Hấu hết trẻ đều nói dối vài điều nào đó nhưng đó có thể không phải là điều khiến cha mẹ ngạc nhiên khi lần đầu phát hiện ra. Học cách nói dối cũng là một phần trong quá trình phát triển của trẻ nhưng quan trọng là nói sự thật. Trong bài này chúng ta chỉ tìm ra cách nói cho trẻ biết rằng thật thà là rất quan trọng Bạn có biết? • Nói dối- đặc biệt là những lời nói dối vô hại- đôi khi lại được người lớn sử dụng mọi lúc. Các nghiên cứu chỉ ra rằng người lớn nói dối ít nhất một lần trong ngày • Trẻ nhỏ càng có xu hướng thích nói dối nếu chúng thấy cha mẹ đang nói dối và trốn tránh việc đó. • Vì sao trẻ nói dối • Trẻ bắt đầu nói dối khi nào? • Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nói dối? • Khi nào cha mẹ biết sự thật • Lời nói dối vô hại Vì sao trẻ nói dối? Trẻ nói dối vì rất nhiều lý do, tùy theo hoàn cảnh và động cơ của chúng. Trẻ có thể nói dối để: • Che đậy điều gì với hy vọng tránh được hậu quả hay hình phạt • Thăm dò và xem xét phản ứng của cha mẹ • Cường điệu một câu chuyện hay gây ấn tượng với những người khác • Gây sự chú ý thậm chí khi chúng biết rằng người nghe biết sự thật • Bịa ra tình huống hay dựng chuyện- ví dụ như một đứa trẻ nói với bà: “Mẹ sẽ cho cháu ăn kẹo trước khi ăn tối ”. Trẻ bắt đầu nói dối khi nào? •Trẻ nhỏ có thể học nói dối từ nhỏ, thông thường là tuổi lên 3. Đây là thời điểm trẻ bắt đầu khám phá ra rằng người lớn không quan tâm đến người đọc và chúng có thể đưa thông tin sai lệch- có thể thoát khỏi vấn đề rắc rối hay để che đậy sự thật. •Nhìn chung trẻ nói dối nhiều hơn ở tầm tuổi 4-6 . Chúng có thể nói dối thành thạo thông qua ngôn ngữ cơ thể hay trở thành những diễn viên lành nghề nhưng việc này sẽ lộ tẩy nếu người lớn yêu cầu con trẻ giải thích hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong hai tiếng trẻ lên 4 có thể nói dối một lần và với trẻ lên 6 thường là 90 phút một lần •Khi đến tuổi đến trường, trẻ nói dối thường xuyên hơn và có thể biến sự việc có sức thuyết phục hơn. Những lời nói dối cũng tinh vi hơn vì vốn từ vựng của trẻ nhiều hơn và chúng hiểu rõ hơn về cách người khác suy nghĩ. Lên 8 trẻ có thể nói dối thành thạo mà không sợ bị phát hiện Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nói dối •Hãy suy nghĩ tích cự và Nhấn mạnh tầm quan trọng của tính trung thực trong gia đình.Cha mẹ có thể nói cho con cái biết rằng cha mẹ đánh giá việc con nói sự thật và không muốn nghe khi con nói dối. Ví dụ ‘Khi con không nói thật, cha mẹ sẽ rất buồn và thất vọng’ Cha mẹ cũng có thể đọc cho con nghe những câu chuyện và nhấn mạnh tầm quan trọng của tính trung thực như cuốn “Chú bé chăn cừu” và đưa ra một ví dụ hay về việc nói dối sẽ có tác hại thế nào. •Thông thường, dạy cho trẻ biết giá trị của việc nói thật hơn là phạt chúng vì những việc làm có hại nhỏ nhặt. Hãy khích lệ con nói thật thậm chí đôi khi phải mất một lúc cha mẹ mới có thể thuyết phục được con làm việc đó •Trẻ nhỏ thích dựng chuyện. Chúng bịa ra những câu chuyện bằng cách “thêm mắm thêm muối” Thực tế giả vờ và tưởng tượng rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Sẽ rất tốt nếu cha mẹ khuyến khích con phát huy hai tố chất này. Tuy nhiên kể chuyện cổ tích lại không cần đến việc nói dối đặc biệt là với con trẻ dưới 4 tuổi. Những mẹo sau để khuyến khích con chân thật Khi trẻ đủ lớn để hiểu ra sự khác biệt giữa nói thật và không nói thật, hãy khuyến khích trẻ và hỗ trợ con để con nói thật. • Nếu con đang kể với cha mẹ điều gì đó là trí tưởng tượng hay giả vờ, cha mẹ sẽ dễ dàng chấp thuận. Việc giả vờ và tưởng tượng là hai tố chất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Ví dụ con bạn đang kể với bạn rằng con là một anh hùng. Bạn có thể hỏi lại con về siêu cường. • Giúp con tránh mắc vào những tình huống khiến con cần phải nói dối . Ví dụ bạn thấy con đánh đổ sữa, bạn có thể hỏi con: “Con vừa đánh đổ sữa à?”