Thông tin: Ở Nhật, giáo viên chủ nhiệm đến thăm nhà từng học sinh

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi webmaster, 26/10/2008.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Tôi đang sống ở Nhật Bản và có một cháu học lớp 2, một cháu học lớp 1. Tình hình học tập của các con tôi cũng tương tự như con của chị Lê Hải Vân. Các cháu đến trường được học tập một cách đầy hào hứng và thú vị, và không muốn nghỉ học ngày nào.

    Tôi không miêu tả kỹ càng về cách dạy, chương trình ở Nhật vì cũng không khác gì mấy so với những điều chị Vân kể. Nhưng thực sự tôi muốn nói rằng tôi rất thông cảm và muốn chia sẻ những nhọc nhằn của các phụ huynh ở Việt Nam.

    Ở Nhật Bản, sau giờ học, về nhà các cháu chỉ vui chơi là chính, hoặc tham gia các hoạt động khác theo ý muốn của mình. Các cháu có thể đến nhà nhau, ra công viên gần nhà để chơi (ở Nhật, hầu như khu dân cư nào cũng có công viên nhỏ có cầu trượt, bập bênh, thú nhún, xích đu, bãi cát, bãi cỏ rộng...) hay đến Nhà thiếu nhi. Nếu các cháu có cả bố và mẹ đi làm thì sau giờ học sẽ được thầy cô ở Nhà học tập đến đón về trông nom để hết giờ làm bố mẹ đến đón về.

    Mỗi năm một lần vào đầu năm học, thầy cô chủ nhiệm sẽ đến thăm nhà của từng học sinh (mỗi học sinh chỉ 15 phút) để hiểu hơn về hoàn cảnh mỗi em và lắng nghe tiếng nói của phụ huynh một cách thiết thực. Giữa cá nhân mỗi phụ huynh và giáo viên không có mối quan hệ gì quá đặc biệt, chúng tôi không bao giờ đến nhà giáo viên và giáo viên không được phép nhận quà cáp gì từ cá nhân phụ huynh nào.

    Chúng tôi không phải cho con đến nhà giáo viên để phụ đạo thêm. Ở Nhật, hệ thống trường có chức năng dạy bồi dưỡng kiến thức thêm cho học sinh là một hệ thống các trường có tư cách pháp nhân và hoàn toàn độc lập với hệ thống các trường học chính ngạch, giáo viên cũng hoàn toàn khác biệt, độc lập chứ không phải vừa là giáo viên dạy chính ngạch lại vừa dạy thêm ở nhà như Việt Nam.

    Việc học thêm hay không và học ở đâu là tùy mỗi học sinh và phụ huynh quyết định. Tôi thấy ở Việt Nam mình, các cháu buộc phải học thêm quá nhiều cho dù thực lòng phụ huynh và học sinh chắc gì đã muốn.

    Điều "quan trọng" nữa là chúng tôi không phải đóng góp nhiều khoản "tự nguyện" như ở mình. Tiền ăn hàng tháng đã ấn định, tháng nào học đầy đủ thì đóng cả tháng, nếu không thì đóng 1/2 tháng. Hằng tháng, chúng tôi chỉ đóng góp thêm khoản rất nhỏ để bổ sung giáo cụ học tập ở trường, ngày đóng góp và số lượng được nêu rõ trong lịch hoạt động của tháng.

    Mỗi em được trường chuẩn bị cho một phong bì trên có đề ngày tháng, nội dung góp, góp bao nhiêu, chữ ký của giáo viên và phụ huynh. Đến ngày đóng góp, giáo viên phát phong bì đó cho học sinh, về nhà chúng tôi cho tiền vào phong bì và học sinh lại đưa đến trường. Vì thế, chuyện tiền nong rất là công khai cả học sinh, phụ huynh và giáo viên đều biết.

    Số tiền chi cho việc học tập ở trường không lớn, có thể nói là không hề là gánh nặng hay nỗi lo cho bất cứ ai. Bình quân mỗi tháng kể cả tiền ăn trưa, chúng tôi chỉ đóng chưa đến 5000 Yen (chừng 750.000 đồng). Sau mỗi kỳ, giáo viên phải báo cáo thu chi cụ thể. Cuối năm học, tập thể phụ huynh đóng góp mỗi người chừng 100 Yen (15.000 đồng) để mua bó hoa, làm một cuốn album hình ảnh và lưu bút của mỗi em học sinh để kỷ niệm cô giáo, thầy giáo chủ nhiệm.

