn hay xô đẩy.

    - Khi muốn hút thuốc, bạn phải xin phép người khác trước.

    - Ở Pháp, trên các phương tiện giao thông công cộng, họ rất cấm kỵ việc giành chỗ của người có tuổi, phụ nữ mang thai và người tàn tât. Bạn nên nhường chỗ cho họ.

    - Không nên làm ồn ở nơi công cộng, không nói chuyện điện thoại to và xả rác ra đường. Đối với người Pháp như vậy là rất bất lịch sự.

    4.2 Giao thông:

    - Lần đầu tiên khi đến các thành phố lớn của Pháp nên vào các quầy sách hoặc trung tâm hướng dẫn thông tin để mua 1 tờ bản đồ mang theo trong người; các bản đồ sử dụng tàu điện ngầm (Metro), tàu điện (Tramway), xe bus (chú ý khi xuống dưới hầm để đi tàu điện ngầm thì tuyệt đối không được quay phim, chụp ảnh)...;

    - Phương tiện đi lại giữa các thành phố lớn và các vùng thông dụng là tàu cao tốc (TGV) nếu cách nhau trên 300km và ô tô nếu cách nhau dưới 300km. Khi đi trên tàu, ô tô, xe bus và ở sân bay, du khách tuyệt đối tránh để quên túi xách, nếu du khách để quên túi xách thì ngay lập tức an ninh đến và sẽ cho tiêu hủy vì nghi ngờ có bom hoặc khủng bố.

    - Ở Pháp, có hệ thống tàu điện ngầm rất nhanh, tiện lợi, giá phải chăng, đi lại các tỉnh, thành phố rất tiện. Mua vé tàu điện ngầm tại quầy bán vé trong ga tàu điện ngầm. Sau khi mua vé, bước qua cửa soát vé tự động, đưa vé vào máy để đóng dấu, rồi giữ lại để sử dụng lại khi rời trạm, lưu ý đừng quên đóng dấu thẻ vì nếu bị phát hiện lên tàu mà chưa đóng dấu bạn có thể sẽ bị phạt (>45 Euro). Tàu điện ngầm hoạt động từ 5h45 AM- 2h PM, nếu cần đi lại ban đêm có thể dùng xe buýt (hoạt động 24/24h).

    4.3 An ninh:

    - An ninh Pháp rất chặt, nhất là tại các sân bay. Do đó khi mang hành lý nếu có các chai lọ dung dịch nước thì nên gửi hành lý, không mang theo túi xách tay. Tùy hãng hàng không, thông thường mỗi du khách được mang hành lý ký gửi tối đa 30kg và hành lý xách tay 7kg.

    - Hiện nay, ở Pháp có nhiều dân nhập cư, nhiều đối tượng là nhập cư bất hợp pháp, hay quậy phá, móc túi, do vậy nên cận trọng ở những chỗ đông người.

    - Gần đây có tình trạng có một vài đối tượng (người nhập cư) hay rải trên ghế ở các toa tàu những tấm card nhỏ và đòi tiền những người cầm chúng. Bạn nên chú ý tránh, vì nếu gặp phải tình huống trên mà không rành tiếng Pháp sẽ khá rắc rối.

    - Khi đi ngắm cảnh ở những khi vực ngoại ô hoặc không phải trung tâm thì lưu ý không cầm trong túi xách nhiều vật dụng giá trị vì ở đây ngoài móc túi, cướp giật còn có hiện tượng xin tiền bằng nhiều cách. Có thể là họ (người nhập cư) sẽ đeo cho bạn những chiếc vòng may mắn một cách thân thiện với ngụ ý là tặng, song họ sẽ đòi tiền của bạn ngay sau đó với giá rất đắt, v.v…

    - Vùng 93 (Saint Denis) là khu vực khá nhạy cảm, tránh đi một mình về khuya.

    4.4 Khách sạn:

    - Các khách sạn ở Pháp khôngcó những đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, kem hay xà phòng, do vậy các bạn phải tự trang bị cho mình.

