Phải Làm Sao Để Giảm Nôn Trớ Cho Trẻ Hiệu Quả?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi debehettaoboninfabiotix, 20/2/2023.

  1. debehettaoboninfabiotix

    debehettaoboninfabiotix Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/3/2021
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Một trong những tình trạng thường xảy ra ở trẻ nhỏ khiến cha mẹ lo lắng chính là nôn trớ. Tình trạng này rất dễ xảy ra và gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để tham khảo các cách giảm nôn cho trẻ hiệu quả nhất.


    PHẢI LÀM SAO ĐỂ GIẢM NÔN TRỚ CHO TRẺ HIỆU QUẢ?

    Theo dõi tình hình sức khỏe của con và áp dụng những cách giảm nôn cho trẻ để giúp bé mau hồi phục:

    · Thay đổi chế độ ăn: Trẻ nôn trớ liên tục có thể gây ra cảm giác sợ hãi khi ăn uống, bố mẹ cần thay đổi chế độ ăn cho con phù hợp. Với những trẻ bú mẹ thì cần chia nhỏ cữ bú trong ngày với lượng vừa đủ, tránh để bé đầy bụng, ợ hơi và nôn trớ. Không ép con ăn quá nhiều. Trẻ ăn dặm nên ăn các món dễ tiêu hóa, cháo, súp, phở, canh.. để con dễ nuốt, tránh dùng món nhiều dầu mỡ.

    · Gối cao đầu khi nằm: Tình trạng nôn trớ của trẻ thường nghiêm trọng hơn khi nằm, bởi vậy mẹ nên gối cao đầu cho trẻ để thức ăn không bị trào ngược lên thực quản. Có thể bế đứng trẻ và vỗ ợ hơi cho con sau khi ăn trước khi đặt bé nằm. Chú ý mặc quần áo thoáng mát cho con để tránh tạo áp lực lên bụng.

    · Tăng cường men vi sinh cho bé tiêu hóa kém: Sử dụng thêm probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiêu hóa kém là lựa chọn của nhiều bố mẹ khi muốn cải thiện tình trạng nôn trớ cho con cũng như giúp bé tiêu hóa tốt hơn, ăn uống hiệu quả hơn. Duy trì dùng men vi sinh đều đặn sẽ bảo vệ tốt đường ruột của con, cải thiện các bệnh lý do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột gây ra, lấy lại sự cân bằng và ổn định cho hệ vi sinh.

    · Theo dõi dấu hiệu mất nước: Nôn trớ có thể khiến cơ thể trẻ mất nước nhanh, với các dấu hiệu như khô môi, trẻ khát nước và thường đòi uống nước. Trường hợp mất nước nặng bé sẽ không đi tiểu nhiều giờ liền. Trẻ khóc không ra nước mắt, mắt trũng sâu, bàn tay bàn chân lạnh. Mẹ cần thường xuyên bù nước và điện giải cho con với dung dịch Oresol, nếu bé mất nước nặng thì cần đưa con tới viện ngay.

    NGUYÊN NHÂN VÌ SAO TRẺ NHỎ BỊ NÔN TRỚ?

    Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể khác nhau tùy vào độ tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ, với nguyên nhân khiến trẻ nôn cũng khác nhau. Tìm hiểu các tác nhân này sẽ giúp bố mẹ tìm ra cách giảm nôn cho trẻ hiệu quả, khắc phục sớm tình trạng của bé.

    · Trẻ trên 12 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, trẻ cũng có thể bị nôn bởi nhiều nguyên nhân, trong đó viêm dạ dày ruột do siêu vi được coi là nguyên nhân chính. Kèm theo nôn ói, con có thể bị sốt, tiêu chảy, đau bụng trong 1-2 ngày. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị nôn do nhiễm khuẩn khi chạm vào các đồ vật nhiễm khuẩn, trẻ nôn trớ do rối loạn tiêu hóa, bé ăn phải thực phẩm lạ, thức ăn chưa được nấu chín, thậm chí là bị ngộ độc thực phẩm.

    · Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi: Hiện tượng buồn nôn và nôn ở trẻ rất phổ biến, lại khó xác định nguyên nhân. Bởi trẻ trong độ tuổi này có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, bộ máy tiêu hóa kém khiến cho trẻ dễ bị nôn. Trẻ cũng có thể bị buồn nôn và nôn do các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, tắc hoặc hẹp môn vị dạ dày, tắc ruột, lồng ruột... Trường hợp trẻ nôn kèm sốt thì đây là dấu hiệu cảnh báo bé bị nhiễm trùng.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi debehettaoboninfabiotix
    Đang tải...


Chia sẻ trang này