Thông tin: Những sai lầm khi chăm sóc trẻ ốm

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi snow_rainbow, 13/7/2012.

  1. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Kiêng tắm khi con phát ban, ủ kín lúc bé bị sốt hay cạo gió lúc con co giật, cho con uống thuốc cầm tiêu chảy nhanh... sẽ không giúp bé nhanh khỏi ốm mà có khi còn gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ.

    Sau đây là một số sai lầm phổ biến của các bậc phụ huynh khi chăm bé bị bệnh và kinh nghiệm chia sẻ từ bác sĩ:

    Ủ kín bé khi bị sốt

    Khi bé sốt, nhiều người lớn thường ủ kín cho con quá mức, cho bé mặc 2-3 áo, đóng hết cửa để tránh gió lùa và không tắm cho bé.

    Đối với bé bị sốt cấp tính, chúng ta có thể cho uống thuốc hạ sốt theo liều lượng được chỉ định. Nên để bé mặc quần áo thoáng mát và uống nhiều nước.

    Bé vẫn có thể tắm được nhưng nên cho tắm nước ấm để bé cảm thấy không khó chịu khi đang bị sốt.

    Cố cạy răng khi bé bị co giật

    Những bé từ 6 tháng đến 6 tuổi có thể bị co giật khi sốt cao đột ngột. Thường những cơn co giật này kéo dài khoảng 1 phút và tự ngưng. Khi bé co giật biểu hiện thường thấy là mắt trợn ngược lên hay đứng tròng, không biết gì, sùi bọt mép, tay và chân giật từng hồi liên tục.

    Trong trường hợp này, điều quan trọng là cha mẹ phải thật bình tĩnh, để bé nằm nghiêng một bên cho đờm nhớt có thể chảy ra ngoài và làm thông thoáng đường thở của bé. Bạn có thể nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn bé và lau ướt người bé bằng nước ấm, chờ một vài phút cho bé hết co giật và thở đều trở lại rồi đưa con đến bệnh viện. Bố mẹ không nên cố cạy miệng bé ra và nhét một vật gì đó vào hay cạo gió cho bé.

    Dùng thuốc để cầm tiêu chảy gấp

    Khi bé tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt là đi ngoài phân lỏng nước, nhiều người thường mua thuốc cầm tiêu chảy cho con mà không biết một số thuốc loại này có thành phần dược lý giống thuốc phiện. Chất này có thể cầm tiêu chảy ngay nhưng lại gây ngộ độc và tử vong cho bé, đặc biệt là trẻ nhỏ.

    Điều quan trọng nhất khi bé bị tiêu chảy là cha mẹ nên cho con uống oresol pha theo đúng liều lượng để bù lại lượng nước bị mất. Nếu bé không uống được các loại nước này thì có thể cho bé uống nước dừa tươi hoặc nước ép cà rốt. Trong thời gian bé bị tiêu chảy, cha mẹ nên theo dõi xem bé có bị mất nước không, nếu có cần đưa con đến cơ sở y tế để kịp điều trị.

    Kiêng tắm khi bé phát ban

    Có khá nhiều bệnh nhiễm trùng gây phát ban ngoài da khoảng vài ngày sau khi sốt như: Sởi, Rubella, sốt xuất huyết,...

    Điều cần làm là cho bé tắm rửa bình thường thậm chí có thể tắm cho bé nhiều hơn nếu bé chơi làm bẩn người. Nên cho bé mặc đồ thoáng mát và ăn uống bình thường. Nếu những nốt mụn nước thủy đậu có mủ vàng nên cho bé đi khám bệnh để điều trị bội nhiễm vi trùng.

    (Theo BS Hạnh Chung, Sức Khỏe & Đời Sống)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi snow_rainbow
    Đang tải...


  2. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Dấu hiệu một số bệnh thường gặp ở trẻ em

    Sức khỏe của bé là niềm vui của ba mẹ. Vì vậy, việc nuôi dưỡng bé chu đáo luôn là ưu tiên hàng đầu của các gia đình. Tuy nhiên, do sức đề kháng của trẻ nhỏ còn chưa hòan thiện nên trẻ dễ nhiễm một số loại bệnh có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất của bé. Một số dấu hiệu của những bệnh thường gặp dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức về chăm sóc trẻ:
    altBệnh hen suyễn

    Hiện nay ở Việt Nam, hen suyễn là một trong những bệnh mạn tính hàng đầu của trẻ em. Dấu hiệu của bệnh hen suyễn ở trẻ thuờng là ho, thở khò khè kéo dài. Tuy nhiên, không nhất thiết tất cả các trường hợp thở khò khè đều là biểu hiện của bệnh hen suyễn và cũng không phải tất cả các bệnh nhân mắc hen đều thở khò khè. Theo thống kê, có tới trên 50% trẻ em dưới 3 tuổi ít nhất đã từng thở khò khè 1 lần. Nhưng lại chỉ có 1/3 trong số đó mắc bệnh hen trước 6 tuổi.

    Việc chẩn đoán đúng bệnh cũng khá khó khăn, bởi triệu chứng bệnh ở trẻ giống với một số bệnh về đường hô hấp khác như: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản viêm phế quản dạng khò khè… Thuốc kê toa thường là kháng sinh, vì thế trẻ thường bị lại ngay sau khi dứt thuốc. Có trẻ dùng nhiều quá, đến mức tiêu chảy, chậm lớn mà bệnh vẫn không dứt.

    Vì vậy, để đoán biết trẻ có bị bệnh hen suyễn hay không, bạn nên chú ý đến các dấu hiệu sau:

    - Có những biểu hiện lạ về hô hấp (tiếng thở nghe như tiếng rít hay như tiếng huýt sáo, những đợt thở rít tái đi tái lại, thường xuyên thở gấp)

    - Ho nhiều lần trong ngày, nhất là về đêm và gần sáng.

    - Ngủ không ngon giấc vì khó thở.

    - Bị ho hay thở khò khè sau khi vận động nhiều.

    - Hay quấy khóc và biếng ăn.

    - Có vấn đề về hố hấp vào một mùa nào đó nhất định trong năm.

    - Bị ho, khó thở hoặc đau ngực khi tiếp xúc với các tác nhân như lông thú vật, khói bụi, khói thuốc lá, thay đổi thời tiết, xúc động mạnh…

    - Thường xuyên bị cảm nhập vào phổi.

    - Có người thân bị bệnh hen suyễn hay cơ địa dị ứng (mề đay, lác sữa…).

    Để có những kết luận chính xác hơn về bệnh trạng của trẻ thì ngoài việc quan sát và nhận biết các dấu hiệu trên, bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, việc tuân thủ nghiêm túc các liệu pháp điều trị y khoa để đảm bảo hiệu quả chữa trị tốt nhất cho trẻ.

    Bệnh còi xương

    Trẻ bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi và phốtpho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương).

    Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi-phốtpho. Những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ.