. Con bạn có thể nói dối và nói Không vì con nghĩ rằng con có thể bị trách phạt. Để tránh tình huống này, cha mẹ chỉ cần nói “Mẹ thấy sữa đổ rồi, Con lau sạch sẽ đi nhé”. • Những câu chuyện bị phóng đại liên quan đến việc khoe khoang có thể là một cách giúp trẻ nhận được sự ngưỡng mộ từ người khác. Nếu việc này xảy ra thường xuyên, cha mẹ cần suy xét sử dụng cách khích lệ lòng tự trọng của con trẻ. • Chắc chắn rằng cha mẹ có những luật định rõ ràng về những hành vi có thể chấp nhận được trong gia đình. Con trẻ thường hành xử trong phạm vi những quy định đó nếu như chúng thấy cần phải tuân theo những nội quy đó. • Khi con trẻ tự mình làm những điều sai, hãy khích lệ con trung thực. Hãy nói với con kiểu “Mẹ rất vui khi con đã nói cho mẹ nghe sự thật”. Thực tế điều quan trọng là con bạn biết rằng bạn sẽ không buồn nếu chúng bịa chuyện gì đó. • Nếu con nói dối bạn một cách thận trọng, hãy để con biết rằng việc nói dối là điều không chấp nhận được. Hãy giải thích cho con biết tại sao đó là điều không tốt và cha mẹ có thể không tin con trong tương lai. Sau đó hãy đưa ra những “hậu quả” thích đáng của việc nói dối. Ví dụ nếu con bạn vẽ lên tường, hãy nói để con cùng mình lau chùi cho sạch sẽ. • Nếu con bạn tiếp tục việc nói dối chuyên nghiệp, bạn có thể muốn tăng cường ý tưởng rằng nói dối là không chấp nhận được bằng cách sử dụng chiến thuật kỷ luật hợp lý. Nếu bạn giải thích cho con hậu quả của việc nói dối, điều này có thể giúp con từ bỏ thói quen xấu này. • Cố gắng đối mặt với việc nói dối và những hành vi dẫn đến việc nói dối. Trước hết đối mặt với việc nói dối là cách bạn đã nói bạn có thể (ví dụ sử dụng thời gian chết). Khi có nhìn nhận xem hành vi nào là nguyên nhân của việc nói dối . Nếu con trẻ nói dối để thu hút sự chú ý của cha mẹ, cần suy xét thật tích cực về cách cha mẹ có sự chú ý của con cái. Nếu con trẻ nói dối để đạt được điều gì đó mong muốn, ví dụ kẹo của bà- hãy xem xét hệ thống khen thưởng và thưởng cho con khi con ngoan. Cha mẹ cũng có thể xem xét việc thay đổi môi trường để giúp con tránh các tình huống khiến con có cảm nghĩ cần phải nói dối. • Tránh nói với con rằng “con là kẻ nói dối”. Đây là cách áp đặt có tác hại rất lớn đến lòng tự trọng của con hoặc có thể dẫn đến việc con nói dối nhiều hơn. Bời vì khi con tin mình là người nói dối, con sẽ suy nghĩ rằng mình có thể tiếp tục nói dối. Điều thiết thực hơn việc áp đặt đó là nói với con về những hành động và hành vi của con • Một cách ngăn cản con nói dối là hãy kể chuyện cười hay cường điêu một điều gì không có thật. Ví dụ, một đứa trẻ có thể giải thích việc đồ chơi bị hỏng “Một chú bước vào và làm gẫy nó”. Bạn có thể nói một cách dớ dẩn kiểu “Tại sao con không mời chú ý ăn tối?” Tiếp tục câu chuyện lâu hơn đến khi con “thú nhận”. Bằng cách này bạn sẽ phát hiện ra việc nói dối của con và dạy cho con bài học mà không cần đến bất kể một biện pháp kỷ luật gì cả Những mẹo khác cho trẻ lớn hơn • Khi trẻ lớn hơn việc nói dối có thể thành thói quen. Nếu nói dối xảy ra thường xuyên, hãy giành thời gian trò chuyện và nói chuyện bình tĩnh với con. Nói cho con về cảm giác của cha mẹ khi con nói dối và những tác hại của nó đến các mối quan hệ của con và những điều có thể sảy ra nếu cả gia đình và bạn bè không tin tưởng con nữa.. • Thường xuyên nói với con khi cha mẹ biết chắc chắn rằng con đang không nói sự thật. Con bạn cần biết rằng trung thực là điều quan trọng với cha mẹ. Nhưng tránh hỏi con liên tục xem con có đang nói thật hay không. • Có vẻ như những gi cha mẹ làm không có tác dụng gì cả, con bạn vẫn nói dối. