Thông tin: Những Điều Cần Làm Khi Bé 1 Tháng Tuổi Bị Nôn Trớ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi debehettaoboninfabiotix, 17/6/2021.

  1. debehettaoboninfabiotix

    debehettaoboninfabiotix Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/3/2021
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Trẻ nôn trớ sau khi bú khiến mẹ cực kì lo lắng vì tình trạng này khiến con mệt mỏi và quấy khóc, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nôn trớ là tình trạng rất dễ xảy ra ở trẻ, đặc biệt là trong quãng thời gian đầu đời của con. Vậy cha mẹ cần làm gì khi gặp tình trạng bé 1 tháng tuổi bị nôn trớ?


    Những lý do khiến bé 1 tháng tuổi bị nôn trớ

    Thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến bé 1 tháng tuổi bị nôn trớ:

    · Mẹ quấn tã hoặc băng rốn quá chặt

    · Do nguyên nhân bệnh lý như: lồng ruột, hẹp môn vị, viêm dạ dày ruột,....

    · Mẹ cho trẻ bú sai tư thế, bú bình không đúng cách khiến con nuốt nhiều khí vào dạ dày

    · Trẻ ăn quá no, mẹ đã cho bé nằm

    Mẹ cần theo dõi sát khi trẻ bị nôn trớ về mức độ, tần suất và biểu hiện khác kèm theo. Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay nếu trẻ nôn trớ nhiều, liên tục kèm sốt, lờ đờ, chướng bụng.

    Phải làm sao khi bé 1 tháng tuổi hay bị nôn trớ?

    Mẹ có thể yên tâm nếu trẻ chỉ thỉnh thoảng trớ ra lượng sữa ít và không kèm bất thường khác. Trong hầu hết trường hợp, tình trạng nôn trớ của con bạn sẽ tự biến mất.

    Sau khi bé nuốt sữa, sữa sẽ đi xuống một ống cơ, được gọi là thực quản, rồi đến dạ dày. Có một vòng cơ đoạn nối thực quản và dạ dày, nó mở ra để cho sữa đi vào dạ dày và đóng lại sau đó. Trong trường hợp cơ thắt thực quản dưới không thắt chặt, sữa có thể trào ngược trở lại. Bên cạnh đó, dạ dày của Trẻ sơ sinh còn nhỏ nên rất dễ bị đầy hơi. Điều này cũng có thể khiến bé trớ sức sau bú.

    Với những bé 1 tháng tuổi gặp tình trạng nôn trớ thông thường, mẹ chỉ cần chú ý hơn trong việc cho con bú và chăm sóc bé đúng cách:

    + Vỗ ợ hơi thường xuyên. Trẻ có thể hít hơi vào trong khi bú. Điều này khiến dạ dày của trẻ nhanh căng hơn làm bé sơ sinh bị nôn trớ.

    + Đừng đung đưa mạnh hay cho trẻ đi ô tô ngay sau khi cho ăn. Giữ cho trẻ bình tĩnh và bế bé ở tư thế thẳng đứng trong khoảng 30 phút sau khi cho bú.

    + Bổ sung men vi sinh giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn. Điều này làm giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa của trẻ - những tình trạng dẫn đến bé bị nôn trớ.

    + Mẹ nên lới lỏng quần áo hoặc mặc đồ rộng rãi cho trẻ, đặc biệt là vùng quanh bụng.

    + Cho bé bú đúng cách. Mẹ nên cho bé bú bên trái trước vì lúc này lượng dịch dạ dày của trẻ còn ít. Khi bé no, mẹ nên dừng lại và tiếp tục cho bé bú bên phải vì bé cần nằm nghiêng trái. Nhờ vậy sữa sẽ xuống dễ dàng và lưu lại dạ dày mà không bị trào ngược lại.

    + Bé quấy khóc, mẹ nên dừng ngay việc cho con bú để tránh bé bị sặc.

    + Không nên cho trẻ bú quá nhiều, mẹ nên chia thành nhiều bữa, mỗi bữa cách nhau từ 2- 4 tiếng.

    + Sau bú, mẹ nên bế trẻ cao đầu từ 15- 20 phút, không để bé nằm ngay.

    Trẻ nôn trớ do không dung nạp sữa phải làm sao?

    Một nguyên nhân khá hiếm gặp khiến trẻ bị nôn trớ phải kể đến tình trạng không dung nạp sữa gọi là galactosemia. Tình trạng này là do trẻ không có enzyme phân hủy đường trong sữa. Có thể gặp ngay cả trẻ dùng Sữa mẹ. Biểu hiện là Trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau khi uống sữa hoặc bất kì sản phẩm nào từ sữa. Hầu hết Trẻ sơ sinh đều được sàng lọc tình trạng này bằng lấy máu gót chân. Nếu trẻ gặp phải tình trạng này, mẹ sẽ biết từ rất sớm. Đảm bảo rằng bé hoàn toàn tránh sữa và sản phẩm từ sữa.

    >> Xem thêm: Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò


    Hiện tượng trẻ 1 tháng tuổi bị bôn trớ thường chấm dứt sau 4 đến 5 tháng nếu không phải do các nguyên nhân bệnh lý. Mẹ thật bình tĩnh và quan sát con thật kĩ khi trẻ gặp tình trạng này. Với những bé nôn trớ kèm biểu hiện sốt cao, chướng bụng, bỏ bú, quấy khóc, mẹ cần sớm đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi debehettaoboninfabiotix
    Đang tải...


Chia sẻ trang này