    Những dấu hiệu của bệnh còi xương thường là:

    - Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ.

    - Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.

    - Các biểu hiện ở xương: Thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.

    - Các trường hợp còi xương nặng có di chứng (Chuỗi hạt sườn, nhô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O).

    - Răng mọc chậm, trương lực cơ nhão, táo bón.

    - Chậm phát triển vận động (Chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…).

    - Trong trường hợp còi xương cấp tính trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu.

    Hiện nay, liệu pháp y khoa thường được dùng để chữa trị bệnh còi xương ở trẻ là cho bé uống bổ sung canxi. Tuy nhiên, liều lượng dùng thuốc cũng như những phương pháp điều trị bổ sung như thế nào là do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Các bậc cha mẹ nên tránh việc tự ý cho trẻ dùng thuốc để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cháu.

    Suy dinh dưỡng

    Suy dinh dưỡng thức chất không phải là một loại bệnh lý song đây lại là một trong những vấn đề sức khỏe đáng báo động ở trẻ em Việt Nam. Theo báo cáo của UNICEF (Quĩ nhi đồng Liên hiệp quốc) vào cuối năm 2007 thì nước ta có khoảng 2 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, chiếm tỷ lệ 1/3 số trẻ cùng độ tuổi.

    Suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ như tiêu chảy, nhiễm trùng, sốt rét, một số bệnh đường hô hấp và tử vong. Suy dinh dưỡng cũng dẫn đến tình trạng kém phát triển thể lực, trí lực ở trẻ. Không chỉ những trẻ thiếu ăn hay sống trong nghèo đói mới gặp tình trạng trên, những trẻ sinh trưởng trong những gia đình có điều kiện kinh tế cũng có thể bị suy dinh dưỡng nếu những người chăm sóc trẻ không biết cách chăm sóc và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ.

    Để có thể sớm nhận biết tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ và có cách xử trí kịp thời, bạn có thể chú ý đến một số biểu hiện sau ở trẻ:

    - Chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân.

    - Biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt.

    - Buồn bực, hay quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt.

    - Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần.

    - Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng.

    Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất trong khoảng thời gian từ 6 đến 24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ các em bé có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật; nhất là những trẻ không được bú sữa mẹ, sinh nhẹ cân hoặc sinh đa thai. Vì vậy, việc chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng hợp lý ở trẻ là rất cần thiết để phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ.
     
  3. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Giấc ngủ quan trọng đối với bé ra sao?

    Bác sỹ Phạm Ngọc Thanh, trưởng đơn vị Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1, đã trả lời thắc mắc cho các bậc phụ huynh về những vấn đề liên quan đến giấc ngủ của trẻ.

    Những năm tháng đầu đời của bé là bước khởi đầu cho sự phát triển và ổn định cả quãng đời về sau này. Với trẻ con, giấc ngủ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất, tinh thần, cảm xúc và nhận thức xã hội. Khi ngủ, cơ thể trẻ sản xuất hormon tăng trưởng, có ích cho sự phát triển của xương và cơ bắp. Đặc biệt, khi ngủ trí não trẻ hoạt động, xử lý những thông tin trẻ tiếp nhận trong ngày.



    Tuy nhiên, có nhiều bậc cha mẹ vẫn còn nhiều hiểu lầm về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ nên chưa biết cách tập cho trẻ một thói quen ngủ tốt. Bên cạnh đó cũng có nhiều thắc mắc xoay quanh giấc ngủ của trẻ:



    1. Các lý do khiến bé hay quấy khóc về đêm?



    Với trẻ nhỏ, khóc là cách để trẻ thông báo đến cha mẹ nhu cầu của mình khi chưa biết nói. Khóc là hiện tượng tự nhiên ở trẻ, nhưng nếu trẻ thường hay quấy khóc về đêm thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và cả cha mẹ.



    Có rất nhiều lý do khiến trẻ khóc, nhưng thường thấy là do trẻ đói, chăn tã bị ướt, nóng quá hoặc lạnh quá, ăn ngủ không có giờ giấc nhất định, muốn được âu yếm. Nhiều khi ban ngày trẻ vui chơi, vận động quá độ dẫn đến thần kinh căng thẳng cũng dễ khiến trẻ giật mình thức giấc và khóc đêm. Ngoài ra, ánh sáng và tiếng ồn trong phòng ngủ, hoặc bầu khí bất hòa giữa cha mẹ, ông bà, cũng có thể làm cho trẻ khó chịu, bất an.



    2. Có nên tắm cho trẻ trước giờ đi ngủ vào buổi tối không?



    Tắm vừa làm sạch cơ thể, vừa là một cách thư giãn nhẹ nhàng. Không nhất thiết cứ phải tắm cho trẻ vào ban ngày. Có thể thấy trẻ thường ngủ ngon sau khi được tắm, vì vậy tắm cho trẻ vào khoảng thời gian trước khi đi ngủ là một cách giúp cho trẻ có được cảm giác thoải mái, dễ chịu, dễ đi vào giấc ngủ hơn.



    Quan trọng là cần tắm cho trẻ ở nơi kín để tránh gió lùa. Nếu thời tiết lạnh, cha mẹ sợ trẻ ốm thì có thể lau người cho trẻ bằng nước ấm có pha sữa tắm để cơ thể bé thơm tho, tạo được cảm giác dễ chịu giúp bé dễ đi vào giấc ngủ nhanh và sâu.



    Nhiệt độ nước để tắm bé khoảng 36,5 độ là vừa, không nóng và cũng không lạnh quá. Cha mẹ có thể kiểm tra độ ấm bằng cách nhún khuỷu tay vào nước trước khi lau tắm bé.



    3. Khi mát-xa có nên sử dụng dầu mát-xa hay sữa dưỡng ẩm (lotion) không?



    Mát-xa làm tăng cường tính năng động của bé, giúp cho các cơ bắp của bé dẻo dai hơn, mát-xa còn dạy cho bé cách thư giãn. Đối với cha mẹ, mát-xa cho trẻ còn tạo một mối liên kết thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái. Nó nối kết tình mẫu tử, phụ tử giữa cha mẹ và đứa con theo một cách mà không có sự giao tiếp nào khác có thể đạt được.



    Dùng dầu mát-xa hay sữa dưỡng ẩm trong quá trình mát-xa sẽ hạn chế sự ma sát trên da non nớt của trẻ, giúp cho việc mát-xa dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả hơn



    Trước khi ngủ nên dùng kem dưỡng ẩm có tinh chất NaturalCalm – chiết xuất chủ yếu từ hoa nhài có hương thơm nhẹ dịu, sẽ đem đến cho bé cảm giác thoải mái, bé dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, bạn không nên mát-xa khi bé ăn no (ít nhất là cách sau 1giờ).



    4. Da trẻ còn quá mỏng manh, vậy có nên cho tiếp xúc với các loại hóa chất hay chỉ tắm bằng nước ấm hay nước lá theo dân gian?



