Toàn quốc: Những Sự Thật Về Núi Đôi Trước Và Sau Khi Sinh

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi muoigentis, 7/10/2019.

  1. muoigentis

    muoigentis Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    31/10/2018
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Ngực mẹ bầu bắt đầu thay đổi ngay từ khoảnh khắc hai vợ chồng bạn thụ thai thành công. Càng về sau lại càng khác, mẹ bầu đã biết chưa? Trong bài viết này NIPT - gentis sẽ cùng các mẹ tìm hiểu trong bài viết sau đây.
    Những sự thật về núi đôi trước và sau khi sinh
    1/ Tam cá nguyệt thứ nhất
    Ngay từ khoảnh khắc thụ thai thành công, cơ thể mẹ bầu đã bắt đầu thay đổi để chuẩn bị cho chuyện sinh nở và cho con bú. Khoảng thời gian trước chu kỳ kinh nguyệt (sắp bị bỏ lỡ), bạn sẽ cảm thấy ngực bị sưng tấy và đau nhức. Đây chính là dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ.

    [​IMG]
    Núi đôi sẽ trở nên căng tức và tăng kích cỡ trong thai kỳ
    Tiếp theo đó, một lượng lớn mô mỡ và lưu lượng máu nhanh chóng “di chuyển” đến núi đôi, hỗ trợ cho sự phát triển của tuyến vú và ống dẫn sữa. Hầu hết các mẹ bầu đều cảm thấy căng tức vì ngực tăng về kích cỡ lẫn trọng lượng. Mẹ bầu sẽ dễ dàng phát hiện những mạch máu li ti quanh bầu ngực, nhũ hoa nhô ra, quầng vú dần lan ra và thẫm màu hơn.
    Để thoải mái hơn, mẹ bầu nên sắm ngày áo ngực không gọng, mềm và vừa vặn, không push up hay quá chặt. Hạn chế lượng muối ăn hằng ngày để giảm sưng và phù nề. Nên “thả rông” ngực khi ở nhà, cách này sẽ giảm sự đau nhức. Mẹ bầu có thể nhờ anh xã massage, gợi ý không tệ phải không mẹ?
    2/ Tam cá nguyệt thứ 2 và 3
    Dù đã được “cảnh báo” trước rằng ngực sẽ to ra trong thai kỳ, nhưng đối với một số mẹ bầu sự thay đổi này nhiều khi khá sốc. Núi đôi dần tăng size và không có dấu hiệu dừng lại. Chưa kể, tuyến sữa cũng bắt đầu hoạt động, làm mẹ bầu khá hoang mang.
    Nửa chặng đầu của thai kỳ, bạn sẽ bớt đau tức ngực và đã chuẩn bị khá tốt cho chuyện “ra sữa”. Một chút chất lỏng đục màu “rò rỉ” từ nhũ hoa không phải dấu hiệu bất thường. Đó là sữa non, tiền thân của sữa mẹ. Một số mẹ bầu phải đối mặt với chứng rạn da xung quanh bầu vú. Đi kèm với triệu chứng này, mẹ bầu còn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Giải pháp: Dùng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, massage vùng da bị rạn ở ngực sau khi tắm. Chia sẻ vài gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh chất lượng tại Hà Nội.
    [​IMG]

    3/ Sau khi sinh
    Ngay sau khi em bé chào đời, cơ thể mẹ sẽ ngay lập tức sản sinh ra hormone prolactin, báo hiệu cho ngực chuẩn bị quy trình ra sữa cho con bú. Tốt hơn mẹ nên cho con yêu ngậm ti mẹ càng sớm càng tốt, động tác mút của con sẽ kích thích sữa ra nhanh hơn.
    Thông thường khoảng 2-3 ngày, sữa sẽ về. Trong những ngày đầu này, mẹ nên cho bé bú 8-12 lần/ngày để duy trì vòng tuần hoàn của sữa. Ngoài thực phẩm lợi sữa, mẹ có thể dùng vòi hoa sen, bật nước ấm, và phun nhẹ xung quanh bầu ngực để kích thích sữa ra.
    4/ Sau khi cai sữa
    Khi bé ngừng bú mẹ, cơ thể bạn vẫn còn dự trữ một lượng sữa nhất định. Lúc này, núm vú sẽ trở lại màu sắc như bình thường, kích cỡ ngực sẽ hoàn size về lúc trước khi bạn mang thai. Tuy nhiên, một số lại thay đổi với bộ ngực nhỏ hoặc lớn hơn. Ngoài ra, tất cả mẹ cho con bú đều có điểm chung: Da chảy xệ và lưu lại những vết rạn không mấy đáng yêu.
    Hi vọng những chia sẻ trên của phòng xét nghiệm gentis đã giúp các mẹ có thêm một vài kiến thức bổ ích trước sinh. Chúc các mẹ có một hành trình mang thai như ý.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi muoigentis

Chia sẻ trang này