    Chúng tôi được tham gia nhiều hoạt động của các con ở trường để hiểu về tình hình các cháu. Mỗi học kỳ, phụ huynh sẽ đến dự giờ học của các cháu có thể hai hay một lần và cũng họp phụ huynh một hai lần. Khi họp phụ huynh, mỗi người sẽ nói về những điểm yếu, mạnh của con mình, lo lắng, băn khoăn cũng như báo cáo về sự trưởng thành của các cháu.

    Ngoài ra, trường còn tổ chức các lễ hội, hoạt động thể thao... để các bố, mẹ cùng tham gia nhằm tăng cường hiểu biết và thân thiện với nhau hơn. Ở trường, còn có tổ chức của các ông bố để phối hợp tổ chức các hoạt động.

    Mỗi lớp có ban đại diện phụ huynh nhằm phối hợp với nhà trường để tổ chức các sự kiện trong năm, mỗi năm, phụ huynh thay phiên nhau làm. Các đại diện này sẽ điều phối phụ huynh mỗi lớp để tổ chức thành công các sự kiện vì mỗi sự kiện đều cần phụ huynh tham gia phối hợp cùng tập thể giáo viên.

    Giáo viên sẽ luân chuyển giữa các trường và thường thì 3 năm một lần giáo viên sẽ thay đổi nơi dạy.

    Ở Việt Nam, có một điều nữa tôi thấy đau lòng là nhiều thầy cô cư xử không mẫu mực ngay trước mặt học sinh và với học sinh, còn vấn đề thầy cô đánh học sinh thì mọi người chắc ai cũng biết. Bạn tôi, một cô giáo ở miền Trung còn kể rằng, các cô giáo kháo nhau: "Bọn em có cách đánh (học sinh) mà không để lại dấu vết...". Điều này đối lập với ở Nhật Bản.

    Mong sao, ngành giáo dục nước nhà có những cải cách để việc học trở nên vui thú với các cháu, nhẹ nhõm với bố mẹ và thực sự hữu ích để ai ai cũng muốn đến trường. Một lần nữa xin được chia sẻ với các bé, các phụ huynh.

    Hồng Hà
    Nguồn: VnExpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


  2. hoangsa2189

    hoangsa2189 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/2/2008
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Bắt nạt nhau ở trường

    Chào cả nhà, tôi cũng có con gái đang học lớp 2 tiểu học ở Nhật. Đọc bài thông tin Ở Nhật, giáo viên chủ nhiệm đến thăm từng nhà học sinh, tôi thấy hoàn toàn chính xác. Song, tôi muốn được các phụ huynh cũng có con đi học ở Nhật chỉ bảo thêm về việc bọn trẻ bắt nạt nhau ở trường thì xử lí ra sao.
    Con gái tôi học rất được, chữ viết đẹp, học kì nào cũng được bằng khen, lúc của trường, lúc của thành phố. Cháu khéo tay và rất chăm chỉ. Hầu như hôm nào về con cũng khoe là được cô giáo khen, cô giáo lấy bài viết của con làm mẫu cho các bạn khác, giờ học nhạc thì được đỗ ngay từ lần kiểm tra đầu tiên... Nói chung là tôi rất yên tâm vì cháu đi học rất vui, về kể nhiều chuyện trường, chuyện các bạn.
    Nhưng từ đầu tháng này, con gái tôi hay kể về bạn gái ngồi sau con, cùng 1 tổ. Bạn ấy hay nhìn bài của con, bạn ấy trả bài cho con mà không đưa tận bàn mà vứt toẹt xuống đất, bạn ấy túm áo không cho đi nhanh hơn, nhặt bút chì rơi cho bạn ấy thì bạn ấy bảo *đừng có sờ vào đồ vật của người khác*... Con gái tôi đã bị bạn ấy bắt nạt theo cách đó. Hôm qua thì bạn đó tranh chỗ đứng của con, không cho con làm nhiệm vụ xới cơm cho các bạn khác...
    Không biết sau này còn có chuyện gì nữa không.
    Ông bà nội cháu và chồng tôi đều nghĩ là con mình được cô giáo khen nhiều, làm bạn ấy ghen tức. Nếu đúng thế thì khổ thân con tôi quá, con tôi rất nỗ lực học mới được như thế, thì lại bị bạn ghen tị bắt nạt thế này.
    Tôi đang rất bí với việc xử lí chuyện này. Có phụ huynh nào có ý hay, chỉ bảo giúp tôi với!
     
