Khác: Những Thay Đổi Của Mẹ Bầu Và Thai Nhi Trong Thai Kỳ

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi sotaymebau.com, 14/7/2019.

  1. sotaymebau.com

    sotaymebau.com https://sotaymebau.com

    Tham gia:
    11/7/2019
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Cơ thể của mẹ bầu có sự chuyển biến thay đổi rất nhiều trong các giai đoạn thai kỳ, 9 tháng 10 ngày đó là khoảng thời gian vô cùng thú vị của mẹ bầu, là khoảnh khắc thiêng liêng của người phụ nữ. Hãy chuẩn bị kiến thức sẵn sàng để hiểu đầy đủ và chính xác những gì có thể diễn ra trong thai kỳ nhé.
    [​IMG]

    Tam cá nguyệt đầu tiên – tuần 0-16

    Thay đổi ở cơ thể mẹ bầu

    Ba tháng đầu thai kỳ, chu kỳ kinh nguyệt của mẹ bầu tạm dừng, cơ thể của mẹ tiết ra hormone, mẹ bầu có thể gặp phải những hiện tượng như:
    • Buồn nôn: thường vào buổi sáng nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào trong ngày
    • Tăng cân: Tăng khoảng 0,45 – 0,9 kg vào tuần thứ 8 và 0,9-1,35 kg vào tuần thứ 16
    • Vú mềm hơn, kích thước bụng bầu tăng lên
    • Tiểu nhiều lần, mệt mỏi và ít sinh lực vào đầu thai kỳ nhưng sẽ dần ổn định vào cuối kỳ tam nguyệt đầu tiên này, lúc này bạn sẽ cảm thấy mau đói hơn, và có cảm giác thèm ăn hơn
    • Dễ xúc động, tính tình thay đổi đột ngột và dễ khóc
    • Bị đầy hơi hay táo bón cho tới cuối thai kỳ, mồ hôi nhiều
    • Có thể chảy mấu chân răng, chảy máu cam và nghẹt mũi, có thể thấy co thắt bụng sau khi tập thể dục hoặc quan hệ tình dục
    [​IMG]

    Thay đổi ở thai nhi

    Trong tam cá nguyệt này, bộ não của thai nhi bắt đầu hình thành, các dây thần kinh, các cơ quan nội tạng như tim phổi cũng như xương cũng bắt đầu xuất hiện. Tim của thai nhi bắt đầu đập từ tuần thứ 9-12, nhịp đập tim dao động từ 120 – 160 nhịp/phút.

    [​IMG]

    Thai nhi rất nhạy cảm với rượu và thuốc lá trong thời gian này. Tai và cánh tay, bàn tay, ngón tay, chân và ngón chân hình thành vào tháng thứ 3. cử động phản xạ làm cho khuỷu tay của bé uốn cong, cẳng chân đá lên và các ngón tay gập vào trong lòng bàn tay.
    Thai nhi sẽ dài khoảng 5,7cm và cân nặng khoảng 113g vào tuần thứ 16.


    Tam cá nguyệt thứ 2 – tuần 16-28

    Thay đổi ở cơ thể mẹ bầu

    Ở thai kỳ này, bụng của mẹ bắt đầu lộ rõ, mẹ bầu sẽ tăng từ 0,34 đến 0,45 kg/tuần hoặc 1,35 đến 1,8 kg/tháng. Núm vú và ngấn trên bụng của mẹ bầu có thể sạm đen, có thể có những vết rạn phát triển trên bụng, hông và vú, ngực lớn thêm mềm hơn và các tĩnh mạch bắt đầu lộ rõ. Sữa non lúc này có thể rỉ ra từ vú. Mẹ bầu sẽ có khoảng thời gian thoải mái và khỏe mạnh, thần thái có sinh lực hơn so với thai kỳ đầu tiên.

    [​IMG]
    Mẹ bầu trong thời gian này sẽ khó tập trung suy nghĩ hơn, lưng có thể đau âm ỉ bởi thế nên ngủ trên nệm vững chắc, mang giày thấp và tránh nâng hoặc mang các vật nặng.
    Cơ thể mẹ sẽ cảm thấy đói thường xuyên trong giai đoạn này, thèm ăn và có thể cuồng ăn vô độ. Đường tiết liệu dễ bị nhiễm khuẩn, do đó nên bổ sung uống nước thường xuyên trong ngày.
    Ham muốn tình dục có thể tăng hoặc giảm thời gian này và thay đổi từ tuần này sang tuần khác.