    Có nhiều bà mẹ chọn tắm cho con bằng nước hoặc nước lá vì nghĩ là tốt nhất tuy nhiên chưa đúng bởi vì nước sẽ rất khó rửa hay tắm sạch đi những lớp gây nhờn không tốt cho da bé. Nếu tắm cho bé với nước của các loại lá thì đôi khi rất khó kiểm soát những chất có trong lá có thể không tốt cho bé. Như vậy vấn đề cơ bản là làm thế nào để có được những sản phẩm tốt hơn nước về phương diện làm sạch nhưng lại nhẹ dịu như nước.



    Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm dành cho bé như các loại sữa tắm, dầu gội, kem dưỡng ẩm, phấn thơm dành chăm sóc da, mát xa cho bé. Thông thường những sản phẩm dùng cho em bé, phải khác so với sản phẩm dành cho người lớn như nhẹ dịu, không gây kích ứng, không cay mắt vì da của trẻ rất mong manh và dễ bị kích ứng. Tuy nhiên, bạn nên chọn các nhãn hiệu đáng tin cậy và có uy tín trên thế giới, và đặc biệt được tổ chức y tế kiểm nghiệm và chứng nhận.



    Một trong những lý do giúp bé ngủ ngon là cơ thể thoải mái, sạch sẽ giúp bé đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng và ngủ sâu. Thói quen ngủ sẽ thay đổi theo độ tuổi và sự phát triển của bé, giúp bé xây dựng những thói quen trước giờ đi ngủ và tập cho bé quen dần những thói quen như tắm cho trẻ, mát-xa, đọc truyện hoặc mở nhạc êm dịu. Khi đã hình thành thói quen, mỗi khi bạn cùng bé làm những việc ấy là bé biết đã đến giờ đi ngủ. Các bà mẹ hãy làm quen với bộ sản phẩm Trước-Giờ-Đi-Ngủ - Johnson’s Baby Bedtime để tạo cho bé thói quen thư giãn trước giờ đi ngủ, mang đến cho trẻ giấc ngủ ngon và sâu suốt đêm.



    Bước 1: Tắm cho bé. Trước khi đến giờ ngủ, hãy tắm bé bằng nước ấm với sữa tắm Johnson’s baby bedtime làm sạch nhẹ nhàng hoặc pha một ít sữa tắm vào nước và lau người cho bé. Tinh chất NaturalCalm có công thức sáng chế độc đáo, chiết xuất từ hoa nhài, với hương thơm nhẹ dịu, giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu .Sau đó lau khô bé, chú ý các nếp gấp.






    Bước 2: Mát xa cho bé. Dùng một ít sữa dưỡng ẩm Johnson’s baby bedtime chứa tinh chất NaturalCalm với dưỡng chất làm mềm da và giảm mất nước để mát xa nhẹ nhàng cho bé. Trong khi mát xa, trò chuyện vui vẻ với bé và vuốt ve bé bằng tất cả tình thương để gắn kết tình mẫu tử, phụ tử.






    Bước 3: Dùng thêm phấn thơm với bột talc cao cấp và hương thơm thư giãn, vừa phòng ngừa rôm sảy lại vừa giúp bé cảm thấy sảng khoái và dễ chịu. Sau đó, hãy tắt đèn, vỗ về bé bằng một câu chuyện nhẹ nhàng hoặc mở những bản nhạc du dương. Bé sẽ đi vào giấc ngủ thật êm đềm, với những giấc mơ trẻ thơ đầy màu sắc.
     
  4. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Giúp bé dễ chịu hơn khi mọc răng

    Những chiếc răng mới mọc lên sẽ khiến lợi bé bị sưng tấy, khó chịu. Vài mẹo nhỏ sau sẽ giúp cha mẹ cách giảm cảm giác bứt rứt cho bé khi mọc răng.



    - Bạn có thể chuẩn bị một chiếc khăn mềm, sạch, ẩm làm đồ vật cho bé nhai. Bạn nên đặt chiếc khăn này vào khăn mát tủ lạnh (không phải ngăn đá) trước mỗi lần cho bé nhai.

    + Hoặc bạn có thể cho bé ngậm nướu bằng chất liệu mềm, nhân tạo. Bạn cũng có thể cho những chiếc nướu này vào ngăn mát của tủ lạnh trước khi cho bé ngậm. Ngậm nướu mát sẽ giúp bé bớt đâu và cảm giác dễ chịu hơn.

    + Bạn nên tránh cho bé ngậm bình sữa hoặc ti giả khi ngủ. Nó sẽ khiến miệng bé bị vi khuẩn tấn công dễ hơn.

    alt

    - Với bé trên 9 tháng tuổi (đã làm quen với quá trình ăn bốc), bạn có thể cho bé gặm những miếng carrot, táo, dưa chuột lấy từ tủ lạnh (trong ngăn mát chứ không phải ngăn đá để không gây hại cho lợi của bé).

    Hoặc bạn có thể cho bé sử dụng những món có vị mát như sữa chua, rau quả nghiền nhuyễn và được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh…

    - Với bé khoảng 18 tháng tuổi (tiếp tục mọc chiếc răng thứ 10 trở lên), bạn có thể chế biến nước hoa quả từ dâu tây, dưa hấu, dưa vàng; sau đó, bạn đổ nước hoa quả vào những chiếc khuôn hình ngôi sao, mặt trăng, nhân vật hoạt hình, cất vào ngăn đá thành món kem cho bé. Khi chiếc răng mới nhú lên, lợi của bé sẽ vừa đau vừa nhức. Lúc này, việc mút món kem hoa quả giống như liều thuốc tê, xoa dịu cảm giác nóng rát trong miệng bé.

    Bạn nên nhớ để những khối hình này không quá cứng hoặc nhỏ, dễ gây hóc cho bé. Bạn cũng không nên cho bé mút kem lạnh thường xuyên, phòng bé bị viêm họng.

    Với mỗi loại kem hoa quả tự chế, bạn cũng có thể dạy bé học thêm được một từ mới; chẳng hạn, dưa hấu hay dâu tây…

    - Bạn nên dùng đầu ngón tay trỏ (hoặc đầu ngón tay út) sạch, nhẹ nhàng xoa bóp vùng lợi bị sưng đỏ cho bé. Bạn nên để cho bé được “nhay nhay” ngón tay của mẹ.

    Bạn có thể dùng chiếc gạc (hay miếng vải mềm, sạch) nhúng nước lọc pha ấm, quấn quanh ngón tay, nhẹ nhàng massage lợi (nướu) cho bé.

    - Cảm giác đau, nhức khi mọc răng sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc; vì vậy, bé càng cần được cha mẹ yêu thương, vỗ về nhiều hơn.