    architect thích bài này.
  3. RedMoon

    RedMoon Thành viên mới

    Tham gia:
    13/12/2008
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Có câu: Vĩ nhân thường đơn độc :)
    Em nghĩ là trẻ con mà, chuyện chúng ganh tị với nhau là chuyện thường, ở trường nào cũng vậy, quốc gia nào cũng thế. Cái quan trọng là mình làm sao chỉ con mình không quá bi quan với những điều đó. Các con vẫn còn tuổi ăn, chơi, học hành và kết bạn mà. Con, em mới chỉ có 1 đứa mà cũng mới chỉ học nhà trẻ nên em chưa có kinh nghiệm gì cho vụ này cả. Em chỉ muốn chia sẻ chút suy nghĩ của em với mẹ nó. Bản thân em ngày xưa đi học cũng bị bắt nạt nhiều lắm :( Nhưng một ngày hai ngày lại cũng vẫn chơi với cái bạn hay bắt nạt mình ^^
    Em không biết ở Nhật thì thế nào, chứ kinh nghiệm bản thân em thì hồi đó thỉnh thoảng mẹ em lại tới nói với cô giáo việc em bị bát nạt. Cô giáo nạt lại mấy bạn đó, thế là em còn bị bắt nạt thêm...vì cái tội dám làm tụi nó bị mắng :p
     
    architect thích bài này.
  4. hoangsa2189

    hoangsa2189 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/2/2008
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Cảm ơn RedMoon, câu nói rất hay. Tiếng Nhật thì người ta bảo *đinh chồi hay bị đập*.
    Không dám nhận con mình là *vĩ nhân* đâu, chỉ là phỏng đoán chủ quan của gia đình là có thể do con mình được cô giáo để ý quá, làm các bạn cũng *để ý* theo.
    Hôm nay con về kể rằng bạn đó không chành chọe, con cũng xúc được cơm vào đĩa cho các bạn khác trong lớp rồi. Thở phào 1 cái.
    RedMoon nói đúng đấy, mình mà nói với cô giáo, cô giáo mà lưu ý bạn đó, có khi con mình càng bị bạn đó ghét hơn.
    Buổi họp phụ huynh chiều nay, mình gặp và nói chuyện vui vẻ với mẹ của bạn đó, như không có chuyện gì xảy ra, mình nghĩ, nếu các mẹ vui vẻ với nhau, các con cũng sẽ thân thiết nhau hơn. Một mặt, mình nhìn thấy bạn đó thì mình cười và bảo bạn đó *chào, cháu có mái tóc dài đẹp ghê, lại còn biết tự cắp tóc nữa*. Không biết thịnh tình của bạn đó với con gái mình có thay đổi không. Hi vọng là có! Ở nhà, mình cũng không tỏ ý tức tối bạn đó trước mặt con gái nữa. Mình sợ là con mình càng ấn tượng xấu với bạn đó hơn, sẽ càng bị để ý hơn. Mình vẫn an ủi con làm đúng việc của mình, và chan hòa với bạn ấy. Nếu con làm được thế thì mừng quá.
     
    architect thích bài này.
  5. hoangsa2189

    hoangsa2189 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/2/2008
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Cả nhà ạ, thở phào một cái. 1 tuần nay đi học về, con gái tôi không khóc vì bạn chành chọe nữa. Lại còn khoe là bạn gái đó nhường chỗ cho con, chia việc cho con (con được phát sữa tươi cho các bạn, được rửa hộp sữa sau khi uống xong). Tạm thời đánh giá tôi đã làm đúng được 1 việc, khen và thân thiện với bạn đó, hơn là chỉ trích bạn đó.
     
    mecumit08 thích bài này.
  6. canh cut xinh

    canh cut xinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/4/2007
    Bài viết:
    1,026
    Đã được thích:
    120
    Điểm thành tích:
    103
    Đây là những điều chúng ta đang hướng tới bởi tôi tin rằng, thời NB là một nước đang phát triển, họ cũng giống như ta bây giờ.

