Những tính cách khó chịu của bé cần được điều chỉnh sớm

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi alendelong68, 28/10/2013.

  1. alendelong68

    alendelong68 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    12/11/2012
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    8
    Sự nghịch ngợm thái quá, tính nhõng nhẽo, ích kỷ... của trẻ thường khiến không ít phụ huynh phiền lòng và thấy "khó chữa".

    Bên cạnh thuận lợi về sự phát triển của cơ thể và hệ thần kinh khiến cho trẻ có thể dễ dàng tiếp nhận kiến thức cần thiết cho việc bước vào nhà trường, lứa tuổi 4-6, cái tôi của trẻ đã hình thành rõ nét. Điều này khiến trẻ ý thức khá rõ về những “quyền lợi” và “thế mạnh” của mình. Vì thể trẻ dễ có những tình trạng như: hiếu động - nghịch ngợm, nhõng nhẽo, nhút nhát... hoặc trở nên biếng ăn, kén ăn hay có nguy cơ béo phì.

    Trẻ quá hiếu động

    Thông thường, khi bước vào lứa tuổi 4-6, trẻ có rất nhiều năng lượng do chưa phải tập trung nhiều vào học tập, các cơ quan đang trên đà “liên tục phát triển”. Vì vậy, nhất là đối với bé trai thì việc nghịch ngợm, leo trèo, chạy nhảy và cả phá phách đều được xem là bình thường. Thế nhưng cũng có trẻ sự năng động đó phát triển đến mức “ngoài tầm kiểm soát” của bố mẹ và cả với chính bé. Đây là tình trạng mà ta gọi là hiếu động thái quá hay rối loạn vận động.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa: Huffingtonpost.com.


    Cần phân biệt hai tình trạng khác nhau của trẻ như sau:

    Trẻ có tính khí năng động: Do trẻ có nhiều xung năng, cá tính hướng ngoại nên thường xuyên chạy nhảy, chơi đùa nhưng vẫn có khả năng giao tiếp và có quan hệ tốt với người xung quanh. Trẻ có sự hiểu biết và có thể ngồi chơi một cách tập trung trong một số trò chơi ưa thích trên 15 phút. Đây là tình trạng bình thường, chỉ cần có những tác động và cách ứng xử thích hợp giúp trẻ điều chỉnh một số hành vi quá đáng.

    Bố mẹ có thể giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng tốt thông qua các trò chơi vận động. Cần sắp xếp cho trẻ có không gian thích hợp (là khu vực được phép chơi thoải mái trong nhà) cùng với việc tập cho trẻ tham gia hoạt động trong nhà như phụ giúp bố rửa xe, tưới cây, phụ mẹ dọn dẹp và chuẩn bị bữa ăn... Những điều đó giúp trẻ vừa có điều kiện “xả năng lượng” vừa nâng cao sự tự tin vào khả năng của mình.

    Trẻ hiếu động - kém tập trung: Trẻ thường xuyên có tình trạng lăng xăng do không có khả năng tập trung vào một điều gì, dù chỉ là ngồi chơi 5-10 phút, khả năng giao tiếp, hiểu biết rất kém và thường có tình trạng chậm nói. Chúng ta gọi đó là hội chứng Tăng động - giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder, gọi tắt là ADHD).

    Để phân biệt, ngoài những dấu hiệu như chậm nói, hay không có trí nhớ ngắn hạn, thường có hành vi lập lại, thì một trẻ có hội chứng ADHD hầu như không thể ngồi yên trong bất cứ hoàn cảnh nào (ăn uống, vui chơi…) quá 5 phút. Trong khi đó trẻ hiếu động do tính khí có thể ngồi yên chơi một trò chơi hay chơi games một cách say mê từ 10 phút cho đến nửa giờ hoặc hơn. Khi nghi ngờ hay thấy trẻ có những dấu hiệu của ADHD, phụ huynh cần đưa con đến các nhà chuyên môn về tâm lý để có chẩn đoán chính xác về mức độ và biện pháp can thiệp thích hợp.