    - Nếu cho bé bú bình, bạn nên rút bình ra khỏi miệng bé thật nhẹ nhàng ngay sau khi bé vừa bú xong. Rút bình sữa ra khỏi miệng bé mạnh, đột ngột sẽ khiến tình trạng đau lợi ở bé nghiêm trọng hơn.

    + Bạn cũng nên cho bé ăn bột (hoặc cháo) thật loãng và nhớ là không nên ép bé ăn đủ khẩu phần ăn như bình thường.

    + Nếu bé đau tới mức không thể ăn cháo hoặc bột, bạn nên cho bé uống sữa tăng cường. Chỉ 1-2 ngày, bé sẽ bớt đau và ăn uống tốt hơn.

    - Bạn nên lau nước dãi chảy quanh miệng bé bằng chiếc khăn sạch, mềm. Cách này sẽ giúp hạn chế những nốt ban nhỏ xuất hiện quanh miệng bé.

    - Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc gây tê (dạng gel hoặc xịt), bôi vào lợi khi bé mọc răng. Thuốc giảm đau, hạ sốt cho bé khi mọc răng thường có dạng siro, dạng bột, cốm hoặc thuốc nhét hậu môn.

    Việc dùng thuốc đường uống và hậu môn cùng lúc để hạ sốt cho bé là rất nguy hiểm. Các bác sĩ giải thích rằng, bản chất của hai loại thuốc này đều có hoạt chất chính là paracetamon. Khi dùng liều cao, bé sẽ bị thay đổi thân nhiệt đột ngột, khiến cơ thể của bé không kịp thích nghi. Hơn nữa, việc dùng thuốc quá liều có thể khiến bé bị ngộ độc thuốc. Tốt nhất, bạn chỉ nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ; tuyệt đối tránh nghe theo những kinh nghiệm truyền miệng hoặc tăng liều thuốc với mục đích nhanh hạ sốt cho bé.

    Lưu ý: Nếu bé tròn 12 tháng mà chưa có dấu hiệu mọc răng thì nguyên nhân chậm mọc răng ở bé có thể là do thiếu dinh dưỡng, còi xương. Bạn nên đưa bé đi khám; đồng thời, bạn nên chú ý cân bằng dưỡng chất trong thực đơn của bé.
     
  5. Meyeucongai_Munmun

    Meyeucongai_Munmun mobile 0165.39.55.065

    Tham gia:
    18/4/2012
    Bài viết:
    2,184
    Đã được thích:
    360
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Giúp bé dễ chịu hơn khi mọc răng

    cho bé ăn đồ ngăn mát liệu có ảnh hưởng đến vòm họng ko nhỉ mẹ nó, mìh họng yếu lắm, ăn mát là cũng viêm họng, nên lo con cũng bị như thế
     
  6. comchaynb

    comchaynb Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    12/7/2012
    Bài viết:
    2,949
    Đã được thích:
    669
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Những sai lầm khi chăm sóc trẻ ốm

    đánh dấu, cái này hay quá đi. Sau này có con em phải chú ý
     
  7. mekid2010

    mekid2010 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    28/8/2011
    Bài viết:
    6,376
    Đã được thích:
    1,114
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Những sai lầm khi chăm sóc trẻ ốm

    Mình đang nuôi con nhỏ nên rất cần những bài viết hữu ích thế này để chăm sóc bé tốt hơn.
     
  8. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Giúp bé dễ chịu hơn khi mọc răng

    đang nóng mà gặp quá lạnh đột ngột & cường độ cao thì ai cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng. theo e thì chỉ ăn ăn từ từ thôi & nếu cẩn thận hơn thì lấy ra để nguội bớt lạnh 1 tí mới ăn thì k sao hết chị ạ. lúc đang nóng quá cũng tránh dùng lạnh ngay
     
    Meyeucongai_Munmun thích bài này.
  9. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Những sai lầm khi chăm sóc trẻ ốm

    hữu ích cho các mẹ là e vui rùi. e hay ol nên lang thang đọc đc nhìu bài hay, e sẽ post thg` xuyên cho các mẹ ;)
     
  10. me_thocoi

    me_thocoi Mỹ phẩm xách tay

    Tham gia:
    25/4/2011
    Bài viết:
    9,819
    Đã được thích:
    1,273
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Giúp bé dễ chịu hơn khi mọc răng

    bé bị viêm họng đấy chị ạ, hôm nào mà e lấy sữ chưa hoặc sữa tươi mà cho nó uống trực tiếp luôn là tối bị ho ngay nên dọa này cẩn thận muốn cho con ăn j cũng phải bỏ ra ngoài trước 1 tiếng hoặc lau hơn, ko thì cho vào lò vi sóng hoặc nước sôi
     
    Meyeucongai_Munmun thích bài này.
  11. ngocnhi06

    ngocnhi06 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    29/3/2009
    Bài viết:
    2,363
    Đã được thích:
    424
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Giúp bé dễ chịu hơn khi mọc răng

    Đây là cách của Nhật nên họ đã luyện cho trẻ ăn lạnh nên mới vậy. Chứ mình k cho con ăn lạnh từ trước mà áp dụng thì viêm họng ngay
     
  12. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Giúp bé dễ chịu hơn khi mọc răng

    vì mọc răng thì sẽ bị sưng nhẹ ở lợi nên ăn đồ mát sẽ làm giảm cảm giác khó chịu. còn tất nhiên tùy theo tình hình cụ thể của từng bé mà điều chỉnh thêm: bỏ ra cho đỡ lạnh rồi mới ăn. còn đa số các bé bây giờ vẫn ăn sữa chua & váng sữa - k để trong tủ lạnh lôi ra thì gì ạ!
     
  13. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    4 cách giảm quấy khóc cho bé 0 - 4 tháng tuổi

    4 cách giảm quấy khóc cho bé 0 - 4 tháng tuổi
    Nhiều lúc, bạn không hiểu vì sao bé khó tính. Không phải bé bị đói hay ấp ủ quá nóng. Cũng không phải bé bị ốm hay bị hăm. Đã kiểm tra kỹ càng, bạn thấy bé vẫn ổn nhưng bé liên tục quấy khóc.

    Bạn cần bình tĩnh và thử những cách sau:

    - Để bé được nghỉ: Giảm bớt ánh sáng, tắt âm nhạc hoặc đơn giản là khép bớt cửa cho đỡ ồn ào. Bé cáu kỉnh có thể do đang bị kích thích, nhất là khi trong nhà có khách hay bạn vừa đưa con ra ngoài trời.

    - Di chuyển: Phần lớn các bé từ 4 tháng tuổi trở xuống sẽ trở nên dễ chịu nếu được nghe một loại đồ chơi phát ra âm thanh “o o” lặp đi lặp lại. Ngoài ra, bé cũng bình tĩnh hơn nếu được nằm trên xe và mẹ đẩy đi đẩy lại. Một số bé chỉ nín khóc khi được mẹ địu trên người và di chuyển một lát. Có thể cho bé hít thở không khí trong lành nếu bé đã ở quá lâu trong nhà.

