Kinh nghiệm: Những Kiến Thức Về Ăn Dặm Mẹ Nào Cũng Phải Biết

Thảo luận trong 'Nội trợ, Mẹo vặt' bởi Mẹ Trân Trân, 2/10/2019.

  1. Mẹ Trân Trân

    Mẹ Trân Trân Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/7/2017
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Ăn dặm là được xem là một giai đoạn mới và cũng được xem là giai đoạn quan trọng để em bé của bạn chuyển từ giai đoạn sơ sinh sang giai đoạn trưởng thành. Đây là tiền đề cho sự phát triển cơ thể của bé sau này. Tuy nhiên, các bà mẹ mới có con lần đầu thường gặp nhiều bỡ ngỡ, và việc thiếu kiến thức ăn dặm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con trẻ. Chính vì thế, hãy đọc kỹ những kiến thức quan trọng dưới đây mẹ nhé!

    1. Ăn dặm là gì?
    Đầu tiên, ta cần phải biết ăn dặm là gì? Đây là việc cho bé ăn thêm các thực phẩm khác ngoài sữa, giúp hệ tiêu hóa tập làm quen với thức ăn đặc và giúp bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ, dưới 2 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính nên đừng vì ăn dặm mà bỏ sữa của con mẹ nhé

    [​IMG]

    2. Thời điểm cho bé ăn dặm?
    Thời điểm cho bé ăn dặm phù hợp là từ 5-6 tháng tuổi, tuy nhiên mẹ phải kiểm tra chắc chắn rằng bé sẵn sàng

    Bé từ 6 tháng hoặc gần đủ 6 tháng và có các dấu hiệu sau:

    • Em bé của bạn đã có thể ngồi vững hoặc có thể giữ cổ thẳng nếu được đỡ lưng.
    • Bé có dấu hiệu thèm ăn, biết dùng lưỡi lấy thức ăn.
    • Sau khi bú vẫn có dấu hiệu đói, hay thức đêm đòi ăn.
    Lưu ý:

    Không nên cho bé ăn quá sớm trước 5 tháng tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa của bé còn non nớt chưa đủ sức để hấp thu những thực phẩm khác ngoài sữa.

    Và cũng không nên cho bé ăn muộn hơn 9 tháng, điều này làm cho bé thiếu chất dinh dưỡng, thấp còi, suy dinh dưỡng.

    [​IMG]

    3. Nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách
    Cho bé ăn từ ít đến nhiều: Giai đoạn mới tập ăn, chỉ nên bắt đầu bằng một thìa cà phê, tăng dần lượng thức ăn khi bé đã bắt đầu quen. Ta cũng bắt đầu với việc cho bé ăn 1 cữ, dần dần tăng lên 2 cữ/ ngày và có thể cho ăn thêm bữa phụ hoa quả,...

    Cho bé ăn từ loãng đến đặc: Ban đầu, dạ dày của bé chỉ quen với việc tiêu hóa sữa, chính vì thế khi tập ăn cần bắt đầu với việc cho ăn loãng rồi mới đến đặc dần tránh cho hệ tiêu hóa của bé bị quá tải.

    Chế biến đồ ăn hợp vệ sinh và đủ dinh dưỡng: Khi mới tập ăn thì nên cho những thức ăn dễ tiêu hóa như cháo với rau, củ, quả,... và làm quen dần với chất đạm. Tuy nhiên từ giai đoạn 9 tháng trở lên thì mẹ phải chú ý cho bé ăn đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ và các vitamin. Dĩ nhiên, khi chế biến đồ ăn cho bé thì phải nên lựa chọn những thực phẩm sạch, chế biến bằng các dụng cụ hợp vệ sinh để bảo đảm sự an toàn cho đường ruột của bé.

    [​IMG]

    4. Những sai lầm thường gặp khi cho bé ăn dặm
    Theo viện dinh dưỡng quốc gia, do thận bé còn yếu nên dưới 1 tuổi tuyệt đối không nên nêm muối vào thức ăn của bé. Các thực phẩm tự nhiên vốn đã cung cấp đầy đủ nhu cầu cho bé rồi.