    Trẻ lười biếng

    Trái ngược với tình trạng hiếu động, có những bé tỏ ra lười biếng trong mọi hoạt động. Có thể đó là do trẻ có sức khỏe kém, suy nhược dẫn đến những phản ứng chậm chạp lâu dần thành thói quen, nhưng đa phần là do sự chăm sóc, cưng chiều hơi thái quá của mẹ hay ông/bà khiến cho trẻ hầu như không phải làm một điều gì ngay cả việc tự chăm sóc bản thân.

    Điều này có thể chấp nhận với những trẻ dưới 3 tuổi, khi khả năng vận động tinh chưa thuần thục, khiến trẻ dễ gây đổ vỡ hoặc vụng về. Nhưng trẻ 5 tuổi bình thường, đã hoàn thiện về các chức năng vận động, người lớn phải tập cho bé biết tự ăn, tự làm vệ sinh cá nhân và luôn khuyến khích trẻ tham gia hoạt động chung với các thành viên khác trong gia đình, có thể làm một số công việc nhẹ nhàng phụ giúp bố mẹ.

    Việc cưng chiều trẻ, để trẻ không phải làm một việc gì khác ngoài vui chơi và học tập là không nên, vì đó là mầm mống cho những thái độ và hành vi không thích nghi với môi trường bên ngoài, trong đó có trường tiểu học. Qua đó, bé sẽ trở nên lười biếng và ích kỷ, không biết tham gia các hoạt động chung với mọi người và sẽ có những khó khăn trong việc giao tiếp, ứng xử với bạn bè khi vào lớp một.

    Có thể, ban đầu sự lười biếng đó chỉ đơn giản là việc thức dậy trễ, làm biếng đánh răng, rửa mặt, tắm rửa… dần dần sẽ đi đến việc lười gấp màn, chăn gối và quần áo cá nhân. Từ đó, trẻ sẽ tỏ ra lười biếng trong việc xếp dọn đồ chơi, đồ dùng cá nhân trong phòng... Từng bước một, nếu không có biện pháp tác động và can thiệp kịp thời, mức độ lười biếng của trẻ ngày càng tăng cho đến khi bố mẹ, người thân cảm thấy không còn chịu đựng nổi nữa. Lúc đó việc tác động để điều chỉnh sẽ hết sức khó khăn, có thể gây ra tổn thương tâm lý, hay tạo ra những trở ngại trong các mối quan hệ gia đình, rất khó thay đổi khi trẻ lớn hơn.

    Trẻ nhõng nhẽo

    Có những trẻ nếu không hiếu động, nghịch ngợm thì lại trở nên nhõng nhẽo, đòi hỏi sự chăm sóc quá mức cần thiết và luôn mong muốn mọi người phải làm theo, phải chấp nhận đòi hỏi của bản thân, điều đó khiến cho khả năng ứng xử của trẻ trở nên kém cỏi và thụ động… Đa phần các vấn đề về thái độ là rơi vào bé gái.

    Trẻ nhõng nhẽo đa phần do sự “tập luyện” của bố mẹ và đôi khi có sự hỗ trợ khá đắc lực của ông bà. Trong trường hợp này, muốn làm giảm sự nhõng nhẽo của trẻ rất khó khăn.

    Trẻ nhõng nhẽo trong một chừng mực nào đó có vẻ dễ thương, nhất là với các bé gái xinh xắn thì chút nhõng nhẽo sẽ làm cho các em tạo được sự quan tâm nhiều hơn, và đó cũng được xem là một thế mạnh của bé. Thế nhưng, từ sự dễ thương để đi đến thói đành hanh và khiến bạn bè, anh chị em xa lánh vì sự quá đáng của mình chỉ là một bước nhỏ.

    Với các bé gái và cả bé trai trong độ tuổi 3-5 tuổi, tình trạng nhõng nhẽo thường không kiểm soát, không kìm chế được. Các bé luôn ở trong tình trạng được voi đòi tiên, được một muốn hai… dễ đi đến một cuộc “chiến tranh” giữa bé và người lớn mà đa phần chiến thắng lại thuộc về trẻ.

    Từ khi trẻ bước vào lứa tuổi 3-5 thì việc đặt ra mức độ để hạn chế nhu cầu không cần thiết của bé là cực kỳ quan trọng. Một mặt bố mẹ để cho bé tự giác trong các hoạt động cá nhân để hình thành sự tự tin qua việc tôn trọng thái độ và quyết định của trẻ (trong một số việc như chọn món ăn, thức uống, quần áo để mặc đi chơi… ), mặt khác cần đặt ra những hạn chế trong việc trẻ đòi hỏi người lớn chiều theo ý mình, mua sắm những món đồ chơi, đồ dùng phí phạm.