    - Vệ sinh: Đơn giản là lau rửa mặt mũi, chân tay khiến bé thấy thoải mái. Nếu bé thích điều này, bạn có thể thử.

    - Tính khí của bé: Nhiều cha mẹ áp dụng cách này, cách khác để bé bớt quấy mà quên mất một điều, tính cách ở mỗi bé là khác nhau. Điều này càng dễ nhận biết vì sau một vài tháng đầu đời, bé bắt đầu bộc lộ cái gì thích, cái gì không thích. Một số bé dễ tính, ít quấy hơn một số bé khác. Đó là điều bình thường.
     
  14. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Cách “dứt” ho cho trẻ nhỏ

    Hẳn bậc bố mẹ nào cũng thấy bất an khi nghe con ho. Và nếu kèm theo xổ mũi, chảy nước mũi thì nỗi lo lắng càng tăng. Ngoài các loại siro ho thông dụng mà chẳng phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả như mong đợi, bạn còn có thể làm gì?

    Kiểm tra xem có đúng cảm lạnh

    Thật dễ để phân loại các cơn ho ngắn, chảy nước mũi và hắt hơi là dấu hiệu của cảm lạnh. Nhưng trước khi làm bất cứ việc gì, hãy chắc chắn rằng chẩn đoán của bạn là đúng.

    Các triệu chứng của cảm lạnh bao gồm: chảy nước mũi, viêm họng, ho và có lẽ là cả đau nhức. Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác như dị ứng. Vì thế, nếu thở khò khè xuất hiện hoặc hơi thở của bé trở nên nông, gấp thì cần đưa bé đi khám.

    Chỉ cần 1 thìa… đầy

    Kinh nghiệm của ông bố Nicholas Brown (Anh) cho thấy, thay vì cho uống siro ho, anh sẽ cho cô con gái 4 tuổi của mình uống 1 hoặc 2 thìa mật ong nguyên chất, không thêm bạc hà hay trà hoa cúc.


    Nếu thở khò khè xuất hiện hoặc hơi thở của bé trở nên nông, gấp thì cần đưa bé đi khám.

    Đối với Kay Odell (Anh), nước mật ong ngâm chanh tươi mới là tốt nhất và muốn giảm ho đêm thì cần đảm bảo đây là loại nước uống cuối cùng khi lên giường.

    Những liệu pháp tự nhiên

    Bà mẹ của 5 cậu con trai tuổi từ 3-12, Andrea Schumann cho biết, chị chưa bao giờ là một “fan” của các đơn thuốc. Chị thường dùng dầu khuynh diệp nguyên chất, lấy 2-3 giọt thoa vào ngực, vùng cổ và thoa gan bàn chân mỗi khi bé đi ngủ. Theo chị điều này rất có hiệu quả, giấc ngủ của trẻ không bị quấy rầy do các cơn ho.

    Sạch mũi, thông mũi

    Hầu hết những người dị ứng đều phải dùng nước muối để rửa mũi. Dung dịch nước muối sẽ rửa trôi mọi chất bẩn, tống khứ các chất nhầy làm thông thoáng mũi.

    Ngoài ra, khi thời tiết hanh khô, việc xịt nước muối sinh lý vào mũi lại có tác dụng làm tăng độ ẩm cho mũi, giúp mũi duy trì được chức năng hô hấp thông thường.

    Giảm đường, sữa

    Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, nếu bé ho có đờm thì cần tạm thời loại bỏ đường và các sản phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn của trẻ. Trà với một chút gừng và món súp gà sẽ tốt cho bé hơn.
     
  15. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Tư thế ngủ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe của con?

    1. Tư thế nằm ngửa

    Nằm ngửa là tư thế tự nhiên. Hai tay dang ra hướng lên trên đầu là tư thế ngủ yêu thích của cả mẹ và bé, vì những lúc thế này, trông bé không khác gì một thiên thần bé con hạnh phúc trong giấc ngủ.

    Ưu điểm của nằm ngửa:

    - Giúp bé toàn thân thư giãn, thả lỏng, tự nhiên, tạo cảm giác rất thoải mái.

    - Độ an toàn cao, khi bé nằm ngửa, mũi và miệng của bé không gặp phải các chướng ngại vật cản trở đến quá trình hô hấp.

    - Giảm áp lực tác động từ bên ngoài: Tim, phổi, dạ dày, bàng quang sẽ được giảm thiểu các áp lực từ bên ngoài tác động vào.
    - Dễ dàng trong việc chăm sóc bé. Với tư thế nằm ngửa, chỉ cần liếc qua, người mẹ có thể thấy rõ mọi biểu hiện, cử động đang diễn ra ở bé.


    Nhược điểm của nằm ngửa:

    - Nằm ngửa nhiều sẽ khiến đầu của bé sơ sinh bị dẹt.

    - Dù với tư thế này, độ an toàn cho sức khỏe bé sẽ cao, nhưng bản thân bé có thể sẽ cảm thấy chông chênh khi không có gì để dựa vào.

    Mách bạn:

    - Khi bé bị nghẹt mũi, hô hấp sẽ khó hơn. Lúc này, không nên để bé nằm ngửa.
    2. Tư thế nằm sấp:

    Bé con thường rất thích nằm sấp, vì cảm giác ấm cúng, dễ chịu khi ngủ.

    Ưu điểm của nằm sấp:

    - Bé có cảm giác an toàn. Khi còn là bào thai nằm trong tử cung, bé cũng có tư thế gần như vậy. Đây là tư thế ngủ tự nhiên với bản năng tự vệ của bé.

    - Với tư thế nằm sấp, dịch hòa tan của dạ dày không thích hợp nằm ở thực quản - nguyên nhân dẫn đến sự nôn trớ sẽ được từ từ di chuyển xuống phần ruột non, giúp hạn chế sự nôn trớ ở bé.

    - Nằm sấp giúp bé nhanh phát triển hơn, do thường xuyên phải luyện tập các động tác như lật người, xoay người, ngẩng đầu, bên cạnh đó, chân tay của bé cũng nhanh cứng cáp hơn.

    Nhược điểm của nằm sấp:

    - Dễ dẫn đến nghẹt thở. Với trẻ dưới 1 tuổi và trẻ sơ sinh, phần đầu to và nặng, trong khi sức đỡ của gáy chưa được phát triển tương ứng, bé chưa thể tự linh hoạt xoay trở, do đó, rất dễ bị những vật dụng như chăn, gối chặn 2 lỗ mũi dẫn đến nghẹt thở.

    - Dễ tích nhiệt và khó tản nhiệt. Điều này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn, mồ hôi ra nhiều. Nếu không chú ý lau mình cho bé thường xuyên sẽ dẫn đến bị cảm.

    - Với tư thế này, cha mẹ sẽ khó quan sát động tĩnh của bé hơn.

