Thông tin: Những Điều Cần Biết Trước Khi Làm Cha Mẹ

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi minhthong1769, 8/2/2017.

  1. minhthong1769

    minhthong1769 Những câu chuyện về khởi nghiệp và cuộc sống

    Tham gia:
    5/2/2017
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Đằng sau một đứa trẻ khoẻ mạnh và hạnh phúc là nỗ lực học và và thay đổi bản thân không ngừng của cha mẹ. Điều đó đúng với mọi trường hợp và sự cố gắng ấy là một cố gắng phi thường. Nuôi dạy con trẻ là một quá trình học hỏi - thực hành - rèn luyện bản thân trong hàng năm, có khi hàng chục năm. Việc học ấy không có bài kiểm tra, không có điểm số, không có bằng cấp... Nên chẳng ai muốn công nhận nó cả. Ngay cả khi kết quả của việc học ấy phản ánh lồ lộ ngay trên sức khoẻ và cách hành xử của con cái. Xã hội chúng ta vẫn học tập để có bằng cấp, có một công việc tốt, một mức lương tốt, một địa vị tốt.... Nhưng ít người khuyên nhau rằng phải học tập để nuôi nấng và giáo dục một đứa trẻ tốt.
    [​IMG]
    Tại Mesy Books, chúng mình vẫn hay nói với nhau rằng "Để trở thành một cha mẹ tốt không thể dựa vào bản năng, mà cần học hỏi rất nhiều kiến thức". Cụ thể, những người làm cha mẹ lần đầu, và cả những người vẫn đang trầy trật trên con đường làm cha mẹ, nên bắt đầu và bắt đầu lại từ những kiến thức nào?. Ở Post này, Messy Books xin được tổng hợp các kiến thức cơ bản mà mọi cha mẹ cần học. Dựa vào đó, Messy Books mong mỏi mỗi cha mẹ hãy tự vạch cho mình một lộ trình học tập hợp lý, để đảm bảo cho con trẻ một sức khoẻ tốt và một nền giáo dục nhân cách tốt nhất có thể.

    1.Học về nuôi con sữa mẹ
    "Sữa mẹ tốt ai cũng biết, nhưng không đủ sữa thì làm sao?, phải dùng sữa công thức chứ có ai muốn đâu!". Những bà mẹ nói ra những câu như vậy thường là những bà mẹ hoặc tiếp cận kiến thức nửa vời, hoặc đã làm sai một công đoạn nào đó và sau đó bỏ cuộc. Bất kỳ ai, dù là bà mẹ nhàn hạ ở nhà trông con chẳng đi làm đến cả những ngôi sao ca nhạc với lịch diễn kín mít đều có thể nuôi con sữa mẹ hoàn toàn. Thế nhưng để hiểu và làm đúng quy trình ngay từ giai đoạn thai nghén, đến giai đoạn sinh nở, đến 72 giờ vàng cho con, đến nuôi con sữa mẹ tối thiểu 24 tháng... thì rất nhiều bà mẹ vẫn còn lơ mơ. Đến khi gặp khó khăn thường đổ tội cho cơ địa, đổ tội cho kiến thức không thực tế, đổ tội cho gia đình xung quanh... và tìm rất nhiều lý do nghiêng về mặt cảm tính để cầu viện hộp sữa công thức. Thế nhưng như Messy Book đã nói, sức khoẻ của con trẻ là kết quả rõ ràng nhất phản ánh chất lượng tình yêu của cha mẹ. Nuôi con sữa mẹ hoàn toàn để xây cho con một sức khoẻ tốt và hệ miễn dịch khoẻ mạnh, là kiến thức quan trọng cha mẹ cần bỏ công sức và kiên trì thực hiện.
    [​IMG]
    2.Học về những kiến thức cơ bản về sức khoẻ trẻ nhỏ
    Tại một đất nước với nền y học văn minh như Nhật Bản, ngay từ những tuần đầu tiên, mẹ bầu đã được phát rất nhiều tài liệu để "vỡ chữ" tất cả những kiến thức cơ bản liên quan đến sức khoẻ thai sản, sức khoẻ trẻ em. Từ việc mẹ bầu phải ăn uống nghiêm ngặt về dinh dưỡng ra sao, đến quy trình sinh sẽ trải qua những giai đoạn gì, đứa trẻ sinh ra từ phút đầu tiên cần những gì để khoẻ mạnh, thể chất trẻ trong những tháng đầu sẽ thay đổi ra sao, quy trình ăn dặm phải tuân thủ những gì.... tất cả đều có trong tài liệu và được đóng dấu uy tín của bệnh viện đó. Một đất nước y học phát triển như vậy mà các bà mẹ- ông bố vẫn phải cặm cụi đọc tài liệu, mua sách sức khoẻ trẻ em về gối đầu giường để chăm con. Còn tại Việt Nam, Sản khoa - Nhi khoa vẫn là lĩnh vực còn quá nhiều lạc hậu trong việc cập nhật kiến thức. Ấy thế mà, những bà mẹ Việt lần đầu tiên làm mẹ, những ông bố Việt lần đầu tiên làm bố, dù không được nhận bất cứ tài liệu y tế chính thức nào, cũng không chịu tìm hiểu ở những nguồn thông tin sức khoẻ đáng tin cậy, mà phó mặc sức khoẻ con trẻ cho những "mẹo dân gian" "kinh nghiệm truyền thống" vốn đã lỗi thời và không có bất cứ giá trị khoa học đáng tin nào. Kết quả không lấy làm lạ khi trẻ em Việt phải tiếp cận kháng sinh quá sớm khiến hệ miễn dịch suy yếu; phải chịu một chế độ ăn dặm sai lệch dẫn đến các bệnh về tiêu hoá, béo phì ... Vì vậy, sức khoẻ cơ bản của trẻ nhỏ và những kiến thức vô cùng quan trọng mà cha mẹ không thể bỏ qua.