    Vậy nên, nếu bên cạnh những bài mô tả về những thành tựu trong giáo dục của các nước đang phát triển, có những bài phân tích vì sao họ làm được như thế thì điều chúng ta hướng tới sẽ sớm trở thành hiện thực hơn chăng? Rất mong các chị chia sẻ.
     
    chien85 thích bài này.
  7. Tô-Mô-Ê

    Tô-Mô-Ê Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    23/3/2009
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    Cái vụ 15 phút thăm nhà của GV chủ nhiệm này ở Nhật là có thật 100%. Không riêng gì các nhà trẻ tư mà con mình trước đi nhà trẻ công cũng thế. Ngay cả trẻ mấu giáo bé thì cô chủ nhiệm, tiếng Nhật gọi là tanto cũng phải đến thăm nhà. Mục đích là họ muốn: tìm hiểu gia cảnh của phụ huynh (có bố mẹ hay chỉ bố hoặc mẹ đơn thân), đưa ra lời khuyên về cách xếp đặt đồ đạc trong nhà sao cho an toàn với trẻ khi ở nhà (các thiết bị điện, nồi cơm điện, nước nóng,...), thức ăn thức uống ra sao, cách đối xử của bố/mẹ với trẻ ra sao đã ổn chưa, và quan trọng là họ muốn lắng nghe xem phụ huynh có mong muốn gì khi gửi con đến nhà trẻ và mong cô giáo chăm sóc con như thế nào là tốt nhất. Ngoài ra thì mỗi phường nơi mình sống có 1 trung tâm ở đó cứ 2-3 tuần 1 lần các y tá sẽ giúp mình kiểm tra tình trạng sức khỏe cho trẻ, cố vấn cách nuôi dạy trẻ hoàn toàn free. Đi nhà trẻ công ở Nhật chỉ phải đóng khoảng 50 USD nhưng mỗi tháng chính phủ gửi vào bank cho 100 USD để trợ giúp nuôi trẻ. Mấy bác VN qua Tư bản cứ kêu hoài bọn tư bản đang chết mà sao lại nhân văn thế?
     
    Sửa lần cuối: 23/4/2009
    architect thích bài này.
  8. Bongxinhxinh

    Bongxinhxinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    9/11/2007
    Bài viết:
    1,579
    Đã được thích:
    309
    Điểm thành tích:
    123
    Ở Việt Nam thì đến bao giờ nhỉ?:confused:
     
  9. bao_map70

    bao_map70 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/4/2009
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    phải chi Vn mình được như vậy thì hay biết mấy ::):):):)( nếu mẹ bongxinhxinh hỏi chừng nào Vn được như vậy thì theo con nghỉ chắc sẽ ko bao giờ có đâu mẹ ơi :D:D
     
  10. Bảo Lân

    Bảo Lân Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/6/2008
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Em đồng ý với các mẹ đây đúng là 1 trong nhiều mơ ước của giáo dục Việt Nam.
    Nhưng trước hết các mẹ hãy cùng suy ngẫm mà xem:
    - thứ nhất: số lượng học sinh ở mỗi lớp của VN là bao nhiêu? ở Nhật là bao nhiêu? để cô giáo có thời gian đến thăm nhà của mỗi học sinh trong lớp, vì ở Vn em biết cũng có nhiều giáo viên đến thăm nhà của học sinh, thăm hỏi gia đình rất gần gũi và để quan tâm chia sẻ cách chăm sóc dạy bảo các con.
    - Thứ 2: Cho dù có yêu nghề mến trẻ đến đâu thì mỗi giáo viên Vn cũng vẫn phải bon chen lo lắng cho cuộc sống gia đình của mình như bao người khác, hết giờ làm việc cũng phải hối hả chen vào dòng xe cộ tắc nghẽn để về nhà lo cho cuộc sống gia đình, đấy là chưa kể đến những cô có con nhỏ thì còn bận bịu hơn nhiều.
    Chung quy cũng chỉ tại đời sống xã hội, cơ chế, chính sách của mỗi nứoc có sự khác nhau, mà ở Vn các cô giáo chưa có điều kiện để thực hiện nhiều mong ước và hoài bão của mình thôi.
    Em có vài suy nghĩ như vậy mong các mẹ bỏ qua nếu có gì ko phải!
     