    Mách bạn:

    - Khi bé nằm ở tư thế này, không mặc cho bé những trang phục có cúc, nơ buộc, nút thắt...
    3. Tư thế nằm nghiêng

    Đây là tư thế đem đến nhiều lợi ích mà các chuyên gia khuyên rằng, các bậc cha mẹ nên tập luyện để bé quen với tư thế này.

    Ưu điểm của nằm ngiêng:

    - Tránh việc nghẹt thở. Ngay cả khi bé bất ngờ nôn trớ, tư thế nằm nghiêng giúp đẩy những thứ trong khoang miệng của bé ra ngoài nhanh chóng mà không bị đẩy ngược vào trong.

    - Giúp bé không ngủ ngáy, thở khò khè khi ngủ. Nếu trong các tư thế khác, bé có hiện tượng ngáy ngủ, các bà mẹ nên chuyển bé sang tư thế này.

    Nhược điểm nằm nghiêng:

    - Dễ làm bẹp tai bé, trong khi nhiều người rất coi trọng hình dáng của đôi tai.

    Mách bạn:
    - Với tư thế này, không nên mặc cho bé những trang phục có cài cúc, buộc dây bên cạnh.
     
  16. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Đọc tín hiệu buồn ngủ ở bé

    Những gợi ý dưới đây giúp mẹ biết cách dỗ con ngủ đúng lúc, để bé có giấc ngủ ngon và ngủ sâu hơn, từ Babyonline:

    1. Xem đồng hồ

    Phần lớn các bé sơ sinh không thể thức trong 1-2 giờ đồng hồ liên tục. Bé 3 tháng tuổi sẽ trở nên mệt mỏi sau 2-3 tiếng thức liền kề. Bé 12 tháng tuổi chỉ vui vẻ chơi đùa trong 3-4 giờ liên tiếp. Sau khoảng thời gian đó, các bé sẽ trở nên chán nản và buồn ngủ. Nếu để quá giờ đi ngủ, giấc ngủ của bé sẽ khó khăn hơn.

    Ảnh minh họa
    2. Các dấu hiệu buồn ngủ điển hình

    Mỗi bé có tín hiệu buồn ngủ đặc trưng mà người mẹ có thể quan sát và ghi nhớ. Tuy nhiên, nếu bé xuất hiện những dấu hiệu sau, bạn cần dỗ bé ngủ sớm:

    - Giảm hoạt động. Không còn hào hứng với mọi người, đồ chơi hoặc các trò chơi xung quanh.

    - Trở nên yên tĩnh hơn. Dụi mắt. Nhìn không tập trung. Cằm, miệng và quai hàm được thả lỏng.

    - Có thể trở nên cáu kỉnh, quấy khóc. Mất kiên nhẫn hoặc lên cơn quấy. Ngáp.

    - Nằm hoặc ngả người xuống ngay chỗ bé đang ngồi.

    Lưu ý: Bé có thể xuất hiện 1-2 dấu hiệu buồn ngủ hoặc có thể những tín hiệu của bé hoàn toàn khác biệt. Triệu chứng buồn ngủ có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Chìa khóa dành cho cha mẹ là luôn chăm sóc bé và khuyến khích bé đi ngủ ngay khi buồn ngủ.
     
  17. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    "Thảo dược" hay "độc dược" cho trẻ?

    "Rừng" thảo dược

    Các loại gối thơm đủ kích cỡ, kiểu dáng tròn, vuông, hình bán nguyệt, gối ôm... được quảng cáo bên trong, ngoài bông gòn còn có lá đinh lăng, hương nhu, ngải cứu, lá thảo quyết minh, vỏ đỗ và nhiều loại thảo mộc thiên nhiên khác dành cho trẻ từ sơ sinh trở lên, giá bán từ 50.000đ - 80.000đ/cái, 160.000đ - 200.000đ/bộ. Đánh vào tâm lý các bà mẹ, nhà sản xuất liệt kê hàng loạt tính năng, tác dụng của sản phẩm, nào là "điều hòa máu lên não, hạn chế đau đầu; thanh nhiệt, chống ra mồ hôi trộm, làm mát đầu" đến "đuổi muỗi, giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc, không giật mình...".

    Sản phẩm được chào bán rộng rãi từ chợ, cửa hàng, bán tràn lan ở lề đường đến các trang web; đặc biệt là những trang web, diễn đàn dành cho các bà mẹ. Gối thơm rao bán trên các trang web thường là sản phẩm có tên hiệu - gối thảo dược C, B... được may cẩn thận, ép chân không, có bao bì. Còn loại gối bày bán tại các chợ, lề đường thì đường may cẩu thả, không có thông tin nào về sản phẩm, ngoài lời giới thiệu của người bán. Ghé ngã tư Nguyễn Oanh, Phan Văn Trị (Q.Gò Vấp, TP.HCM) mua một chiếc "gối thảo dược" giá 50.000đ, chúng tôi được người bán giới thiệu "trong gối có từ năm - bảy loại thảo dược quý rất tốt cho giấc ngủ của trẻ em", nhưng lại không cho khách kiểm tra vì "đã may kín, tháo ra thì hỏng". Về kiểm tra lại, hóa ra trong gối phần lớn là bông gòn, có thêm một ít viên tròn màu đen không rõ là gì, cây cỏ, lá khô có mùi hắc, bốc mùi ẩm mốc nhiều hơn là mùi thảo dược.

    Dạo quanh các trang web dành cho mẹ và bé, người tiêu dùng sẽ choáng ngợp trước một "rừng" sản phẩm trà thảo dược dưới dạng pha sẵn đóng hộp, dạng cốm, túi lọc, được giới thiệu cho bé từ sơ sinh trở lên đều uống được. Nguyên liệu là "hoa quả rừng, hoa quả tổng hợp, thì là, sâm dứa, chiết xuất từ thảo dược...". Ngoài ra, còn có nước cam thảo, nước lô hội cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với tác dụng: "bổ sung vitamine C, bồi bổ cơ thể, chống tưa lưỡi, hỗ trợ tiêu hóa, giúp thông mũi, mát họng, giúp bé ngủ ngon".

    Phần lớn mặt hàng này đều được quảng cáo là hàng xách tay từ Pháp, Đức có giá từ 125.000đ - 185.000đ/hộp. Ở chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh), An Đông (Q.5) chỉ một số ít sạp có bán mặt hàng này, nhưng cũng đều ở dạng "hàng ký gửi". Và dù không biết rõ về sản phẩm, nhưng người bán vẫn tự tin thuyết phục khách là "trà này rất tốt cho trẻ, đặc biệt là trẻ từ bốn tháng trở lên, trẻ dưới một tuổi nên uống ba-bốn lần/ngày, hai lần/ngày đối với trẻ trên một tuổi"(!?).




