Nôn Trớ Ở Trẻ Sơ Sinh Và 5+ Điều Mẹ Cần Làm

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Dovenn, 9/4/2021.

  1. Dovenn

    Dovenn Thành viên mới

    Tham gia:
    17/3/2021
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Nôn trớ là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, nhất là trong giai đoạn trẻ bú mẹ, nguyên nhân do hệ tiêu hoá còn non nớt, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Hiện tượng này có thể tự khỏi khi trẻ lớn hơn, tuy nhiên nếu nôn trớ do các nguyên nhân bệnh lý lại rất nguy hiểm nhiều biên chứng có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh nếu không được can thiệp kịp thời.
    Định nghĩa về nôn trớ ở trẻ sơ sinh
    Nôn: là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị tống hết ra ngoài do sự co bớp của dạ dày phối hợp với sự co bóp của cơ hoành và thành bụng.
    Trớ: là hiện tượng một lượng ít thức ăn bị trào ra khỏi miệng ngay sau bữa ăn hoặc trong bữa ăn( sự co thắt của cơ trơn, dạ dày và thực quản.
    Các nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh
    Do thói quen ăn uống không đúng cách
    Nguyên nhân gây nôn trớ hàng đầu ở trẻ do cách cho ăn quá nhiều của mẹ, nhiều mẹ chưa biết rằng dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Dạ dày trẻ mới sinh 1-2 ngày chỉ 5-7ml như quả nho, 3-4 ngày 22-27ml và. Sau 10 ngày mới có 60-80ml. Vì vậy chỉ cần một lượng sữa rất nhỏ là có thể khiến bé nhà bạn no rồi. Lượng sữa cho trẻ sơ sinh từ 45-88ml, sau 1 tháng mỗi cữ bú khoảng 120ml. Trên 2 tháng tuổi cần 118-148ml, lúc 4 tháng cần 180 ml sữa mỗi là bú vè đến 6 tháng, một số trẻ có thể tiêu thụ đến 230ml sữa và các cữ giãn cách nhau lâu hơn. Trẻ sẽ hình thành phản xạ khi đói thì trẻ sơ sinh sẽ khóc đòi ăn, khi nào no trẻ sẽ không bú nữa vì thế các mẹ cần quan sát trẻ để biết trạng thái lúc đó trẻ đói hay không, không nên ép trẻ ăn quá nhiều, quá no sẽ dẫn đến nôn trớ.

    Các mẹ cho trẻ bú vú giả hoặc không nghiêng bình cho sữa ngập cổ bình cũng sẽ dễ khiến trẻ hay nôn trớ, lý giải việc này là do trẻ bú vú giả hoặc uống sữa nghiêng không ngập cổ bình sẽ khiến trẻ nuốt một lượng lớn hơi vào trong dạ dày mỗi lần bú khiến dạ dày căng, nhanh no dễ dẫn đến nôn trớ.

    Ăn xong đặt trẻ nằm ngay là thói quen của rất nhiều bà mẹ và cũng khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ.
    Do rối loạn thần kinh thưc vật, rối loạn co bóp dạ dày
    • Cường thần kinh giao cảm sẽ dẫn đến sự rối loạn co bóp dạ dày khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ.
    • Do tư thế dạ dày nằm ngang ở các bệnh lý bẩm sinh.
    • Do cấu tạo cơ của dạ dày khiến việc co bóp không được như bình thường.
    Nôn trớ ở trẻ sơ sinh do bệnh lý
    • Trẻ bị nôn trớ do các bệnh nhiễm khuẩn như: nhiễm khuẩn cấp tính, viêm họng, viêm phổi, viêm amidal, các bệnh tiêu chảy, bệnh não màng não, do ngộ độc thức ăn.
    • Một số bệnh toàn thân như còi xương, táo bón, suy dinh dưỡng.
    • Các bệnh lý bẩm sinh như: hẹp, phì đại môn vị: nôn thường xuất hiện khi trẻ 2 tháng tuổi, nôn liên tục, nôn nhiều làm trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu. Chẩn đoán bằng cách siêu âm dạ dày.
    • Các dị tật về thực quản như: hẹp thực quản, hở eo thực quản chẩn đoán bằng siêu âm thực quản.
    Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ?
    Nếu trẻ nôn đột xuất kèm theo các triệu chứng sốt cao, đi ngoài, quấy khóc, không chịu bú mẹ,… Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, nhất là nếu có các triệu chứng của bệnh não màng não: đau đầu, nôn vọt, táo bón, cứng gáy ở trẻ hoặc các bệnh như lồng tắc ruột, viêm ruột hoại tử,… Đây là những bệnh nguy hiểm các mẹ cần hết sức quan tâm đến trẻ để có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế can chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Bệnh nếu không được điều trị có thể dẫn đến tử vong ở trẻ.

    Đối với trẻ sơ sinh bị nôn trớ khi bú mẹ: mẹ cần thay đổi thói quen cho trẻ bú từ từ, bú theo nhu cầu của trẻ, không quá no, sau bú bế trẻ và chỉ cho nằm sau khi bú mẹ ít nhất 15 phút. Tư thế khi cho trẻ bú, mẹ cần bé đầu và người trẻ trên 1 đường thẳng, mặt quay vào vú, mũi trẻ đối diện với núm vú. Mẹ ôm sát dùng tay đỡ mông, quầng vú ở trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở dưới, miệng trẻ mở rộng, môi dưới hướng ra ngoài, cằm trẻ chạm vào vú mẹ. Sau khi trẻ bú xong cần bế đứng lên vỗ nhẹ phần lưng để trẻ có thể ợ được làm giảm lượng hơi trẻ nuốt vào, giảm nguy cơ nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
    Đối với trẻ bú bình: mẹ nghiêng bình bú sao cho sữa ngập cổ bình tránh để trẻ nuốt không khí vào dạ dày gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

    Thay đổi sữa cũng là cách giúp trẻ dễ hấp thu hơn, lựa chọn các sữa có công thức gần giống sữa mẹ có tỉ lệ đạm whey cao, hoặc sữa chuyên biệt dành cho trẻ em nôn trớ sẽ cải thiện tình trạng nôn trớ và phục hồi dinh dưỡng cho trẻ.

    Ngoài ra còn có thể sử dụng một số loại thuốc gây ức chế co bóp dạ dày. Những thuốc này sẽ được các bác sĩ chỉ định và theo dõi trong quá trình dùng.

    Trên đây là những nội dung chia sẻ về bệnh nôn trớ ở trẻ sơ sinh, hy vọng quý phụ huynh có được nguồn thông tin hữu ích để chăm soc con trẻ phát triển toàn diện, khoẻ mạnh.

    H&H Nutrition (https://dinhduongtoiuu.com/) là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn. Tại đây, bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ giàu kinh nghiệm.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Dovenn
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    cảm ơn những chia sẻ của bạn
     

Chia sẻ trang này