1. Không làm gương cho trẻ Cha mẹ trước khi mong muốn con đạt được một kỹ năng hoặc một thói quen tốt nào đó trước hết cần tự vấn mình xem bản thân đã làm được điều đó hay chưa. Nếu chính cha mẹ còn chưa làm được điều đó thì việc kỳ vọng bé có thể làm được điều đó là việc bất khả thi. Thay vì kỳ vọng, cha mẹ hãy chuẩn bị tinh thần chấp nhận những việc con ko thể làm được vì chẳng có "tấm gương" nào trong nhà để con nhìn theo cả. 2. Đốt cháy giai đoạn Quá trình hình thành một thói quen tốt cần đi qua rất nhiều giai đoạn. Cha mẹ nếu không đi từ những việc đơn giản, dần mở rộng sag những việc lớn hơn, trẻ sẽ không thể hiểu được. Những khái niệm mơ hồ như : thật thà, dũng cảm... cần được hướng dẫn từ những tình huống cụ thể theo độ tuổi. 3. Bỏ qua việc kể chuyện Kể chuyện là một hoạt động cần được thực hiện ngay từ khi trẻ còn trong giai đoạn sơ sinh. Giáo dục qua cách kể chuyện cho trẻ mọi lúc mọi nơi hiệu quả hơn bất cứ lời nhắc nhở răn dạy "Con phải..." "Con nên..." nào. Hơn nữa, việc ít được nghe kể chuyện, trẻ sẽ mất đi vốn ngôn ngữ dồi dào phục vụ cho cuộc sống sau này. Tệ hơn, những đứa trẻ ít được nghe kể chuyện, lớn lên vô tình mất đi thú vui đọc sách, khiến học tập lẫn công việc dễ trở nên nhàm chán và khó khăn hơn. 4. Không trò chuyện với trẻ Nhiều ông bố truyền thống rất ít trò chuyện với con. Vì áp lực công việc về muộn. Vì tâm lý "việc nuôi con là việc của đàn bà". Vì muốn giữ thế "chủ gia đình". Vô tình đẩy cuộc sống của con xa khỏi tầm mắt mình, khiến cho con không tin tưởng, không muốn chia sẻ. Họ không hiểu con trẻ. Con trẻ không hiểu họ. Đây hoàn toàn không phải do lỗi khác biệt thế hệ và chính là lỗi của cha mẹ đã đóng cửa giao tiếp với con trẻ mà thôi. 5. Áp đặt ý kiến lên trẻ Một khía cạnh khác của việc trò chuyện với trẻ. Có những gia đình thường xuyên trò chuyện với trẻ. Nhưng lại là cuộc nói chuyện một chiều. Những cha mẹ này thường nóng vội muốn mổ xẻ vấn đề, chỉ ngay ra giải pháp và bắt con trẻ phải răm rắp tuân theo như cỗ máy. Cách này đặc biệt nguy hiểm vì cha mẹ đã giết chết hai kỹ năng quan trọng của con: kỹ năng tư duy độc lập và kỹ năng chịu trách nhiệm. Một đứa trẻ lớn lến dưới sự áp đặt của cha mẹ thường gặp vấn đề về sự tự tin. Chúng có xu hướng hay ỷ lại, hay đổ lỗi. Nguồn: Messy Books