    meduyphongarchitect thích.
  11. Mẹ Minie

    Mẹ Minie Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    2/6/2009
    Bài viết:
    2,307
    Đã được thích:
    568
    Điểm thành tích:
    773

    Em vô cùng đồng ý với ý kiến của mẹ nó.
    Thử so sánh hệ thống giáo dục công lập của VN với các trường quốc tế cũng ở VN (do giáo viên nước ngoài đứng lớp và GV trợ giảng VN), dù chúng ta biết sẽ là khập khiễng khi thực hiện phép so sánh.
    1. GV trường QT được đào tạo ở nước ngoài, tiền lương trả cho họ cao --> học phí học sinh đóng nhiều
    2. GV trường công lập cũng được đào tạo bài bản, dạy trường công lập: chưa đủ trang trải cho cuộc sống gia đình (như chúng ta thường thấy trên các báo đài)--> học phí học sinh đóng vào các trường này k nhiều bằng
    3. HS trường QT k phải học thêm, HS công lập học thêm đủ các môn dù kiến thức ở 2 hệ thống có giá trị như nhau
    ... còn nhiều nữa nếu ta so sánh tiếp, nhưng thực sự khó và không biết bao lâu thì tình hình GD hiện tại thay đổi. Nhưng theo mình biết thì vẫn có các anh chị GV dù bận bịu chuyện gia đình, con nhỏ vẫn thu xếp đến nhà HS (dù là k đến nhà từng em) để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và trực tiếp gặp phụ huynh để trao đổi những khó khăn cụ thể khi em HS ấy gặp khó khăn trong học tập hoặc bất cứ khó khăn gì một khi anh/ chị GV ấy đã biết em HS ấy cần được giúp đỡ. Lương tâm của 1 người giáo viên không cho phép họ làm khác đi được .
    Em xin mạn phép trình bày thiển ý của em 1 chút thôi ạ
     
    Sửa lần cuối: 1/4/2010
  12. hạnhvy

    hạnhvy Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/5/2009
    Bài viết:
    1,005
    Đã được thích:
    296
    Điểm thành tích:
    123
    Thực ra thì chẳng riêng gì ở Nhật mà ở Vn m nghĩ cũng chẳng hiếm gv đến thăm nhà học sinh đâu,nhất là ở các tỉnh,vùng sâu vùng xa,các thầy cô thường hay đến thăm,tìm hiểu hoàn cảnh của các học sinh có hoàn cảnh khó khăn..Nhưng theo m các thầy cô chẳng cứ phải đến thăm nhà hs mới là tốt,còn ko đến thăm là ko quan tâm;mà có khi nếu chịu khó thăm nom quá nhất là trong hoàn cảnh hiện nay ở các tp lớn thì lại bị phụ huynh hiểu sai đi ấy chứ..Môi trường nào,ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu chúng mình chẳng nên đánh đồng tất cả các mẹ ạ.
    Mình thì chẳng phải là người lạc quan quá đâu,con gái sang năm cũng đi học rồi,cũng đang lo tìm trường tìm lớp cho con đau đầu lắm đây nhưng dù sao m vẫn rất hy vọng là con gái m sau này sẽ đc học với nhiều thầy cô giáo tuyệt vời như mẹ ngày xưa..
     
