Nuôi con bằng sữa mẹ

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi hugnkiss, 18/5/2011.

  1. hugnkiss

    hugnkiss Banned

    Tham gia:
    16/1/2011
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Nuôi con bằng sữa mẹ​


    Thế nào là nuôi con bằng sữa mẹ?

    Nuôi con bằng sữa mẹ là nuôi đứa trẻ bằng nguồn sữa từ bầu ngực của người mẹ. Bạn có thể cho con bú sữa trực tiếp từ bầu ngực mình. Hoặc bạn cũng có thể hút sữa ra khỏi bầu ngực và cho con bú sữa bằng bình. Nhưng hút sữa không giúp gì nhiều trong việc duy trì nguồn sữa của bạn. Các bác sĩ khuyên rằng nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong vòng một năm hoặc nếu có thể thì lâu hơn. Và con bạn thì được hưởng lợi từ bất kì lượng sữa mẹ nào mà bạn có thể có.

    Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất mà em bé của bạn cần trong vòng 6 tháng đầu. Bạn không cần phải cho con mình ăn bất cứ loại thực phẩm, nước uống hay nước hoa quả nào cả. Sau thời gian này bạn có thể từ từ giảm việc nuôi con bằng sữa mẹ khi con bạn bắt đầu ăn những thức ăn khác. Nhưng hãy tiếp tục việc nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu càng tốt, đến khi nào là do bạn và em bé của bạn muốn. Em bé của bạn vẫn được hưởng nhiều cái lợi cho sức khỏe từ nguồn sữa mẹ cho đến hơn 1 năm tuổi đầu tiên.

    Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ từ các bệnh truyền nhiễm và các nguy cơ dị ứng cho đứa trẻ. Sữa mẹ có thể giúp bảo vệ đứa trẻ trước một vài vấn đề về sức khoẻ như bệnh eczema, bệnh béo phì, bệnh hen suyễn, và bệnh tiểu đường.
    Để so sánh, sữa công thức không giúp bảo vệ em bé khỏi các bệnh truyền nhiễm và các vấn đề về sức khoẻ khác.

    Khi bạn nuôi con bằng sữa mẹ bạn có thể hồi phục nhanh chóng sức khoẻ bị kém đi từ việc mang bầu và sinh nở. Bạn cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú và nguy cơ loãng xương về sau này.


    Nuôi con bằng sữa mẹ có khó không?

    Nuôi con bằng sữa mẹ là một kỹ năng cần phải học - bạn sẽ thấy khá hơn nếu có luyện tập. Và có thể có những lần bạn thấy nuôi con bằng sữa mẹ là khó. Hai tuần đầu tiên là khoảng thời gian khó khăn nhất đối với nhiều bà mẹ. Nhưng kiên trì với nó bạn sẽ vượt qua được hầu hết các vấn đề khó khăn. Các bác sĩ, y tá, và các chuyên gia trong vấn đề này đều có thể giúp đỡ bạn. Và có thể cả bạn bè, gia đình và cả những nhóm ủng hộ việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp được bạn.


    Lên kế hoạch nuôi con bằng sữa mẹ thế nào?

    Trước khi em bé của bạn ra đời, bạn phải lên kế hoạch. Học hỏi tất cả những gì bạn có thể về việc nuôi con bằng sữa mẹ. Điều này làm cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ dễ dàng hơn.

    • Nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc nuôi con bằng sữa mẹ.
    Hãy hẹn khám bác sĩ ngay đầu thời kỳ mang thai. Trước lần khám đầu tiên, viết ra những câu hỏi hoặc những lo lắng mà bạn có về việc nuôi con bằng sữa mẹ. Điều này giúp bạn sẽ nhớ phải nói chuyện với bác sĩ về vấn đề này. Đảm bảo rằng bác sĩ của bạn biết về bất cứ vấn đề về ngực cũng như những tác động lên ngực của bạn mà bạn từng gặp phải.

