Những lỗi thường gặp khi làm bài thi môn Toán – Con bạn muốn khắc phục lỗi nào? Môn Toán là môn có tư duy logic, trình bày chặt chẽ các ý. Và để đạt điểm tối đa thì ngoài việc làm đúng kết quả thì học sinh cũng cần phải làm bài cần phải cần thận, trình bày sạch sẽ, rõ ràng để tránh mắc những lỗi không mong muốn. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ với các bậc phụ huynh một số lỗi sai phổ biến mà học sinh thường hay mắc phải khi làm toán và cách khắc phục. Lỗi 1: Trình bày cẩu thả, gạch xóa nhiều Thường thì các em học sinh có tư duy tốt hay trình bày một cách lộn xộn, nội dung diễn đạt còn chưa liền mạch và chữ viết không được đẹp cho lắm. Điều này gây bất lợi cho chính các em khi làm bài và gây khó khăn cho thầy/cô khi chấm thi. => Cách khắc phục: Giáo viên nên hướng dẫn các em làm bài cẩn thận, trình bày sạch sẽ và chữ viết nắn nót. Những giờ học trên lớp, giáo viên cũng nên cho các em làm nhiều bài tập liên quan để hình thành thói quen trình bày của các em. Khi giao bài tập về nhà, với những bài dễ nên có đáp án đi kèm để các em tự so sánh, với những bài nâng cao, cần có tư duy nhanh nhạy giáo viên sẽ hướng dẫn cụ thể từng bước để các em hình thành thói quen cẩn thận. Lỗi 2: Không đọc kỹ đề bài, nhầm lẫn các dấu, giả thiết Các em còn quá nhỏ tuổi nên thường đọc đề lướt qua, bỏ qua những nội dung cần thiết để làm bài nên thường dẫn đến tình trạng làm thiếu hoặc làm sai theo yêu cầu đề ra. => Cách khắc phục: Giáo viên hướng dẫn các em viết các dữ liệu bài cho và yêu cầu của bài làm ra giấy nháp để từ khó dựng được khung sườn cho bài làm và tìm được công thức phù hợp cho bài toán của mình. Sau đó, thầy cô sẽ cho các em học sinh làm bài, sau đó nhận xét bài của nhau, tìm ra lỗi của bạn thì tự mình sẽ rút ra kinh nghiệm lần sau không mắc phải nữa. Lỗi 3: Chép sai đề bài Một lỗi gần giống với lỗi đọc không kỹ đề bài đó làm phần chép dữ liệu bị sai dẫn đến sai kết quả sai hết. => Cách khắc phục: Học sinh học tập môn Toán phải thường xuyên được yêu cầu làm ra nháp và tính cẩn thận kết quả trước khi chép lại trong bài làm để tránh xảy ra sai sót. Sau khi làm bài xong thì nên kiểm tra lại từng bước để kiểm tra tránh xảy ra sai xót hoặc lỗi gì. Lỗi 4: Viết chồng quá nhiều Một bài thi mà chồng chéo quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới cảm xúc chấm bài (chấm thi) của giáo viên. Và cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đánh giá cho bài thi. Kể cả khi các bạn học sinh làm đúng hết nhưng do viết chồng chéo quá nhiều thì cũng sẽ không đạt được điểm cao => Các khắc phục: Tại trung tâm Toán – Học Tốt các em học sinh luôn được rèn luyện một cách khắc nghiệt trong quá trình học tập. Nếu trong một câu mà lỗi sai quá 2 lỗi nhỏ câu đó sẽ được 0đ, làm bài gât khó đọc cũng sẽ được 0đ. Để các em ý thức được tầm quan trọng của việc viết bài cẩn thận. Lỗi 5: Viết tắt, làm tắt Đối với những bài tập đã quen thuộc hoặc dễ dàng thì học sinh thường có xu hướng làm tắt để tiết kiệm thời gian, điều này gây ra bất lợi cho việc đánh giá năng lực của các em liệu các em có làm được hay không? Hay lại chép đáp án ở đâu? => Cách khắc phục: Giáo viên cần phải hướng dẫn chi tiết cho học sinh biết nếu các em thiếu các bước như vậy thì sẽ bị trừ điểm trong bài làm của mình. Với một số lỗi cơ bản học sinh thường mắc phải khi làm toán, hy vọng các thầy cô sẽ kịp thời giúp các em khắc phục và làm bài ngày càng tốt hơn. Lỗi 6: Kỹ năng nhận diện bài dễ làm trước, khó làm sau Các lời khuyên chung chung của thầy cô là khi đi thi thì cứ bài dễ làm trước, khó làm sau. Vậy kỹ năng để nhận biết chuẩn xác là gì? Đã gọi là kỹ năng thì cần phải được luyện tập thường xuyên mới có thể thành thói quen, thành kỹ năng được. => Cách cải thiện: Tại trung tâm Toán – Học Tốt các em luôn được làm bài trong một thời gian giới hạn ngắn. Tự các em chọn bài làm trong 1 đề sao cho hoàn thành được bài tập mình đã chọn mà không bỏ mọt ý nhỏ nào trong 1 câu: Ví dụ: Câu 1 có phần a, b, c mà các em chọn câu 1 thì phải làm được cả ý, nếu bỏ một trong 3 thì các em cũng sẽ được 0đ. Lỗi 7: Không có thói quen lên đạt mục tiêu, lên kế hoạch học tập Các em học sinh thường không có thói quen lên mục tiêu, làm việc có kế hoạch như người lớn. Lý do: Thường thì tuổi học trò là độ tuổi thích chơi hơn học, nhất là độ tuổi đang phát triển (cấp 2). Nên các em thường chỉ có mục tiêu ở đầu năm khi khai giảng, sau đó một thời gian thì mặc kệ việc học xô đẩy tới đâu thì tới. => Cách khắc phục: Ngoài việc giảng dạy kiến thức chuyên môn thì các em học sinh tham gia học Toán tại Trung tâm Toán – học Tốt còn được học những kỹ năng đạt mục tiêu, lên kế hoạch học tập và đánh giá năng lực hàng tháng, hàng quý. Hơn nữa, Trung tâm luôn theo dõi bám sát để đốc thúc các em. Nguồn: http://dayhoctot.edu.vn/nhung-loi-t...-thi-mon-toan-con-ban-muon-khac-phuc-loi-nao/