Sữa đậu nành là thức uống hấp dẫn của nhiều người lớn cũng như trẻ nhỏ. Tuy nhiên, loại sữa này có thực sự tốt với trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé trai? Không chỉ là thức uống phổ biến ở Việt Nam, sữa đậu nành còn được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo ước tính, tổng sản lượng sữa đậu nành được tiêu thụ trên toàn thế giới vào năm 2014 vượt mức 17,5 tỷ lít và không ngừng gia tăng. Tại Việt Nam, mỗi năm, chúng ta tiêu thụ 500 triệu lít, tương đương khoảng 1,5 triệu lít/ngày. Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, đậu nành được coi là đạm thực vật vô cùng có lợi cho sức khỏe. Ước tính, trong 100ml sữa đậu nành (được làm từ 100g đậu) có 28 kcal, 3,1g chất đạm, 1,6g chất béo, 18mg canxi, 1,2mg sắt cùng nhiều khoáng chất khác. Trong khi đó, trong 100ml sữa tươi lại chứa 50 kcal, 3g chất đạm, 2,3g chất béo, 110mg canxi… Nên kết hợp sữa bò và sữa đậu nành Như vậy, so với sữa bò, sữa đậu nành không có nhiều canxi bằng nhưng hàm lượng chất béo lại ít hơn. Thế nên, tốt nhất là chúng ta nên sử dụng kết hợp cả 2 loại sữa này để có thể tận dụng được hết những tác dụng nổi bật của từng loại. Uống quá nhiều có thể bị tiêu chảy Có nhiều mẹ cho rằng, ngay từ khi trẻ được 6 tháng tuổi, chúng đã có thể sử dụng sữa đậu nành. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, bạn nên cho trẻ uống khi bé đã được 12 tháng tuổi trở lên. Ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển hoàn thiện nên dễ dàng tiêu thụ các dưỡng chất trong sữa hơn. Đặc biệt, bạn nên lưu ý rằng: tuyệt đối không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống sữa đậu nành vì nó có hàm lượng lớn chất mangan (một chất độc thần kinh với trẻ nhỏ). Khác với nhiều loại sữa khác, sữa đậu nành có lượng estrogen tự nhiên khá cao. Chính vì thế, với các bé trai, nhiều bố mẹ rất băn khoăn khi dùng loại sữa này vì lo ngại vấn đề nữ tính hóa. Tuy nhiên, theo TS. bác sĩ Cao Thị Hậu, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, điều này hoàn toàn không phải là vấn đề đáng lo ngại. Bởi vì, thực ra, hàm lượng estrogen nằm ở mầm đậu nành nhưng khi chế biến rồi, nó cũng không ảnh hưởng nhiều tới hormone của các bé trai. Tuy nhiên, theo TS. Cao Thị Hậu, một ngày chúng ta cũng chỉ nên cho trẻ uống khoảng 200ml sữa đậu nành/ngày để cân bằng giữa sữa động vật và thực vật. Sử dụng sữa đậu nành đúng cách Thông thường, nếu được đun sôi kỹ, chất này sẽ bị phá hủy và không gây hại. Trong tình huống này, người mẹ đã bị hiện tượng sôi giả đánh lừa, tức là khi đun sữa đậu nành, chúng ta sẽ thấy khi gần sôi, sữa sẽ trào bọt rất nhiều, và nhiều người lầm tưởng là sữa đã sôi nên tắt bếp. Điều này dẫn tới hiện tượng trypsin chưa bị phân hủy và gây hại cho cơ thể. Thế nên, để hạn chế nguy cơ này từ sữa, tốt nhất nên đun sữa sôi thật kỹ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên pha sữa đậu nành với đường đỏ, vì đường đỏ có chứa nhiều axít hữu cơ. Các axít này sẽ kết hợp với các chất đạm, canxi trong sữa tạo thành hợp chất không có lợi cho đường tiêu hóa. Và cũng như sữa tươi, sữa đậu nành không nên uống khi đói. Bởi vì khi dạ dày rỗng, chất đạm trong sữa sẽ bị biến đổi thành nhiệt lượng, làm mất đi tác dụng dinh dưỡng. Tốt nhất, bạn nên cho trẻ ăn kèm với bánh mỳ, bánh ngọt… để cơ thể được hấp thụ hoàn toàn các chất dinh dưỡng. Sữa đậu nành là một thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên, nó cũng có thể biến thành độc dược nếu như chúng ta sử dụng không đúng cách. Thế nên, là một người mẹ thông thái, đừng bao giờ quên tích lũy kiến thức cho mình để nuôi con một cách khoa học.