    Ví dụ, bố mẹ cho bé đi vào siêu thị hay nhà sách, quyền lợi mà trẻ được hưởng có thể là việc tự do chọn cho mình một món đồ chơi ưa thích hay cuốn sách hấp dẫn, còn giới hạn là bé chỉ được phép chọn 1-2 món đồ đó thôi. Nếu trẻ mè nheo đòi thêm và được đáp ứng, sẽ tạo tiền đề cho một chuỗi các đòi hỏi khác, và cho đến một lúc nào đó thì không thể đáp ứng nổi.

    Nhiều người nghĩ, đây là “chuyện nhỏ”, chiều trẻ một chút cũng không sao, nhưng đó chính là những viên gạch xây nên các tòa nhà vững chắc cho các tật xấu như tính ích kỷ, chỉ biết đến quyền lợi của bản thân, tham lam. Với những tính cách này, khi lớn lên trẻ sẽ gặp rất nhiều bất lợi vì không tạo được sự tôn trọng và hòa hợp với người xung quanh.

    Trẻ ích kỷ

    Với trẻ dưới 3 tuổi thì vấn đề ích kỷ chưa cần đặt ra, hay đúng hơn thái độ chỉ biết có bản thân lúc đó được gọi là ái kỷ (yêu bản thân mình) chứ không phải là ích kỷ (chỉ biết sự tiện ích, quyền lợi cho mình).

    Trẻ dưới 3 tuổi phần lớn đều có tính ái kỷ, và đó là điều bình thường. Chính sự biết yêu bản thân mình là điều tiên quyết dẫn đến lòng tự trọng, biết bảo vệ mình trước những tác động từ bên ngoài. Vì lúc đó, trẻ chưa xác định được "cái tôi", sự phân biệt giữa những điều thuộc về người khác (kể cả cha mẹ) và những điều thuộc về mình chưa rõ ràng, khiến cho trẻ sẽ có thái độ “cái gì trong tay ta là của ta”. Đó không phải là sự chiếm hữu, vì chúng ta có thể đổi cho trẻ một món đồ khác có hình dáng hay công dụng tương tự mà trẻ vẫn chấp nhận.

    Nhưng với trẻ 5-6 tuổi thì các em đã phân biệt được cái tôi, đã nhận biết được “quyền sở hữu”, đã muốn có những “tài sản riêng” và nếu không được rèn tập cho biết những giới hạn, trẻ có thể trở thành ích kỷ, chỉ biết đến những điều tốt, điều lợi cho bản thân mà không nghĩ đến những người xung quanh.

    Một mặt, bố mẹ khuyến khích trẻ biết quý trọng giá trị bản thân, mặt khác, cần phải để ý tránh cho trẻ tập nhiễm thói quen ích kỷ, vì khi đã “nhiễm” tính này thì rất khó bỏ. Điều nguy hiểm là đôi khi chính phụ huynh cũng có thái độ ích kỷ trong cuộc sống, và cho đó là sự “khôn ngoan”, tập cho trẻ thói quen biết và thích lợi dụng người khác, luôn tìm cách chơi “trên cơ”, chỉ biết bảo vệ quyền lợi bản thân và gia đình mình, bất chấp điều đó có thể gây thiệt hại cho người khác.

    Thói ích kỷ sẽ làm cho đứa trẻ bị coi thường và bị tập thể bạn bè xa lánh. Đó là một nguy cơ lớn có thể dẫn đến những tổn thương về tâm lý cho trẻ. Vì một trong những điều làm cho cả trẻ lẫn người lớn lo lắng nhất, chính là sự tẩy chay hay bị cô lập với tập thể, với những người xung quanh.

    Nhà tâm lý Lê Khanh
    Giám đốc Trung tâm tư vấn tâm lý - đào tạo kỹ năng Rồng Việt
    Nguồn: http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/me-va-be/nhung-tinh-cach-kho-chiu-cua-be-can-duoc-dieu-chinh-som-2901347.html
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi alendelong68
    Đang tải...


