Nuôi dạy trẻ nhạy cảm

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi liti85, 19/5/2009.

  1. liti85

    liti85 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/2/2009
    Bài viết:
    1,257
    Đã được thích:
    857
    Điểm thành tích:
    723
    Nuôi dạy trẻ nhạy cảm

    Trẻ em có khuynh hướng diễn giải và phản ứng lại các sự việc theo cách khác nhau tùy theo tính khí của chúng. Những trẻ nhạy cảm thường hay động lòng trắc ẩn, sáng dạ, sáng tạo và giàu trí tưởng tượng.

    Song, những trẻ này lại hay gặp khó khăn khi bị stress và dễ bị rơi vào cảm giác lo lắng, khắc khoải.
    Mỗi đứa trẻ là một cá nhân độc lập và chúng ta nên chấp nhận tính cách “trời sinh” của chúng. Tuy nhiên, đối với các trẻ nhạy cảm, các bậc cha mẹ nên dạy chúng cách xử lý các tình huống căng thẳng theo cách thức lành mạnh và có hiệu quả.

    1. Giúp đỡ trẻ hay cho chúng quyền tự quyết:
    Khi trẻ bước vào độ tuổi đến trường, chúng sẽ phải tiếp xúc với nhiều bạn bè cũng như thầy cô giáo khác nhau, những người không dễ thay đổi cách xử sự để thích nghi với tính khí của con chúng ta. Điều này sẽ khiến những trẻ nhạy cảm trở nên tức giận và lo lắng. Có những lúc chúng ta phải can thiệp vào và giúp đỡ trẻ, nhưng cũng có những lúc chính trẻ phải học cách tự giải quyết vấn đề của chúng.

    Bất cứ lúc nào có thể, cha mẹ hãy thử cho trẻ quyền tự giải quyết các việc liên quan đến bản thân. Nếu cha mẹ nhảy vào can thiệp quá sớm, chẳng khác nào chúng ta ngụ ý rằng trẻ thật vô dụng và những điều xảy ra với trẻ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng. Cho rằng mình vô dụng chẳng khác nào trẻ đã đầu hàng về mặt tinh thần.
    Hãy nhớ rằng ngay cả khi cha mẹ tỏ ý giúp đỡ trẻ, việc giải cứu nhìn chung biểu hiện chúng ta thiếu tin tưởng vào bản thân trẻ, đồng thời củng cố thêm ý nghĩ trong đầu trẻ rằng chúng thiếu khả năng giải quyết những tình huống khó khăn.

    2. Trẻ nhạy cảm thường mong muốn làm vừa lòng người khác:
    Những trẻ nhạy cảm thường đặc biệt dễ bị tổn thương bởi những hành động hay lời nói của những người khác. Trong khá nhiều trường hợp, trẻ nhạy cảm đã đánh mất sự hồn nhiên của tuổi thơ khi chuyện này xảy ra. Thay vì vô tư và tiếp xúc với thế giới bên ngoài một cách vui vẻ và không chút gò bó, những trẻ nhạy cảm lại tỏ ra quá e dè, ngại ngùng và bắt đầu lo lắng về việc người khác nhìn và phản ứng với chúng ra sao.

    Chúng thường cố gắng “đọc” ý nghĩ của người lớn hay nhóm đàn anh mỗi khi lo lắng xem những yêu cầu của chúng sẽ được chấp nhận hay bị từ chối. Trẻ nhạy cảm không thể tận hưởng những niềm vui hiện tại vì bận nghĩ xem chúng sẽ được khen hay sẽ bị phản ứng lại ra sao.

    3. Hãy dạy trẻ tâm niệm rằng: “Gậy và Đá sẽ làm xương tôi gẫy, nhưng lời nói sẽ chẳng bao giờ làm tổn thương tôi được”:
    Làm cha mẹ, hẳn là chúng ta sẽ rất buồn khi thấy con mình bị tổn thương bởi những lời nhận xét thiếu suy nghĩ và thô lỗ. Quả là một thử thách khi dạy những đứa con có tính nhạy cảm của mình không nên quá để tâm đến các lời nói gây tổn thương rồi sinh ra buồn bã; chúng sẽ phải đối mặt với vấn đề này rất nhiều lần trong suốt cuộc đời.

    Những trẻ nhạy cảm có những suy nghĩ rất lạ, và sự nhạy cảm của chúng là một phần tạo nên tính dễ động lòng trắc ẩn, dễ đồng cảm, và yêu thương. Chúng ta không muốn thay đổi bản tính của trẻ, nhưng đồng thời cũng không muốn thấy chúng quá dễ bị tổn thương trước những nhận xét hay hành động thô lỗ và vô tâm.

    4. Hãy thực hành những gì bạn dạy chúng:
    Trẻ nhạy cảm thường có ba hay mẹ cũng thuộc loại hay nhạy cảm. Nếu bản thân cha hay mẹ nhạy cảm quá mức đối với những lời nói hay hành động xem thường hay những nhận xét thiếu suy nghĩ hoặc thô lỗ, hãy cố gắng thay đổi cách phản ứng của mình. Con bạn đang nhìn và học từ bạn đấy!

    5. Giúp trẻ hiểu rằng những trẻ không hạnh phúc có thể trở nên những trẻ độc ác và tàn nhẫn:
    Hãy bắt đầu dạy trẻ rằng những gì người khác nói có liên quan đến chính họ nhiều hơn là liên quan đến trẻ. Từ khi học tiểu học, trẻ có thể hiểu rằng người ta đôi lúc nói những lời không đáng nói chỉ vì họ không cảm giác hạnh phúc hay đang chán nản với chính bản thân họ.

    6. Dạy trẻ “rút những mũi tên tẩm độc ra”:
    Dạy trẻ rằng những lời nói gây tổn thương cũng giống như những mũi tên tẩm thuốc độc và trẻ cần phải rút những mũi tên này ra càng nhanh càng tốt trước khi chất độc thấm vào da thịt chúng. Hãy tạo thói quen nói câu “tên độc” hay “rút vòi ong vò vẽ ra nào” mỗi khi có ai đó nói những lời không hay khi gây tổn thương cho chúng ta, và hành động như thể chúng ta đang rút mũi tên độc hay vòi ong chích ra khỏi da. Hãy dạy con bạn thực hành theo ba mẹ.

    7. Dạy trẻ cách thư giãn và tự kiềm chế cơn giận:
    Trẻ sẽ trở nên kiên cường và đối phó hiệu quả hơn trước những tình huống căng thẳng khi chúng giữ được tâm trí tĩnh lặng, thư giãn.
    Theo TTO
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi liti85
    Đang tải...


Chia sẻ trang này