Nuôi Tôm Thẻ Và Tài Chính

Thảo luận trong 'Tài chính gia đình' bởi Cùng Nuôi, 20/12/2021.

  1. Cùng Nuôi

    Cùng Nuôi Thành viên tập sự

    Tham gia:
    20/12/2021
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    1.Chọn vị trí xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng
    Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng trước hết cần tìm kiếm, nghiên cứu địa hình để xây dựng ao bao gồm: vị trí hồ, nguồn cung cấp nước đến hồ, nguồn điện cung cấp, đất đai, giao thông, di chuyển thuận lợi, ưu tiên vị trí đất cao ráo, thoáng,…

    2.Tiến hành xây dựng
    • Thiết kế hệ thống ao nuôi
    Hệ thống ao nuôi theo quy trình nuôi tôm có thể theo tỉ lệ 1-3-1 như sau: 1 ao lắng, 3 ao nuôi, 1 ao xử lý nước thải được thiết kế theo diện tích của hồ.

    • Ao Ương
    Tùy vào điều kiện thời tiết, chất lượng mỗi mùa khác nhau mà nên có ao ương hay không, bà con có thể thả trực tiếp hoặc thả ương rồi thả vào nuôi.

    [caption id="attachment_583" align="aligncenter" width="533"][​IMG] Thiết kế ao nuôi[/caption]
    • Ao Nuôi
    Tùy diện tích đất bà con có mà thiết kế ao nuôi, tỉ lệ diện tích ao thông thường là: diện tích 1.500 – 3.000 m2, bờ ao 2 – 2,5 m, mức nước 1,4 – 2 m. Ao nuôi là hình vuông hoặc chữ nhật, góc ao nên bo tròn. Rào lưới bao quanh để tránh các loài kí sinh gây bệnh. Đáy ao phải phẳng và nghiêng về cống thoát(siphong). Bờ ao nên lót bạt để chống xói lở, hạn chế rò rỉ.

    3.Chuẩn bị ao nuôi
    3.1 Cải tạo ao
    • Ao nuôi
    – Bước 1: Tháo cạn nước ao nuôi, dọn dẹp đáy ao, loại bỏ các kí sinh gây hại. Gia cố bờ ao, lót bạt bờ ao để chống xói lở và hạn chế bị rò rỉ. Rào lưới xung quanh để tránh các loài kí sinh gây bệnh từ bên ngoài. Tùy vào bà con có điều kiện chi phí nuôi tôm thẻ chân trắng mà đáy ao có thể lót bạt nhằm hạn chế nước đục, nâng cao độ hòa tan của ôxy giúp tôm tăng trưởng tốt hơn, an toàn hơn.

    – Bước 2: Bón vôi đá (CaO) làm sạch ao.(Bà con tham khảo: cách sử dụng vôi trong nuôi tôm thẻ)

    Sau khi bón vôi đá, tùy vào chất đất mà có thể bón thêm vôi nông nghiệp (CaCO3) hoặc vôi Dolomite. Có thể bổ sung khoáng vi lượng làm tăng độ kiềm đối với ao nuôi lâu năm, nghèo dinh dưỡng và dễ gây màu nước.

    [caption id="attachment_582" align="aligncenter" width="533"][​IMG] Xử lý ao nuôi[/caption]
    – Bước 3: Phơi đáy ao 5 – 7 ngày đến khi nứt chân chim thì lấy nước. Đối với những ao nuôi không phơi được: bơm cạn nước, dùng máy cào chất thải về góc cuối ao, bơm chất thải vào ao chứa thải, sau đó bón vôi với liều lượng như Bước 2. Sau đó phải cấp nước vào ao ngay hôm sau để tránh xì phèn.

    – Đối với ao mới: Ngâm rửa đáy ao 2 – 3 lần rồi xử lý.

