Những điều cần lưu ý ở trẻ tuổi "teen"

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi stormman188, 16/9/2011.

  1. stormman188

    stormman188 Luyện viết chữ đẹp Hà Nội

    Tham gia:
    31/8/2011
    Bài viết:
    1,034
    Đã được thích:
    187
    Điểm thành tích:
    103
    Trẻ tuổi “teen” (từ 15 - 18) phát triển và trưởng thành như thế nào?

    Lứa tuổi từ 15 - 18 của trẻ là quãng thời gian thanh xuân và lý thú nhất của cuộc đời. Nhưng đồng thời, đây cũng là giai đoạn thử thách đối với trẻ cũng như với các bậc cha mẹ. Những biểu hiện xúc cảm ở trẻ có thể thay đổi rất nhanh, vì chúng phải học cách tự giải quyết các vấn đề ở trường, các mối quan hệ bạn bè và cả sự kỳ vọng của người lớn. Sự tự tin của trẻ ở lứa tuổi này thường chịu ảnh hưởng nhất định từ sự thành công trong các môn thể thao, kết quả học tập ở trường và từ các mối quan hệ bạn bè. Trẻ thường có khuynh hướng so sánh bản thân với người khác, và chúng có thể thất vọng khi hình dáng cơ thể không được “hoàn hảo” như bạn bè. Những thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng như TV, báo chí và Internet cũng có thể làm tăng thêm mối thất vọng về những khiếm khuyết trên thân thể của trẻ. Khi trẻ đến lứa tuổi từ 15 - 18, các bậc cha mẹ cần phải trang bị một số kiến thức để hiểu biết về tâm sinh lý của chúng. Thông thường, những đứa trẻ tuổi “teen” rất cần đến tình yêu thương cũng như sự chỉ dẫn của cha mẹ. Các bậc cha mẹ cần tế nhị giúp đỡ khi trẻ đối mặt với những thử thách, nhằm giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này, sao cho càng ít mắc phải những sai lầm càng tốt.

    Theo các chuyên gia, có bốn lĩnh vực căn bản mà trẻ phát triển ở lứa tuổi này:

    Phát triển thể chất: Hầu hết những trẻ tuổi “teen” thường dậy thì ở tuổi 15. Cơ thể những trẻ gái bắt đầu phát triển nhanh ngay sau kỳ hành kinh đầu tiên và đạt kích thước về chiều cao gần bằng giai đoạn thành người lớn sau này. Những trẻ trai tiếp tục phát triển chiều cao và gia tăng trọng lượng cơ thể sau giai đoạn này.

    Phát triển nhận thức: Trong giai đoạn này, những đứa trẻ tuổi “teen” có khuynh hướng suy nghĩ và tìm hiểu những ý tưởng trừu tượng về đạo đức. Chúng cũng bắt đầu hiểu những người khác sâu sắc hơn. Mặc dù chúng có sự thấu cảm và biết được rằng mỗi người đều có những ý tưởng khác nhau, nhưng chúng luôn tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng những ý tưởng của chúng là luôn luôn đúng.

    Phát triển các mối quan hệ xã hội và cảm xúc: Hầu như quá trình phát triển quan hệ và cảm xúc của những đứa trẻ tuổi “teen” là tập trung xác định vị trí của chúng trong thế giới này. Chúng cố gắng tìm hiểu xem “Tôi là ai?” và “Làm sao để chứng minh điều đó?”. Tình trạng này là bình thường, vì cảm xúc của trẻ có thể thay đổi theo từng ngày, từng giai đoạn.

    Phát triển khả năng vận động và kỹ năng hợp tác: Những trẻ trai tiếp tục trở nên mạnh mẽ và nhanh nhẹn hơn sau giai đọan dậy thì. Trong khi những trẻ gái có khuynh hướng bị khựng lại. Trong giai đoạn này, việc thường xuyên rèn luyện thể chất hoặc luyện tập các môn thể thao có thể giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường khả năng hợp tác của trẻ. Khi nào trẻ cần kiểm tra sức khỏe? Những trẻ tuổi “teen” nên kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm. Các bác sĩ sẽ tìm hiểu về cuộc sống và các hoạt động của trẻ. Qua đó sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng nắm bắt được tình trạng sức khỏe cả về mặt tinh thần cũng như thể chất của trẻ. Sẽ là một ý tưởng tốt nếu thỉnh thoảng bạn cho trẻ gặp riêng bác sĩ để trao đổi về các vấn đề mang tính chất riêng tư. Những đứa trẻ tuổi “teen” cũng cần chủng ngừa tạo miễn dịch vào mỗi lần kiểm tra sức khỏe.

    Khi nào trẻ cần đến bác sĩ?

    Hãy cho trẻ đến bác sĩ nếu bạn cảm thấy nghi ngờ hoặc lo lắng về tình trạng sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Đặc biệt khi trẻ có biểu hiện chậm lớn, ăn không ngon miệng, có những vấn đề về sức khỏe, thay đổi thói quen, bỏ học hoặc nảy sinh các vấn đề khác ở trường, sử dụng rượu hoặc các chất gây nghiện… Ngoài ra, bạn cũng cần cho trẻ tư vấn ý kiến của các nhà chuyên môn về tâm lý giáo dục, trong trường hợp bạn chú ý đến sự thay đổi trong các mối quan hệ bạn bè của chúng. Hoặc bạn cần tham khảo ý kiến của họ về cách làm sao để nói chuyện với trẻ một cách cởi mở và thuận tiện nhất.

    Cha mẹ làm gì để giúp trẻ trong giai đoạn này?

    Mặc dù những đứa trẻ tuổi “teen” không chào đón sự giúp đỡ của cha mẹ, nhưng chúng vẫn cần đến điều đó. Việc bạn quan tâm đến các hoạt động hàng ngày của trẻ có thể giúp chúng tránh được những hành động liều lĩnh, qua đó giúp trẻ trưởng thành và phát triển tốt hơn. Dưới đây là vài ý tưởng mà các chuyên gia khuyên các bậc cha mẹ nên tham khảo và thực hiện:

    - Khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc

    - Trao đổi và giúp trẻ nâng cao nhận thức về thân thể cũng như lòng tự trọng.

    - Khuyến khích trẻ ăn những loại thực phẩm lành mạnh và tăng cường hoạt động thể chất.

    - Nói chuyện với trẻ về tác hại của các loại thuốc gây nghiện và rượu.

    - Phát hiện và điều chỉnh kịp thời những vấn đề hay mối lo lắng của trẻ.

    - Giúp trẻ quan tâm và thực hiện các quy tắc và thời gian biểu trong gia đình.

    - Tiếp tục nói chuyện với trẻ về các cuộc hẹn hò với bạn bè khác phái và quan hệ tình dục.

    - Khuyến khích trẻ nâng cao tinh thần vì cộng đồng bằng cách tham gia vào các chương trình, tổ chức tình nguyện.

    - Thiết lập các nguyên tắc và thời gian trẻ sử dụng Internet.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi stormman188
    Đang tải...


Chia sẻ trang này