  13. chien85

    chien85 Thành viên mới

    Tham gia:
    6/5/2010
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Ở Mỹ họ gọi điện về cho gia đình. Mĩnh nghĩ như vậy là đủ. Ở Việt Nam các cô còn chạy kiếm ăn ngoài không có thời gian để thăm từng đứa 1. Thích kiểu mỹ hơn
     
  14. huyenpn1302

    huyenpn1302 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/3/2010
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    dạ, thêm 1 điều nữa em muốn chia sẻ là hiện giờ nước Nhật đang trong tình trạng lão hóa dân số, tức là người già thì nhiều mà trẻ con thì ít, vì thế nên đối với trẻ em cũng như đối với những gia đình có trẻ nhỏ thì họ ưu tiên là đúng rùi.
    VN mình còn nghèo, còn nhìu khó khăn mà, so sánh gì cũng thấy khập khiễng cả.

    Tình trạng học thêm thì ở VN mình cũng thế mà, nhiều trường điểm, phụ huynh lo cho con em quá hay là không có thời gian ở nhà chăm con thì cho các bé đi học thêm, chứ nhiều gia đình họ cũng để con cái ở nhà bố mẹ dạy đó thôi. Báo chỉ thình thoảng viết hơi quá lên thế đó ạ.
    Mẹ em cũng là giáo viên tiểu học, mặc dù không có chế độ đến thăm các em vào đầu năm học (vì những 40em/lớp, nhà rải rác khắp thành phố). nhưng bù lại, phụ huynh học sinh gần gũi với cô giáo lắm, có nhiều khi 11g 12g đêm còn điện thoai cho cô giáo vì con em mình không chịu đi ngủ. Hôm mẹ em bị bệnh, các em học sinh vào tận bệnh viện thăm, có em thấy cô giáo nằm trên giường bệnh thì òa lên khóc nức nở, tình cảm lắm.
    Em thấy ở đâu cũng vậy à, có cái tốt có cái không tốt, miễn sao vẫn có những thầy cô giáo, vẫn có những nhà trường dạy cho các em khôn lớn và biết sống tình cảm với mọi người, thế là được ạ.

    Song có 1 điều em thấy hâm mộ các em học sinh Nhật và cách giáo dục con em của người Nhật đó là tinh thần tự giác các chị ạ.
    Từ cấp 1 đã tự giác, tự giác vệ sinh cá nhân, tự giác đi xe điện đi học, tự giác nấu ăn (những món đơn giản), hay như chuyện đơn giản nhất là tự giác biết im lặng, không khóc mếu, chạy nhảy ồn ào nơi công cộng. Rất tuyệt ạ.
    Em chưa có con, nhưng nhất định sau này sẽ cố gắng dạy cho con cái tính tự giác đó.
     
  15. huyenpn1302

    huyenpn1302 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/3/2010
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    dạ, thêm 1 điều nữa em muốn chia sẻ là hiện giờ nước Nhật đang trong tình trạng lão hóa dân số, tức là người già thì nhiều mà trẻ con thì ít, vì thế nên đối với trẻ em cũng như đối với những gia đình có trẻ nhỏ thì họ ưu tiên là đúng rùi.
    VN mình còn nghèo, còn nhìu khó khăn mà, so sánh gì cũng thấy khập khiễng cả.

    Tình trạng học thêm thì ở VN mình cũng thế mà, nhiều trường điểm, phụ huynh lo cho con em quá hay là không có thời gian ở nhà chăm con thì cho các bé đi học thêm, chứ nhiều gia đình họ cũng để con cái ở nhà bố mẹ dạy đó thôi. Báo chỉ thình thoảng viết hơi quá lên thế đó ạ.
    Mẹ em cũng là giáo viên tiểu học, mặc dù không có chế độ đến thăm các em vào đầu năm học (vì những 40em/lớp, nhà rải rác khắp thành phố). nhưng bù lại, phụ huynh học sinh gần gũi với cô giáo lắm, có nhiều khi 11g 12g đêm còn điện thoai cho cô giáo vì con em mình không chịu đi ngủ. Hôm mẹ em bị bệnh, các em học sinh vào tận bệnh viện thăm, có em thấy cô giáo nằm trên giường bệnh thì òa lên khóc nức nở, tình cảm lắm.
    Em thấy ở đâu cũng vậy à, có cái tốt có cái không tốt, miễn sao vẫn có những thầy cô giáo, vẫn có những nhà trường dạy cho các em khôn lớn và biết sống tình cảm với mọi người, thế là được ạ.