    • Ao lắng
    Ao lắng cũng giống như ao nuôi nhưng thông thường ao lắng sẽ có diện tích lớn hơn nên mức độ sẽ dày hơn theo diện tích ao nuôi.

    3.2 Nguồn nước và xử lý nước
    – Bước 1: Cung cấp nước vào ao lắng (qua túi lọc), xử lý và để lắng 3 – 5 ngày.

    – Bước 2: Cấp nước từ ao lắng qua ao nuôi (qua túi lọc) đạt 1,3 – 1,4 m; chạy quạt liên tục 3 ngày cho trứng và giáp xác nở.

    – Bước 3: Xử lý Chlorine nồng độ 30 ppm (30 kg/1.000 m3 nước) hoặc TCCA 20 ppm (20 kg/1.000 m3 nước) vào buổi tối để diệt tạp, diệt khuẩn.

    – Bước 4: Xử lý EDTA liều 2 – 3 kg/1.000 m3 nước để khử kim loại nặng và độ cứng nước ao.

    Chạy quạt liên tục trong thời gian xử lý nước để phân hủy dư lượng Chlorine có trong ao.

    3.3 Tạo màu nước
    – Có thể gây màu nước bằng mật đường + cám gạo + bột đậu nành (tỷ lệ 3:1:3) ủ trong 12 giờ. Liều lượng 3 kg/1.000 m3 nước ao, tạt liên tục 3 ngày vào 9 – 10 giờ sáng kết hợp với vôi Dolomite 10 – 15 kg/m3. Khi nước ao chuyển sang màu tảo khuê (vàng hay nâu nhạt) hay xanh vỏ đậu thì dùng 3 kg mật đường/100 m3 nước kết hợp cấy men vi sinh rồi thả giống.

    – Đối với ao khó gây màu nước, hay màu nước không bền, nên bổ sung các thành phần khoáng, kết hợp sử dụng dây xích kéo đáy 2 lần/ngày.

    – Kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố môi trường trước khi thả tôm: pH 7,5 – 8,5 (dao động trong ngày không quá 0,5); độ kiềm: 120 – 180 mg/l; độ mặn 5 – 25‰ (tốt nhất > 5‰); độ trong 30 – 40 cm; NH3 < 0,1 mg/l; H2S < 0,03 mg/l; hàm lượng ôxy hòa tan > 5 mg/l.

    Chạy quạt thường xuyên nhằm kích thích tảo phát triển.

    4.Quạt nước
    Vị trí đặt cách bờ 1,5 m. Khoảng cách giữa hai cánh quạt 40 – 60 cm, lắp so le nhau. Tùy theo hình dạng ao mà bố trí cánh quạt nước tạo được dòng chảy tốt nhất, nếu mật độ nuôi > 60 con/m2 cần lắp đặt thiết bị cung cấp ôxy đáy để đảm bảo đủ nhu cầu ôxy cho tôm nuôi.

    Quản lý ôxy hòa tan. Hệ thống cung cấp ôxy cho tôm chủ yếu dùng cánh quạt nhựa và quạt lông nhím (quạt muỗng). Trong ao nuôi nếu kết hợp được cả hai loại cánh này theo tỷ lệ 1:1 là tốt nhất vì tạo dòng chảy tốt để tạo vùng cho ăn và sinh hoạt sạch cho tôm, tăng khả năng cung cấp ôxy hòa tan.

    [caption id="attachment_584" align="aligncenter" width="533"][​IMG] Quạt nước[/caption]
    5.Chọn giống theo quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng
    – Chọn giống. Chọn con giống ở các cơ sở có uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Có thể chọn bằng cảm quan hoặc qua xét nghiệm. Bà con tham khảo(cách chọn giống tôm thẻ chân trắng)

    – Thả giống. Thả ương với mật độ 600 – 1.000 con/m2. Mật độ thả nuôi: 30 – 80 con/m2. Chạy quạt trước khi thả giống khoảng 6 giờ để đảm bảo lượng ôxy hòa tan đạt 5 mg/l trở lên. Thuần tôm 30 phút rồi thả. Thả lúc sáng sớm hoặc chiều mát và theo hướng trên gió.