    Dược thảo "lá thơm" được bán công khai tại khu vực Hải Thượng Lãn Ông,
    Q.5, TP.HCM với giá 10.000đ/gói - Ảnh: P.Huy

    Phổ biến nhất là vào mùa nóng, nhiều bà mẹ thường có xu hướng mua các loại lá về tắm cho trẻ thay cho sữa tắm, vì nghĩ là sẽ giúp trẻ mát hơn, không bị rôm sảy. Tại khu chợ Đông dược trên đường Hải Thượng Lãn Ông (Q.5), lá tắm được đóng gói sẵn trong bịch ni lông, giá 10.000đ/gói. Theo người bán, sản phẩm này có thành phần gồm: mướp đắng, kinh giới, sài đất, chanh, ké đầu ngựa, hoàng liên... có tác dụng bảo vệ da, phòng lở ngứa, trị rôm sảy. Lá tắm cho trẻ còn có loại lá tắm vào mùa hè hay mùa đông, lá tắm dưỡng da, lá tắm ngứa 20.000đ/gói 200g. Cũng quảng cáo có thành phần thảo dược, sản phẩm "nước tắm thảo dược cho trẻ sơ sinh" dưới dạng dung dịch hay "bột thảo dược" được chào bán trên mạng, giá 30.000đ/chai, được khuyên "dùng bôi hoặc đắp trực tiếp lên chỗ viêm da, mụn nhiễm khuẩn của trẻ” và "kiêm luôn" việc dùng làm... dung dịch vệ sinh cho phụ nữ!.

    Rước bệnh như chơi!

    Không ít bà mẹ đã nghe theo lời giới thiệu, quảng cáo mua cho trẻ dùng, nhưng nhiều trẻ lại... không ưa dùng, thậm chí trẻ "không ngủ, quấy khóc", như lời các bà mẹ chia sẻ trên một số diễn đàn.




    Gối thảo dược, lá tằm quảng cáo "tốt cho trẻ" được bày bán tràn lan

    Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa - Hội Dược liệu TP.HCM, lá đinh lăng, lá thuốc cứu, lá ngũ trảo, vỏ hành hương... giúp người lớn trị đau lưng nhưng thành phần thảo dược phải có liều lượng vừa phải và không phải ai cũng dùng được. Với trẻ nhỏ thì càng cần cẩn trọng, không nên tùy tiện bỏ thảo dược vào gối cho trẻ nằm, vì nếu dùng thảo dược không đúng thành phần, liều lượng, độ tuổi... sẽ rất nguy hiểm, dù là dùng để tắm hay ngửi.

    Nếu thảo dược bị ẩm mốc, sẽ gây dị ứng cho trẻ; mùi nặng, hắc sẽ kích thích thần kinh khiến trẻ khó ngủ, hay giật mình, hoảng hốt, ho, sốt, khó thở. Các bà mẹ không nên lạm dụng dung dịch, bột thảo dược, lá tắm cho trẻ, vì da trẻ nhạy cảm, rất dễ dị ứng; càng không nên bôi trực tiếp lên da trẻ, vì dung dịch đậm đặc sẽ gây tác động mạnh đến da.

    Theo lương y Nghĩa: "Quảng cáo về sản phẩm như vậy là thiếu cơ sở, muốn dùng sản phẩm cho trẻ phải có kiểm chứng lâm sàng cụ thể". Cụ thể: thảo quyết minh chỉ có hạt sau khi rang kỹ, khói vàng bay hết thì mới có tác dụng an thần. Còn lá thảo quyết minh không hề có tác dụng an thần. Đặc biệt, không nên cho trẻ uống trà thảo dược, nhất là đối với trẻ sơ sinh; chỉ người mẹ uống là đủ. Đã từng có trường hợp bà mẹ cho trẻ uống nước cam thảo quá liều, khiến trẻ tím tái, khó thở. Đó là chưa kể trong thành phần sản phẩm có hương liệu thảo dược. Tuyệt đối không nên cho trẻ nhỏ uống nước lô hội, phải là tuổi thiếu niên trở lên mới uống được, vì nước lô hội có tác dụng thanh nhiệt với liều nhỏ, nhưng liều cao hơn sẽ gây sổ và dẫn đến ngộ độc nếu liều cao.

    Ngay cả các loại lá tắm theo dân gian như khổ qua, chanh, lá chè, diếp cá... nếu các bà mẹ chưa có kinh nghiệm sử dụng, chưa biết có tác động lên da trẻ thế nào, thì cũng không nên tự ý dùng cho trẻ.

    PGS.TS.BS Đoàn Thị Ngọc Diệp - Trưởng khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng 2 khuyến cáo, từng có trường hợp trẻ nhập viện do người nhà tự ý dùng lá đắp lên da trẻ gây nhiễm trùng, dẫn đến nhiễm trùng huyết. Các bà mẹ không nên tự ý dùng bất kỳ loại lá nào cho trẻ, đặc biệt là khi da trẻ đang bị tổn thương (mụn, nhọt, bỏng...) vì sẽ làm cho vết thương càng nặng thêm.
     
    ecoenvir thích bài này.
  18. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Giúp bé 11 tháng tuổi rèn luyện thân thể

    Trẻ ở thời kỳ này sẽ càng lúc càng không “an phận”. Trẻ đã không còn hài lòng với một tư thế nhất định nào đó hoặc trong một “phạm vi hoạt động” nhất định nào đó. Ba mẹ có thể chuẩn bị cho bé một vài chỗ vui chơi, như trong cái “cũi” nhỏ, trên cái bãi trống trước nhà. Ba mẹ cũng có thể mang đồ vật ra khỏi phạm vi nhất định nào đó rồi cho bé đi lấy để giúp bé tập đứng lên, ngồi xuống và đi lại một cách linh hoạt.

    altKhi mới bắt đầu trẻ có thể đứng không vững, đi còn xiêu vẹo, người lớn có thể đỡ lấy 2 cánh tay của bé, giúp bé đứng vững. Hoặc lúc đầu, bé có thể dựa vào vật gì đó cố định để đứng, sau đó không cần vịn nữa, bé dần dần có thể tự đứng chựng, không còn sợ hãi, nhưng nên hết sức chú ý bảo vệ bé, tránh để bé té ngã.

    Khi bé té ngã, cũng có thể cầm một vài món đồ chơi, khích lệ bé tự ngồi dậy cầm lấy, điều này đòi hỏi tay và thân người bé có sự phối hợp ổn định. Lúc đầu, có thể bé chưa biết, phải chú ý bảo vệ bé, rèn luyện để bé có thể từ từ ngồi xuống cầm lấy đồ vật.

    Ngoài việc tập cho bé có thể tự đứng dậy sau khi ngã, xa hơn nữa còn có thể tập cho bé đi.

    Tập đi tốt nhất là sau khi bé ăn no, phải đi vệ sinh. Điều này giúp bé dễ tiêu hóa hơn, khiến bé không còn cảm giác khó chịu khi ăn quá no.