    Song có 1 điều em thấy hâm mộ các em học sinh Nhật và cách giáo dục con em của người Nhật đó là tinh thần tự giác các chị ạ.
    Từ cấp 1 đã tự giác, tự giác vệ sinh cá nhân, tự giác đi xe điện đi học, tự giác nấu ăn (những món đơn giản), hay như chuyện đơn giản nhất là tự giác biết im lặng, không khóc mếu, chạy nhảy ồn ào nơi công cộng. Rất tuyệt ạ.
    Em chưa có con, nhưng nhất định sau này sẽ cố gắng dạy cho con cái tính tự giác đó.
     
  16. me_yeu_tina

    me_yeu_tina Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/5/2009
    Bài viết:
    1,243
    Đã được thích:
    293
    Điểm thành tích:
    123
    Đúng rùi, giờ ở VN họ cũng tiên tiến lên nhiều, nhất là trường tư thục, e thấy BMC e ở BGiag cũng có kể chuyện cho cháu học ở trường tư. Con chưa quen cô nên cô thường xuyên đến nhà chơi và thậm chí cho con ăn tối ấy.
     
  17. Axon_Edwards

    Axon_Edwards Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2008
    Bài viết:
    1,454
    Đã được thích:
    226
    Điểm thành tích:
    103
    Ở Mỹ lương các cô cao hơn. Còn ở VN lương các cô thấp quá.
     
  18. nhoc3tuoi

    nhoc3tuoi Banned

    Tham gia:
    1/10/2010
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Ở Nhật, giáo viên chủ nhiệm đến thăm nhà từng học sinh

    Mình cũng muốn con được hưởng một nền giáo dục toàn diện như vậy. Qua sách báo phim ảnh mình cũng thấy ở Nhật giáo viên họ sâu sát đến từng học sinh hơn. Hình như (cái này mình chỉ coi phim thôi) lên đến cấp 3 gì đó họp phụ huynh cũng là họp nói chuyện từng người với giáo viên luôn.
     
  19. konika

    konika Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/2/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Ở Nhật, giáo viên chủ nhiệm đến thăm nhà từng học sinh

    Nhưng mà ở Nhật lương giáo viên là bao nhiêu một tháng ạ?
    Lương em làm giáo viên chủ nhiệm mỗi tháng được hưởng phụ cấp là 700k (mới tăng chứ năm ngoái được có 550k). Số tiền đó được chi trả cho 9 tiết sinh hoạt chủ nhiệm một tháng, các đồng nghiệp của em bảo tiền đó chỉ đủ để gọi di động cho phụ huynh để trao đổi về các học sinh chưa chăm ngoan trong lớp.
    Nói thật là xã hội giờ cứ lên án việc giáo viên dạy thêm chứ bọn em không dạy thêm thì lấy gì đút vào miệng?
    12 năm phổ thông, 4 năm đại học, thêm 2 năm cao học nữa thành 18 năm mà lương ba cọc ba đồng. Bọn bạn em làm ngân hàng thu nhập 20M / tháng. Em 5M/ tháng thì đóng bảo hiểm xã hội hết 570k rồi (vì em dạy dân lập mà e dạy môn chính lương còn vào loại khá đấy ạ) trong đó hè và tết không đi dạy thì không có lương, chỉ có phụ cấp vài trăn nghìn đồng. Đến tết các cơ quan khác hết thưởng nọ đến thưởng kia, bọn em không có lương cho gần 2 tuần nghỉ tết + thưởng tết được khoảng 700k thì nên khóc hay cười. Em nghĩ trước khi các mẹ so sánh sự quan tâm của giáo viên ở Nhật thì cũng nên so sánh mức sống của giáo viên Nhật với giáo viên Việt nam. Nhiều lúc em chán nghề lắm vì mang tiếng lao động trí thức mà thu nhập thua lao động chân tay. Để đỡ chán thì em phải dạy thêm thôi ( e k ép ai học thêm nhé, nguyên tắc của em là không dạy thêm học sinh của mình ạ), mà dạy thêm rồi thì thời gian đâu đến thăm nhà học sinh nữa. Em sẽ không bao giờ cho con em theo nghề giáo viên đâu, ở thời này nghề giáo viên ở Việt Nam thật bạc bẽo.
     

Chia sẻ trang này