    Chỉ nấu cháo cho bé bằng nước hầm xương: từ bao đời nay, chúng ta vẫn có quan niệm ăn canh hầm, các chất sẽ có trong nước hầm. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm, thực tế không phải chất nào cũng hòa tan được trong nước hầm. Ngoài ra, khi cho bé ăn duy nhất cháo với nước hầm sẽ gây nên tình trạng biếng ăn và không biết nhai thức ăn ở trẻ. Mẹ nên cho bé ăn cháo dinh dưỡng có cả thức ăn lợn cợn và đổi món thường xuyên mẹ nhé.

    Không dùng dầu mỡ vào thức ăn bé: dầu ăn không chỉ là nguồn cung cấp chất béo cần thiết cho bé mà còn hỗ trợ hấp thu một số vitamin có trong rau quả, chính vì thế mẹ có thể bổ sung một giọt dầu thực vật trước khi cho bé ăn. Một số loại dầu có thể tham khảo: dầu óc chó, dầu oliu, dầu gấc,...

    [​IMG]


    5. Các cách ăn dặm phổ biến hiện nay

    Hiện nay, có 4 cách ăn dặm phổ biến mà các mẹ quan tâm đó là: Ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu nhật, ăn dặm blw và ăn dặm 3days wait. Mỗi cách ăn dặm đều có ưu và nhược điểm riêng, không có cách ăn dặm tốt nhất, chỉ có cách ăn dặm mà con bạn hợp tác nhất. Mẹ cũng có thể kết hợp các cách ăn dặm lại với nhau để tạo ra sự thú vị cho bữa ăn.

    Ăn dặm truyền thống: đây là cách mà các bà, các mẹ vẫn áp dụng từ xưa, ở cách này thông thường bé sẽ được ăn bột ngọt trước rồi chuyển sang bột mặn sau đó mới cho ăn cháo. Khi cho bé ăn cháo, tất cả các thực phẩm thường được xay lẫn với nhau, và thường các bé ăn theo cách truyền thống sẽ lâu ăn thô hơn các bé khác.

    Ăn dặm kiểu nhật: một trong những cách thức được nhiều bà mẹ áp dụng nhất hiện nay. Ở cách này, mẹ sẽ cho bé ăn bắt đầu bằng cháo trắng, dần dần thêm rau củ và chất đạm vào cho bé. Các bé ăn dặm kiểu nhật sẽ không sử dụng máy xay mà sử dụng rây lọc để rây cháo, các loại củ thì được tán hoặc giã nhuyễn bằng chày. Với cách này thì bé sẽ cảm nhận được đầy đủ nhất các vị riêng của từng loại thực phẩm.

    Ăn dặm blw: đây là một phương pháp mới từ phương tây, phương pháp này bé sẽ được tự ăn và lựa chọn thức ăn mà mình thích. Với cách này thì gần như bé không vướng phải tình trạng biếng ăn, tuy nhiên sẽ không hợp với những bà mẹ mong con bụ bẫm và sợ con bị hóc.

    Ăn dặm 3days wait: ở phương pháp này, các thực phẩm sẽ được giới thiệu lần lượt và trong 3 ngày thì mới chuyển sang một loại mới. Việc này sẽ giúp mẹ nhận biết rõ ràng nhất bé bị dị ứng với thức ăn nào hoặc không thích loại thực phẩm nào.

    Mẹ hoàn toàn có thể áp dụng cho bé kết hợp một bữa ăn truyền thống và một bữa ăn blw hoặc một bữa ăn kiểu nhật và một bữa ăn blw để giúp bé có thể ăn thô tốt hơn và tránh tình trạng biếng ăn.

    [​IMG]

    Với các kiến thức cơ bản như trên thì mẹ đã đỡ bỡ ngỡ hơn khi cho bé ăn dặm chưa nào? Ngoài ra mẹ có thể xem cụ thể về từng cách ăn dặm tại đây.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mẹ Trân Trân
    Đang tải...


Chia sẻ trang này