Xin chào các chị, vấn đề nuôi dạy tụi nhóc rất chi là đau đầu ạ, người lớn phải có hành động, phản ứng như thế nào để phản ứng với những thái độ của trẻ thật không phải ai cũng biết Chả là nhà em có thằng cháu cu Tít, nó quậy quá, lắm chiêu nữa, ng lớn ứng phó với trò này thì nó nghĩ ra trò khác để quậy mà mới gần 20 tháng thôi. Hôm trước, em đi hiệu sách kiếm được quyển "Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản" (Akehashi Daiji), em đọc thấy hay hay, nhìn hình vẽ ngộ ngộ. Hôm nay, em đang rảnh up lên chia sẻ cùng với các chị nha. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các mẹ, có vấn đề về bé các chị chia sẻ luôn nhé Chương 1: XUẤT HIỆN NHỮNG BIỂU HIỆN ĐÁNG LO NGẠI Ở TRẺ - KHÔNG PHẢI DO KHÔNG ĐƯỢC DẠY DỖ CẨN THẬN, CŨNG KHÔNG PHẢI DO CHÚNG ĐƯỢC NUÔNG CHIỀU NÊN CÓ TÍNH ÍCH KỶ Không thể có chuyện trẻ con bây giờ ngày càng hư so với ngày xưa, và tôi nghĩ cũng không phải cách nuôi dạy con ngày càng xấu đi. Mặc dù vậy, trên thực tế chăc chắn vẫn tồn tại những đứa trẻ có những hành động phát ngôn và những triệuchwngss đang lo ngại. Vậy đâu mới là vấn đề gây ra tình trạng này? Nhưng mọi người hay noi những câu mang tính tiêu cực khi nhìn nhận về những đứa trẻ bây giờ như: " Nó không được dậy dỗ đên nơi đên chốn gì cả", hay : Đúng là vì nó được nuông chiều đâm ra ích kỷ" Nhưng thực ra đo không phải là cội rễ thực sự của vấn đề. Tôi nghĩ bản chât của vấn đề nằm ở chỗ khác. Noi ngăn gọn thì đo là do: " Sự tự đánh giá bản thân của trẻ ở mức quá thấp". " Sự tự đánh giá bản thân của trẻ ở mức quá thấp". co nghĩa là gì? Đó là " Cảm giac tự khẳng định mình" hay còn gọi là " Cảm giác tự tôn". Noi một cách dễ hiểu là sự " Tự tin". Nhưng không chỉ đơn giản là việc trẻ không có sự tự tin. Sự tự tin ở đây không phải là tự tin như khi trẻ học giỏi toán hay chơi giỏi một môn thể thao. " Sự tự đánh giá bản thân" có nghĩa là việc tự bản thân trẻ cảm nhận được rằng: Mình có ý nghĩa khi sống trên đời, mình có giá trị tồn tại, sự tồn tại của mình là quan trọng, mình được mọi người cần đến. Nếu như trẻ mất đi cảm nhận đo, trẻ sẽ xuất hiện những biểu hiện đáng lo ngại và những phát ngôn, hành động bất thường. Có trẻ đã nói: "Con cực thích mỗi khi nghe bố mẹ noi Bố mẹ yêu con lắm. Vì con hiểu rằng mình rất xứng đáng để được sống trên đời". Trong trường hợp ngược lại tôi nghĩ trẻ sẽ nói: " Mình luc nào cũng ống trong tậm trạng bât an, băn khoăn về việc liệu một đứa trẻ như mình có thực sự đáng sống không"..Đáng ngại là gần đây ngày càng nhiều đưa trẻ có suy nghĩ đo. Dậy con biết lễ nghĩa, ngoan ngoãn hay học hành giỏi giang tất nhiên là rất quan trọng, song bạn nên nhớ điều quan trọng bậc nhất trong việc nuôi dậy trẻ chính là việc nuôi dưỡng trong lòng đưa trẻ đó có một niềm tin mạnh mẽ vào giá trị tồn tại của bản thân, co thể tự khẳng định mình, rằng mình là một người khá quan trọng, đang để tồn tại trên đời. CHương 2 em up tiếp vào chiều nha