    Không nên mặc cho bé quá nhiều lớp quần áo. Việc tập đi nên tiến hành ở những nơi bề mặt tương đối mềm, như trên giường, trên bãi cỏ, trên tấm thảm, phải có người theo kèm để giữ sự an toàn cho bé. Và phải giữ không khí vui vẻ để khích lệ bé.

    Cũng có bé thích nghịch cát, leo cầu thang. Đây cũng là cách luyện tập rất tốt, người lớn không cần phải cấm cản, nhưng phải chú ý tới sự an toàn của bé.

    Vào lúc này bé thích ném đồ, sau đó lại nhặt lấy, rồi lại ném. Nếu người lớn cùng chơi ném và nhặt bóng với bé, bé sẽ rất hứng thú.

    Ngoài các trò chơi giúp bé rèn luyện, vận động trong phòng, ba mẹ cũng nên mang bé ra ngoài chơi.

    Tập đi trên bãi cỏ, ném banh trên bãi cỏ có thể giúp bé nhanh nhẹn, linh hoạt hơn ở môi trường bên ngoài. Đặc biệt là vào mùa đông và mùa hè, ở nhiều trong môi trường có máy điều hòa sẽ không tốt cho trẻ.
     
  19. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    4 dấu hiệu sẽ tự thay đổi ở bé sơ sinh

    Các hiện tượng mặt bé nổi mụn; tiết sữa; mắt nhìn hơi chéo; hay bị giật mình khi ngủ... là những dấu hiệu không đáng lo ngại vào khoảng thời gian đầu đời.
    Điều này đã được Susan Zona (Chuyên gia về sức khỏe trẻ em Hoa Kỳ) nghiên cứu và đúc kết qua 100 bé trong vòng một năm.

    1. Hội chứng ‘dậy thì’ ở bé

    Theo bà Zona, khoảng 50% các bé, trong vòng 1 tháng sau khi chào đời, có dấu hiệu của mụn trứng cá (những nốt mụn này xuất hiện trên má, cằm… của bé). Cha mẹ thường cho rằng, đó là do bé bị dị ứng nhưng thực chất đây là phản ứng có liên quan đến sự thay đổi hormone trong cơ thể bé.

    Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng kem bôi ngoài da khoảng 1-2 lần mỗi ngày cho bé. Đến tháng thứ 6, dấu hiệu mụn của bé sẽ giảm nhưng bạn vẫn nên lưu ý giữ vệ sinh và không kích thích mạnh vào những vùng da đã bị mọc mụn của bé.



    alt



    2. Ngực bé tiết sữa

    Các chuyên gia gọi là hiện tượng tiết sữa ở bé sơ sinh. Khoảng 30-40% các bé gái và ngay cả bé trai có hiện tượng chảy sữa ở đầu ngực trong vòng 1 năm tuổi. Chỉ còn khoảng 5% bé tiếp tục có dấu hiệu chảy sữa trong giai đoạn 1-2 tuổi.

    3. Mắt bé nhìn ngang

    Điều này là hoàn toàn bình thường; bởi vì, hai mắt của bé vẫn chưa thể phối hợp ăn ý với nhau.

    Bà Zona cho biết: “Lúc mới chào đời, bé rất khó khăn khi tập trung nhìn vào một vật cố định. Cộng thêm các cơ vùng mắt của bé chưa hoàn thiện nên bạn thấy bé thích nhìn chéo (gần giống như bị lác)".

    Dấu hiệu này sẽ được cải thiện khi bé bước qua tháng thứ 4. Đôi khi, bé nhìn mà như không phải nhìn, mắt bé mở to vào một chỗ nhưng bé lại có vẻ quan tâm đến chỗ khác.

    4. Bé giật mình khi ngủ

    Cha mẹ thường lo lắng khi thấy bé giật mình trong giấc ngủ. Đôi khi, bé giật mình, có thể là, do bạn chạm vào tay (hoặc chân) bé; nhưng nhiều trường hợp, bé giật mình khi ngủ không có nguyên nhân cụ thể.

    Bạn không nên quá lo lắng về điều này. Khoảng 6 tháng tuổi trở đi, bé bắt đầu ngủ ngon giấc và ít có dấu hiệu giật mình khi ngủ hơn.
     
  20. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Tái sốt vi rút có nguy hiểm?

    Con tôi vừa khỏi sốt vi rút được 3 ngày thì bị sốt lại. Khi đưa con đi khám, bác sĩ bảo cháu bị sốt vi rút. Tôi rất lo lắng, “xin” bác sĩ làm xét nghiệm máu nhưng bác sĩ khuyên không cần thiết.
    Xin bác sĩ cho biết, vì sao con tôi lại bị tái sốt vi rút nhanh vậy, có nhất thiết phải làm xét nghiệm máu cho cháu không? Vì tôi thấy ở nhiều phòng khám, khi bị sốt họ hay làm xét nghiệm này để chẩn đoán bệnh? (Mai Soa - Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội)


    PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, BV Bạch Mai trả lời:

    Trước hết, tôi khẳng định với chị, tái sốt vi rút không có gì đáng ngại, vì thế, chị không nên lo lắng quá.

    Vì vi rút gây bệnh về đường hô hấp có tới trên 200 tuýp. Con chị vừa khỏi sốt vi rút, sau vài ngày lại bị sốt lại và tiếp tục được chẩn đoán là sốt vi rút thì không có gì là bất thường. Có thể, lần này, cháu lại bị một tuýp vi rút mới tấn công, không giống tuýp trước đó.

    Về việc xét nghiệm máu với bệnh nhân nghi ngờ sốt vi rút, tùy theo đánh giá của bác sĩ mà có nên làm xét nghiệm hay không. Vì thực ra, khi bệnh nhân sốt, có nghi ngờ bệnh lý khác thì bác sĩ mới chỉ định làm xét nghiệm máu. Xét nghiệm này là nhằm mục đích loại trừ bệnh khác chứ không phải để chẩn đoán sốt vi rút.

    Theo tôi, khi bệnh nhân bị sốt, sau khám lâm sàng nghi ngờ sốt vi rút thì không nên vội làm xét nghiệm máu mà nên theo dõi tiếp. Nếu sau 3 ngày không hết sốt thì nên làm xét nghiệm máu để có thể loại trừ bệnh lý liên quan.

    Với bệnh sốt vi rút, khả năng bị sốt nhiều lần, liên tục là rất cao. Trong khi đó, bệnh lại không có thuốc đặc trị, mà chỉ dùng thuốc điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm ho, xổ mũi. Còn cơ bản, là cần nâng cao thể lực, sức khoẻ để cơ thể tự chiến đấu, đào thải vi rút ra ngoài. Vì thế, việc nâng cao sức đề kháng cho mỗi người bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục, thể thao… là vô cùng quan trọng để phòng các bệnh do vi rút.
     

Chia sẻ trang này