    - Điện thoại dùng tại khách sạn rất đắc, do đó du khách nên mua sim và card điện thoại để có thể gọi tại các cabin và gọi từ số máy cố định của khách sạn;

    - Khi xem tivi tại các khách sạn, du khách chú ý chỉ xem nhưng kênh thông thường không phải trả tiền, muốn xem các kênh nhạy cảm phải hỏi giá cả trước.

    4.5 Những thông tin khác:

    - Gọi điện thoại từ Việt Nam sang Pháp: 00 33 + mã vùng + số thuê bao của Pháp. Nếu mã vùng và số thuê bao bắt đầu bằng chữ số 0 thì bỏ số 0 đi rồi bấm các số tiếp theo:

    - Từ Pháp gọi về Việt Nam: 00 84 + mã vùng + số thuê bao của Việt Nam.

    - Để mua quà làm quà tặng khi đi Pháp về thì ở Pháp có các loại mỹ phẩm, nước hoa (Lan-côm, Chanel, Jean Paul Gautier...), các loại sản phẩm từ sô-cô-la, các loại rượu vang từ nho.

    - Khí hậu Pháp nhìn chung ôn hoà với 4 mùa rõ rệt. Do địa lý mỗi vùng có sự khác nhau nên khí hậu cũng được phân biệt rất rõ rệt ở mỗi vùng. Chú ý mùa đông ở khu vực phía Đông và Đông Bắc khắc nghiệt hơn các vùng khác, nhiệt độ trung bình vào mùa đông là -1 độ C.

    Khi đi công tác tại Pháp, để tránh những rủi ro, cần lưu ý:

    + Hãy luôn luôn để hộ chiếu bên người. Bạn có thể mua loại túi chuyên dụng đựng hộ chiếu đeo bên trong áo. Đó cũng là ngăn chứa tiền an toàn. Nếu để hộ chiếu vào giỏ, ba lô thì luôn luôn đeo trên vai bạn và không nên gỡ ra đến khi nào về tới khách sạn.

    + Luôn có sẵn ảnh 4 x 6 (loại để làm hộ chiếu) và không kẹp chung với hộ chiếu. Không may bị mất hộ chiếu bạn sẽ không phải vất vả tìm một nơi chụp ảnh.

    + Luôn có bản photo hộ chiếu và chứng minh nhân dân, không kẹp chung với hộ chiếu.

    + Ghi nhớ địa chỉ, số điện thoại của đại sứ quán Việt Nam tại Pháp.

    + Luôn cất tiền và thẻ tín dụng ở nơi khác nhau đề phòng trường hợp bị mất hộ chiếu cùng với ví, giỏ, ba lô...

    + Mua bảo hiểm trước khi đi công tác, du lịch

    Khi gặp các sự cố như: mất hộ chiếu, mất tiền, bị lạc đường, lỡ chuyến bay:- Mất hộ chiếu: Liên hệ ngay với cảnh sát Pháp để nhờ tìm kiếm. Đồng thời liên lạc với Đại Sứ Quán Việt Nam tại Pháp để làm lại giấy tờ khác.

    - Mất tiền, vật quý, và bị lạc đường: Báo ngay với cảnh sát Pháp và nhờ sự giúp đỡ.

    - Lỡ chuyến bay: Liên hệ với hãng bán vé máy bay.

    Nhằm đảm bảo an toàn cho chuyến đi của mình, bạn cần biết địa chỉ của Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại. Đây là nơi bạn sẽ liên hệ trong trường hợp bị mất hộ chiếu, nhờ can thiệp hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến luật lệ của nước sở tại. Sau đây là một số địa chỉ Đại sứ quán Việt Nam tại một số nước sau:

    * Địa chỉ Đại sứ quán Việt Nam tại Paris (Pháp):

    61 rue de Miromesnil
    75008 Paris
    Lễ tân: 0033 (0)1 44 14 64 00
    Email : vnparis.fr@gmail.com

    Fax: 0033 (1) 4524 3948.

    Lãnh sự: Điện thoại: 0033(1) 4414 6421 / 4414 6426;
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi dichtot
    Đang tải...


Chia sẻ trang này