    Thay đổi ở thai nhi
    Thai nhi có sự thay đổi đáng kể trong tam cá nguyệt này, lông mày, lông mi và tóc bắt đầu mọc, lông tơ cũng bắt đầu mọc trên cơ thể, da nhăn, đỏ và chứa đầy mỡ, thận đã bắt đầu tiết ra nước tiểu.
    [​IMG]
    Bé bắt đầu chuyển động nhiều, có thể đá, khóc, nấc cục và phản ửng lại với các âm thanh bên ngoài. Mắt của bé đã phát triển gần hoàn thiện, mi mắt đã có thể mở và đóng lại, thai nhi đã bắt đầu tăng trưởng từng đợt về chiều dài và trọng lượng.
    • Dài khoảng 25,4cm và cân nặng vào khoảng 0,34kg vào tuần 20
    • Dài khoảng 30,48cm và nặng khoảng 0,68kg vào tuần 24
    • Dài khoảng 38,1 cm và nặng khoảng 1,13kg vào tuần 28


    Tam cá nguyệt thứ 3 – tuần 28-40

    Thay đổi ở cơ thể mẹ bầu

    Ở thai kỳ cuối cùng, mẹ bầu thường tăng cân nhanh hơn, tuy nhiên lại dễ mệt mỏi và khó chịu hơn, hay bị choáng mỗi khi thức dậy. Chân, bàn tay hay mắt cá chân có thể bị phù, đau lưng và đau cẳng chân. Vú có thể rỉ sữa (sữa non).
    [​IMG]
    Khó chịu khi ngồi, nằm lâu, khó ngủ và tức thở khi thai đẩy ngược lên phổi của mẹ bầu. Có thể sẽ tiều tiện nhiều hơn do thời gian này đầu của thai nhi đè lên bàng quang của mẹ bầu. Có thể bị rò nước tiểu, bị trị và ợ nóng, đổ mồ hôi và dễ mệt mỏi hơn.

    Tử cung hạ thấp dần do bé dịch chuyển xuống, đây là thời kỳ sa bụng (sắp sinh), người mẹ cảm thấy có áp lực xương chậu. Cơn co tử cung cũng thường xuyên hơn, tuy nhiên mẹ bầu cũng cần lưu ý, nếu có 4 lần co thắt trong một giờ hãy đi khám. Ngoài ra mẹ bầu cũng nên đi khám nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất ổn nào.

    Thay đổi ở thai nhi
    Não và hệ thần kinh của thai nhi phát triển nhanh chóng, người khác có thể nghe thấy mạch đập của thai nếu đặt tay lên bụng của mẹ bầu, phổi cũng nhanh chóng hoàn thiện.
    Thời gian ngủ của bé được xác lập, các động tác đá và co duỗi của bé được mẹ cảm nhận một cách rõ rệt.

    [​IMG]
    Kích thước thai nhi:
    Dài khoảng 40,64cm và nặng 1,13kg – 1,25kg tuần 32
    Dài khoảng 45,72cm và nặng 2,48kg tuần 36
    Dài khoảng 50,8cm và nặng 2,93kg – 3,38kg tuần 40
    Mắt của bé mở rộng, da mịn hơn do mỡ bắt đầu phủ đầy các lớp nhăn
    Thai nhi hoạt động nhiều, có lúc ngủ lúc thức, đầu có thể xoay xuống bên dưới, có thể ít cựa quậy hơn do ít khoảng trống để cựa quậy.

    Nguồn bài viết:
    Những thay đổi của mẹ bầu và thai nhi trong thai kỳ
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi sotaymebau.com
    Đang tải...


  2. Đèn Phúc Lộc

    Đèn Phúc Lộc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/3/2017
    Bài viết:
    2,105
    Đã được thích:
    255
    Điểm thành tích:
    173

Chia sẻ trang này