Ðề: Nuôi dậy con kiểu Nhật Bản CHƯƠNG 2: TRẺ NHỎ CẦN ĐƯỢC ÔM ẤP, VỖ VỀ Việc ôm ấp, vỗ về trẻ ngay từ khi còn bé là rất quan trọng Bạn hãy bế con lên, nhìn vào măt con một cách trìu mến, cười tươi và noi với con thật nhiều. Chỉ cần thê thôi trẻ ẽ cảm nhận được " mình được mẹ nâng niu ghê", "mình thấy mẹ thật hạnh phúc" Nhiều người cho rằng "không được bế trẻ nhiều, làm cho trẻ quen hơi, hay đòi bế", nhưng đó là quan niệm sai lầm. Đối với con trẻ, việc được bế là một cảm giác vô cùng dễ chịu. Khi đó, trẻ cảm nhận được rằng "mình đang được nâng niu", theo đo "sự tự đánh giá bản thân" của trẻ sẽ tăng lên. Vì vậy, bố mẹ nên bế con nhiều hơn. Việc trẻ được ôm âp, bồng bế nhiều hoàn toàn không xấu chút nào cả. Trẻ sẽ khóc khi làm nũng. Trẻ làm nũng mẹ bằng cách khóc, để biểu lộ ự đòi hỏi của mình. Trẻ khóc không chỉ vì những nhu cầu mang tính sinh ly không được thỏa mãn, mà còn là dâu hiệu của những trạng thái tâm lý như lo lắng sợ sệt, buồn chán. Lúc này, bạn nên bế trẻ vào lòng. Bế chính là hành động hiệu quả nhất mang lại cảm giác an tâm cho trẻ. Vuốt tóc, xoa đầu, hôn má trẻ, mỉm cười với trẻ....đều là những cử chỉ tạo cho trẻ cảm giác yên tâm. Mặc kệ trẻ ẽ khiến trẻ sinh ra cấu giận dữ dội Khi vì lí do nào đo, ta không bế trẻ lên ngay, ta ẽ thây tiêng khoc của chúng trở nên gay gắt hơn. Cảm xuc của trẻ lúc đó chinh là sự cáu giận. Khi bạn để mặc kệ trẻ, trẻ sẽ càng cau giận dữ dội. Nhưng hầu như mọi người lại không hề biết việc mình mặc kệ trẻ sẽ làm trẻ bực tức nhiều đến thế nào. Ngược lại vơi "yêu thương" không phải là "căm ghét" mà là ự "vô cảm", "không quan tâm". Đằng sau sự "căm ghét" vẫn còn tình cảm, nhưng sau sự "vô cảm" thì không có gì cả. Khi nghiên cứu về vân đề ngược đãi trẻ em, người ta cho biêt rằng mức độ tức giận ở trẻ em bị bỏ mặc cao không kem gì mức độ tức giận ở trẻ bị đanh đập. Có trường hợp, sự tưc giận đó của trẻ bị tích tụ lâu dài đã biên thành những hành vi sai trái, bạo lực.... Chương 2 còn tiếp
Ðề: Nuôi dậy con kiểu Nhật Bản mình luôn vote thật nhiều cho cách nuôi con của Nhật. Từ thực đơn ăn uống, cách chế biến món ăn đến cách dạy dỗ con cái. Sự kiên trì, sáng tạo, nhẫn nại và hy sinh của các bà mẹ Nhật luôn xứng đáng để các bà mẹ khác trên thế giới này suy ngẫm và học tập. Thật tuyệt vời! Cảm ơn chủ shop
Ðề: Nuôi dậy con kiểu Nhật Bản em cũng hóng các phần tiếp theo. em đang cho con ăn dặm kiểu nhật, và rất muốn dạy con kiểu nhật. cảm ơn chủ thớt nhiềulắm ạ
Ðề: Nuôi dậy con kiểu Nhật Bản nhưng môi trường nhật nó khác môi trường vn các mẹ ơi. Nhà trường, bệnh viện, mức sống......đều khác hoàn toàn