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng không đợi đến khi trẻ lên 7 hay lớn hơn , mọi nỗ lực của cha mẹ mới được thực hiện. Với những trẻ bị cha mẹ áp dụng những hình phạt vì tội nói dối và khuyến khích con nói sự thật thì việc nói dối của con khi con lớn hơn sẽ ít hơn • Hãy quan tâm đến cuộc sống của con và khuyến khích con thật thà với cha mẹ. Con trẻ ở mọi lứa tuổi đều thích trò chuyện với cha mẹ và cha mẹ hãy nói với con về những gì họ đang làm ít có những hành vi khiến người khác khó gần gũi với mình Một số trẻ nhất là trẻ trên 7 tuổi nói dối trở thành một phần lớn hơn trong hành vi ứng xử không phù hợp như trộm cắp, đốt lửa hay bắt động vật. Nếu con bạn tham gia vào những hành vi như trên cha mẹ có thể tìm đến chuyên gia hay nhà tâm lý để được trợ giúp Khi nào cha mẹ cần biết sự thật Đôi khi trẻ nói dối để giữ bí mật hoặc để bảo vệ ai đó. Ví dụ một đứa trẻ bị người lớn lạm dụng và thường nói dối để bảo vệ người đó. Thường do trẻ sợ sẽ bị phạt nếu nói ra sự thật. Nếu cha mẹ nghi ngờ con mình đang nói dối một vấn đề nghiêm trọng hãy: • Tạo cho con sự yên tâm là con rất an toàn nếu như con nói sự thật. • Cố gắng thuyết phục con cho con thấy rằng cha mẹ đang làm mọi việc tốt hơn. Những lời nói dối vô hại Một lời nói dối vô hại nếu được nói với ý tốt- thông thường để bảo vệ cảm giác của một người khác. •Một nghiên cứu cho thấy trẻ em lên 3 cũng có thể có những lời nói dối vô hại. Điều này xảy ra nhất là khi cha mẹ hướng dẫn cho con trước. Ví dụ, trước khi trẻ nhận quà, cha mẹ thường khuyến khích con nói rằng con rất thích món quà đó. Trong tình huống này một vài trẻ sẽ nói sự thật “con không thích” thậm chí chúng hiểu rằng điều này sẽ làm tổn thương cảm giác của người tặng quà. Điều này có thể là do trẻ ở tầm tuổi này được dạy dỗ và chú trọng hơn đến sự phát triển về đạo đức và vì vậy cha mẹ khuyến khích chúng nói sự thật. •Khi trẻ học cấp 1, chúng bắt đầu có kỹ năng nói dối vô hại. Thời niên thiếu trẻ thường nói dối vô hại để bảo vệ bạn bè của chúng. Cha mẹ và những lời nói dối vô hại Nói với con trẻ những lời nói dối vô hại có thể không độc hại gì. Đôi khi những lời nói dối này có thể bảo vệ sự vô tội của trẻ, thúc đẩy sự phát triển sáng tạo và dạy chúng những kỹ năng xã hội quan trọng. Ví dụ cha mẹ có thể nói cho con biết rằng sự âu yếm của cha mẹ là sức mạnh kỳ diệu sẽ làm dịu lòng khi con bị tổn thương. Vài bậc cha mẹ thích chơi trò kiểu tìm nàng tiên trong vườn. Vài người khác lại tin Ông già Noel, Lễ phúc sinh hay chuyện cổ tích về những chiếc răng. Dù vô hại, lời nói dối vô tội nên được dùng hạn chế. Sự khác biệt giữa một lời nói dối vô hại và nói dối thực sự- rất mong manh và có thể không rõ ràng với trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ thường được nghe những lời nói dối sẽ nói dối nhiều hơn Chúng ta thường khích lệ trẻ nói dối vô hại để quản lý hành vi. Ví dụ cha mẹ có thể nói “Mẹ không thể mua kẹo cho con vì mẹ không đem theo tiền”. Những chiến lược này có thể có tác dụng một lần nhưng cũng có thể phản lại nếu con trẻ phát hiện ra rằng cha mẹ đã nói dối (nhất là khi chúng thấy tiền trong ví) Do vậy cha mẹ cần cẩn trọng khi sử dụng lời nói dối vô hại và hãy là tấm gương mẫu mực để dạy con tính trung thực. Bài dịch từ nguồn: Raising Children Network Người dịch: nick Chuongaz