  2. kutedenroi

    kutedenroi Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    25/1/2013
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Những tính cách khó chịu của bé cần được điều chỉnh sớm

    Đứa trẻ cũng như cây con phải uốn nắn từ nhỏ, rèn nết rèn người mà
     
  3. ỉn yêu

    ỉn yêu Guest

    Ðề: Những tính cách khó chịu của bé cần được điều chỉnh sớm

    đúng vậy đôi khi trẻ nhõng nhẽo trong một chừng mực nào đó có vẻ dễ thương nhưng nh khi dễ thương đấy thái quá để đi đến thói đành hanh.
     
  4. 5_phut_moi_ngay

    5_phut_moi_ngay Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    7/11/2012
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Những tính cách khó chịu của bé cần được điều chỉnh sớm

    Tks bạn! Bài này trên vnexpress nhưng mà nhà báo viết tên tác giả ko khớp (nhân sự trung tâm chẳng thấy có ông Lê Khanh nào cả), cứ tưởng ông thầy mình nên tò mò xem thầy làm gì.
     
  5. vi_vi2011

    vi_vi2011 Bôngytế cắt miếng p/vụ bé

    Tham gia:
    19/3/2013
    Bài viết:
    24,284
    Đã được thích:
    5,445
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Những tính cách khó chịu của bé cần được điều chỉnh sớm

    nhõng nhẽo lười biếng,ich kỷ hầu như đứa trẻ nào cũng có chúng k đc uốn nắn sẽ thành thói hư
     
  6. hhao

    hhao Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/1/2009
    Bài viết:
    2,570
    Đã được thích:
    488
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Những tính cách khó chịu của bé cần được điều chỉnh sớm

    cám ơn chủ top, bài viết rất hữu ích, con mình dang trong giai đoạn c ần uốn nắn này
     
  7. mai2603

    mai2603 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    20/2/2013
    Bài viết:
    7,840
    Đã được thích:
    947
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Những tính cách khó chịu của bé cần được điều chỉnh sớm

    bài viết ý nghĩa quá ạ, tặng hoa chủ top ^^ (u)
     
  8. Vung iu

    Vung iu Sữa Bỉm rẻ nhất

    Tham gia:
    5/7/2012
    Bài viết:
    14,177
    Đã được thích:
    3,692
    Điểm thành tích:
    2,163
    Ðề: Những tính cách khó chịu của bé cần được điều chỉnh sớm

    day con từ thuở còn thơ mà các mẹ nhỉ?
     
  9. memai87

    memai87 HẢI SẢN TƯƠI SỐNG

    Tham gia:
    3/8/2012
    Bài viết:
    71,982
    Đã được thích:
    17,855
    Điểm thành tích:
    12,263
    Ðề: Những tính cách khó chịu của bé cần được điều chỉnh sớm

    Cái thằng cu nhà mình dạo này hay ăn vạ, chán thế, nói nhẹ nhàng, đết quát, rồi đét cho
    mà vẫn ko chừa
     
  10. callaflower

    callaflower Quần tập nữ hàng vnxk xịn, chuẩn

    Tham gia:
    26/5/2011
    Bài viết:
    4,239
    Đã được thích:
    846
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Những tính cách khó chịu của bé cần được điều chỉnh sớm

    Đương nhiên ai cũng biết trẻ ích kỷ là không tốt nhưng làm thế nào để dạy trẻ ko ích kỷ thì ko thấy chuyên gia đưa ra lời khuyên.
     
  11. Mẹ Tívoi

    Mẹ Tívoi Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    31/7/2010
    Bài viết:
    5,451
    Đã được thích:
    857
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Những tính cách khó chịu của bé cần được điều chỉnh sớm

    Bọn trẻ con bây giờ khó bảo lăm, chắc do được chiều quá.
     
  12. mecun14410

    mecun14410 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    3/8/2013
    Bài viết:
    8,010
    Đã được thích:
    1,123
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Những tính cách khó chịu của bé cần được điều chỉnh sớm

    mình thấY trẻ con nhõng nhẽo thì mệt mỏi lắm
     
  13. MẹBúpBê

    MẹBúpBê Guest

    Ðề: Những tính cách khó chịu của bé cần được điều chỉnh sớm

    Bé nhà e rất hiếu động nói mãi cũng chẳng đc.Bản chất của bé rồi
     

Chia sẻ trang này