    • Học cách nuôi con bằng sữa mẹ.
    Các nhân viên tại bệnh viện và nhân viên tại các nhà hộ sinh có thể liên hệ bạn với những chuyên gia trong vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ, những chuyên gia này sẽ giúp bạn học cách nuôi con bằng sữa mẹ. Khi bạn mang bầu, bạn nên tham gia một lớp học nuôi con bằng sữa mẹ. Hoặc cũng có thể tìm một quyển sách nói về việc nuôi con bằng sữa mẹ để tham khảo. Hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.

    • Lên kế hoạch trước về những lần bạn sẽ cần giúp đỡ.
    Hãy cân nhắc những người có thể nói chuyện hoặc có thể đến hướng dẫn bạn cho con bú sau khi con bạn chào đời. Nhiều phụ nữ cần tư vấn từ bạn bè và gia đình. Trước khi bạn sinh nở, hãy nói với bạn bè và các thành viên trong gia đình về kế hoạch nuôi con bằng sữa mẹ và sự hỗ trợ của họ quan trọng với bạn đến mức nào. Cũng có thể nghĩ đến việc tham gia vào một nhóm ủng hộ việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau khi em bé của bạn chào đời, bạn sẽ cảm thấy “được kết nối” nhiều hơn khi bạn nói chuyện với những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ khác. Cũng có thể chính bạn sẽ giúp một ai đó trả lời băn khoăn về các vấn đề trong việc nuôi con bằng sữa mẹ.

    • Mua dụng cụ hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ.
    Bạn có thể cần các dụng cụ hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ sau khi em bé của bạn ra đời. Một vài thứ như miếng lót thấm sữa, kem thoa núm vú, thêm gối, và áo ngực cho con bú đều hữu ích. Bạn có thể mua những thứ này từ trước. Cũng là ý kiến hay khi bạn mua hoặc thuê một chiếc máy hút sữa để sẵn sang khi bạn mang em bé của mình về nhà. Hút sữa có thể giúp bạn giảm đau và tức ngực khi sữa về. Và thiết bị này còn giúp bạn lưu trữ sữa để em bé dùng về sau.


    Bao lâu bạn nên cho con bú 1 lần?

    Cho em bé bú khi em bé đói. Trong 2 tuần đầu, em bé của bạn sẽ lại bú sau khoảng 1 đến 3 giờ đồng hồ. Những lần bú này có thể làm bạn rất mệt. Nhưng hãy biết rằng em bé của bạn sẽ sớm có thể bú nhiều sữa hơn cho mỗi lần bú, và bạn sẽ không cần phải cho con bú thường xuyên nữa.

    Lên kế hoạch cho khoảng thời gian bạn không ở cùng bé. Sử dụng máy hút sữa để hút sữa trước những lúc ấy. Bạn phải trữ sữa trong tủ lạnh hoặc tủ đá để dành cho những lúc ai khác chăm sóc em bé của bạn.


    Khi bạn cho con bú, bạn có thể ăn uống như khi bạn mang thai không?


    Bất cứ thứ gì bạn ăn đều chuyển qua cho em bé thông qua sữa mẹ. Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ , đừng uống những thức uống có cồn, chất gây nghiện, hoặc hút thuốc. Trước khi bạn uống bất kì một loại thuốc nào, thảo dược, hay vitamin, hãy hỏi bác sĩ xem liệu có an toàn không.


    Khi nào bạn cần gọi bác sĩ?


    Hãy nói chuyện với bác sĩ ngay nếu bạn gặp vấn đề khó khăn hay khi bạn không chắc chắn mình phải làm gì. Đừng sợ phải gọi bác sĩ mặc dù bạn hoàn toàn không biết cái gì đang làm mình rối. Bác sĩ thì quá quen với việc cha mẹ của các em bé sơ sinh gọi mình. Bác sĩ sẽ chỉ ra giúp bạn liệu có vấn đề không, và nếu có thì làm thế nào để khắc phục.

    Sưu tầm từ Healthwise​
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hugnkiss
    Đang tải...


  2. jackieharry

    jackieharry Chỉ Bán Đồ: Đẹp/Tốt/Rẻ...

    Tham gia:
    3/9/2010
    Bài viết:
    5,894
    Đã được thích:
    1,210
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Nuôi con bằng sữa mẹ

    Sữa Mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ... Cám ơn bài viết.....
     

Chia sẻ trang này