    3.Học cách nói không với quan niệm giáo dục sai lầm
    Ép con học, Đánh con, Chửi mắng con, Dán nhãn con, Chăm con quá mức... tất cả đều là những quan niệm giáo dục sai lầm. Gọi tên thì rất dễ, nhưng để tránh không mắc phải những sai lầm đó thực sự là một bài toán khó với rất nhiều cha mẹ đặc biệt là các cha mẹ ở Châu Á. Trong cuốn sách Người mẹ tốt hơn người thầy tốt của Doãn Kiến Lợi, rất nhiều tình huống phát sinh từ cách hành xử của con trẻ mà nguyên nhân luôn xuất phát từ chính cha mẹ. Việc nhận biết các quan niệm giáo dục sai lầm từ thế hệ trước nhằm đảm bảo cho con có một đà xuất phát tốt nhất cho sự phát triển nhân cách, đòi hỏi rất lớn nỗ lực từ cha mẹ. Rất nhiều các bà mẹ ông bố trẻ hiện nay lạc lối trong cách dạy con, nhất là khi trong gia đình có nhiều thế hệ cũng tham gia vào việc giáo dục con cái. Nếu như cha mẹ không hiểu rõ hành vi lẫn tác hại của các cách giáo dục sai lầm đó, thì rất dễ chẹp miệng cho qua và câu chuyện con bướng, con hư, con không nghe lời sẽ mãi trở thành cái vòng luẩn quẩn.

    4.Học cách chơi với con
    Ngay từ những ngày đầu tiên tiếp xúc với thế giới, trẻ đã cần được giao tiếp với cha mẹ, cần những bài học cơ bản về nhận thức. Mỗi tháng tuổi lớn lên trẻ lại cần những trò chơi khác nhau, cách giao tiép khác nhau, độ phức tạp trong các bài học vì thế mà nhiều lên. Nói không ngoa rằng chơi với trẻ cũng là một môn học cần tìm hiểu. Thực tế chứng minh rằng, rất ít cha mẹ, từ những người rảnh rỗi ở nhà với con 24/24 lẫn những cha mẹ bận rộn đi làm, có khả năng kiên nhẫn chơi lâu với trẻ, chưa nói đến việc những trò chơi ấy có tương tác hiệu quả với trẻ hay không. Những cha mẹ không biết tương tác với con thường có những hành động như phó mặc con cho các ông bà, cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm, quá bảo bọc con không cho con nghịch bẩn, mua đồ chơi quá nhu cầu của con... Vì không nắm rõ nhu cầu tương tác theo giai đoạn của trẻ, cha mẹ dễ dẫn đến stress và từ đó những sai lầm giáo dục như quát con, đánh con, ra lệnh cho con, hay tệ hơn là mặc kệ con... tiếp diễn. Học cách chơi với con, từ việc đọc truyện cho bé, từ việc tạo những đồ chơi nho nhỏ cùng bé... là những kiến thức càng tiếp cận sớm bao nhiêu, cha mẹ càng nhàn hạ trong công cuộc nuôi dạy con nhỏ bấy nhiêu.
    [​IMG]
    5.Học cách quản lý thời gian, sắp xếp công việc, chăm sóc bản thân
    Như ở post "Hãy làm bà mẹ hạnh phúc" mà Messy Book đã từng đăng. Cha mẹ không thể nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc khi chính mình không cảm thấy hạnh phúc. Có con nhỏ là một quyết định trọng đại và ảnh hưởng vô cùng lớn tới đời sống cá nhân của cả cha lẫn mẹ. Không bao giờ có chuyện một người mẹ có thể đi làm hết công suất, chăm sóc con cái hết công suất và giải trí hết công suất. Tất cả đều cần sự cân bằng ở mức vừa phải. Vì vậy việc học cách cân nhắc sự giúp đỡ, phân phối thời gian hiệu quả, tăng hiệu suất công việc và cho mình thư giãn kịp lúc đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng chăm sóc con cái ở mức chấp nhận được là tư duy tiến bộ của những cha mẹ ở thời đại mới. Những cha mẹ hạnh phúc ở thời đại mới tìm kiếm hạnh phúc trong quá trình nuôi con bằng cách cải thiện cách quản lý đời sống của chính mình. Họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ ông bà, từ nhiều nguồn dịch vụ khác để nuôi con thuận tiện hơn, chứ không phải ỷ lại, phó mặc để lo toan cho cuộc sống riêng để rồi ngày một xa rời con cái.

    5 kiến thức trên là 5 kiến thức không thể thiếu trong hành trang làm cha mẹ, ở bất kỳ thời đại nào, đất nước nào trên thế giới. Messy Books sẽ đồng hành cùng cha mẹ bằng những cuốn sách và những thông tin giáo dục hữu ích. Chúc các cha mẹ có một "lịch trình học làm cha mẹ" hiệu quả.

    Nguồn: Messy Books
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhthong1769
    Đang tải...


  2. ptn2406

    ptn2406 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/2/2017
    Bài viết:
    1,773
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    103
    cảm ơn bạn đã chia sẻ nha, bài viết rất hữu ích
     

Chia sẻ trang này