    6.Quản lý, chăm sóc ao nuôi
    6.1 Cho ăn
    Tùy điều kiện của từng hộ nuôi mà cho ăn theo phương pháp thủ công hoặc lắp đặt thiết bị máy cho ăn tự động nếu nuôi với mật độ cao.

    Khi tôm 15 ngày tuổi, tiến hành đặt sàn ăn và khi tôm 25 ngày tuổi thì điều chỉnh lượng thức ăn thông qua thời gian ăn hết thức ăn trong sàn.

    Cho 4 – 5 lần/ngày. 6h30: 25% thức ăn; 10h: 30% thức ăn; 14h: 30% thức ăn; 16h: 15% lượng thức ăn.

    6.2 Quản lý môi trường ao nuôi
    – Kiểm tra pH, độ trong 2 lần/ngày vào lúc 7h và 15h, kiểm tra độ kiềm, NH3 3 ngày/lần để điều chỉnh cho phù hợp.

    – Trong quá trình sinh trưởng, tôm cần rất nhiều khoáng, do đó nên duy trì độ kiềm 120 mg/l trở lên bằng cách sử dụng vôi CaCO3 hoặc Dolomite và thường xuyên bổ sung khoáng cho ao nuôi vào ban đêm 3 – 5 ngày/lần giúp tôm nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loạt.

    – Định kỳ 7 – 10 ngày/lần cấy vi sinh để tăng cường mật độ vi khuẩn có lợi trong ao nuôi hoặc 7 – 10 ngày/lần diệt khuẩn ao nuôi kết hợp cấy men vi sinh trở lại sau 48 giờ. Hạn chế lấy nước vào ao nuôi, khi cần thì lấy nước vào ao lắng rồi xử lý Chlorine liều 30 kg/1.000 m3 đến khi dư lượng Chlorine hết thì bơm vào ao nuôi (qua túi lọc), mỗi lần cấp khoảng 20% lượng nước ao nuôi, vào lúc trời mát.

    6.3 Quản lý sức khỏe tôm nuôi
    – Hằng ngày quan sát hoạt động bắt mồi và sức khỏe tôm trong ao, xem biểu hiện bên ngoài của tôm thông qua màu sắc, phụ bộ, thức ăn trong ruột… để có thể phát hiện sớm dấu hiệu bất thường. Nếu có dấu hiệu bất thường ở tôm thì có thể mang tôm đến phòng LAP để quan sát, phát hiện bệnh và điều trị theo mô hình nuôi tôm công nghệ cao.

    – Sử dụng 2 sàn trở lên để kiểm tra sức khỏe tôm nuôi và điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý. Định kỳ 7 – 10 ngày chài tôm để xác định tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, sức khỏe tôm cũng như trọng lượng, sản lượng tôm trong ao nhằm điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa đường ruột, khoáng chất cần thiết và có thể bổ thêm nhóm dinh dưỡng hỗ trợ giải độc gan trộn cho tôm ăn hằng ngày.

    7.Thu hoạch mùa vụ quy trình nuôi tôm
    Tùy vào thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng thường khoảng 90 ngày tuổi, tùy vào thời điểm giá cả thị trường, nhu cầu của người nuôi và chất lượng ao nuôi. Khi tôm ăn đạt trọng lượng 15 – 20 g/con thì thu hoạch. Bà con tham khảo về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh.

    Sau cùng, cungnuoi.com chúc bà con có mùa vụ bội thu !
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Cùng Nuôi
    Đang tải...


  2. HoaSen Group

    HoaSen Group Thủy sản - Nông nghiệp

    Tham gia:
    23/10/2024
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    bài viết bổ ích
     

Chia sẻ trang này