Ðề: Nuôi dậy con kiểu Nhật Bản ui vui quá, được các chị hưởng ứng topic này đợt vừa rùi em hơi bận nên chưa kịp up tiếp. tối em up tiếp nhé P/S: em gõ máy tính nên nhiều chỗ sai chính tả (vì gõ ko nhìn bàn phím) mà bàn phím của em bị rít phím S, nên thỉnh thoảng sẽ thiếu dấu sắc . cac chị đọc thêm vào hộ em nhé
Ðề: Nuôi dậy con kiểu Nhật Bản CHƯƠNG 2 tiếp Thay vì lấy cáu giận trấn áp cáu giận, hãy bế trẻ lên, trẻ sẽ nhanh nón khóc hơn Khi trẻ nhỏ mới chớm cáu giận, nếu người mẹ để tâm, bế con lên ngay thì trẻ sẽ hết khóc, nhanh chóng trở lại tâm lý bình thường. Cho dù là trẻ làm loạn lên rồi, ta cũng không nên quát mắng trấn áp mà hãy bế trẻ lên, trẻ sẽ nín khóc nhanh hơn. TRẺ KHÓC HOÀI, KHÓC. MÃI MÀ VẪN KHÔNG ĐƯỢC BẾ NÊN ĐẾN LÚC NÀO ĐÓ ĐỨA TRẺ SẼ TỰ NÍN. NHƯNG ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ TRẺ TRỞ NÊN NGOAN NGOÃN KHÔNG QUẤY KHÓC NỮA , MÀ TÂM HỒN TRẺ BẮT ĐẦU BỊ TỔN THƯƠNG Nếu tình trạng trẻ giận dữ, gào khóc vẫn không được bế kéo dài mãi, đến một lúcnaof đó trẻ sẽ không khóc nữa, nhưng sau đó trẻ sẽ chuyển sang trạng thái trơ lì cảm xúc. Việc trẻ không quấy đòi nữa thực chất là trạng thái trẻ đã chôn chặt mong muốn được làm nũng mẹ vào lòng mình. Và trẻ đã khiến cho cả nỗi buồn, cả sự tức giận chôn sâu vào vùng vô thức của mình. Nói cách khác, bé trở thành " em bé trầm lặng". Đây là tình trạng đáng lo ngại. Nhìn bề ngoài trẻ là đứa bé ngoan vì không phải chăm sóc nhiều, đơn giản, dễ tính, ít khóc, ít cười....Nhưng thực ra trong tâm hồn trẻ đã bị tổn thương trầm trọng. Tình trạng này nếu để kéo dài cho tới lúc trẻ lớn lên, trẻ sẽ có những biểu hiện tâm lý bất thường. Vì vậy, nói gì thì nói, trong thời kỳ trẻ còn bé, việc gần gũi, âu yếm, ôm ấp, bế ẵm trẻ vẫn là quan trọng nhất. CÓ NHỮNG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI MẸ RƠI VÀO HOÀN CẢNH CỐ GẮNG THẾ NÀO CŨNG KHÔNG THỂ YÊU THƯƠNG BÉ ĐƯỢC. NẾU RƠI VÀO HOẢNH CẢNH ẤY, NGƯỜI MẸ KHÔNG CẦN THIẾT PHẢI TỰ TRÁCH MÌNH. Cũng có trường hợp trong thâm tâm, dù người mẹ rất yêu thương con nhưng ko thể thể hiện tình yêu đó bằng hành động. Đó không phải do người mẹ " không vó tình mẫu tử" mà thường do người mẹ bị suy kiệt về mặt tinh thần vì thiếu sự hỗ trợ của người xung quanh hoặc bản thân gặp khó khăn trong việc nuôi con. Vì vậy, cần thay đổi tình thế bằng cách nhờ trợ giúp của gia đình, địa phương hay các trường mầm non. Người bố, người mẹ không cần thiết phải tự trách mình không đủ tình yêu thương con, hay mình không có tư cách làm cha làm mẹ. Chỉ cần bố mẹ bé thấy yên tâm khi nhận được sự giúp đỡ kịp thời nêu trên, nhất định họ sẽ nuôi dưỡng được tình cảm dành cho con cái mình. CHƯƠNG 3(e up sau nha)
Ðề: Nuôi dậy con kiểu Nhật Bản Em hi vọng topic sẽ là nơi nhận được sự chia sẻ của các chị để nuôi dưỡng bé khỏe mạnh tự tin khi lớn lên