Mình không sở hữu chiều cao lý tưởng nên phụ kiện gắn liền với mình là đôi giầy cao gót, đùa chứ nhìn các chị váy vóc tung xòe đi đôi giầy cao gót vào nữa cứ gọi là uyển chuyển. Nhưng giờ không được đi nữa kể cũng buồn nhưng vì sức khỏe biết làm sao. Chả là cách đây 5 năm em phát hiện ra bệnh suy giãn tĩnh mạch, có điều trị cả năm trời khám lại bác sĩ kết luận không có suy nữa, dặn về năng vận động, thế là con bé mừng rỡ vì tình yêu giầy cao gót lớn hơn nỗi lo bệnh tật nên mình vẫn gắn liền với giầy cao gót. Cách đây 1 tháng lại thấy chân đau nhức, gân xanh nổi đầy, đêm chân nóng ran không ngủ được, đi khám bác sĩ lại bảo bệnh tái phát, giờ đến váy cũng ngại mặc chứ nói gì đến giầy cao gót. Thôi giờ cứ giầy bệt em đi cho lành các mẹ ạ.
Em thì chuyên đi giầy cao, ít thì cũng 7p, ko thì 9p nhưng vừa rồi bị ngã xe nên e bỏ luôn giầy cao đi bệt cho lành. Trước đây váy vó tung hoành nhưng giờ cty bắt mặc đồng phục nên chả cần diện cao gót nữa, cứ giầy bệt e đi- có tí ko uyển chuyển nhưng mà an toàn hơn cho mình nên e ưng, e đổi
Bị suy giãn tĩnh mạch thì không được đi giày cao gót à mn? hay là do đi giày cao gót thì dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch ạ?
Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch chân? Nguyên nhân chính của giãn tĩnh mạch là do tình trạng suy van tĩnh mạch và ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch cùng với hiện tượng viêm của thành tĩnh mạch. Bệnh này cũng có yếu tố di truyền, chẳng hạn như mẹ có thể di truyền cho con gái. Những đối tượng có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch chân cao? Những đối tượng hay bị giãn tĩnh mạch nhất là phụ nữ vì phụ nữ có nội tiết tố nữ, nếu hàm lượng nội tiết tố nữ tăng cao sẽ làm suy thành tĩnh mạch và dễ gây hình thành cục máu đông trong đó. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác như: di truyền, tuổi tác càng lớn càng dễ suy và giãn tĩnh mạch (các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy rằng 2/3 những phụ nữ trên 50 tuổi bị suy và giãn tĩnh mạch). Béo phì làm tăng áp lực khi đứng và cản trở dòng máu tĩnh mạch trở về tim, đi giày cao gót, mặc quần áo chật, đi hoặc đứng nhiều, làm việc trong môi trường nóng và ẩm thấp, sử dụng thuốc ngừa thai, có thai và sinh đẻ nhiều lần... Triệu chứng và những dấu hiệu nhận biết bệnh theo các cấp độ? Triệu chứng ban đầu của suy giãn tĩnh mạch là triệu chứng tê chân, cảm giác bồn chồn ở chân, nặng hơn là nặng chân, phù chân khi đi hay đứng nhiều, chuột rút về đêm, đau chân và cuối cùng là giãn tĩnh mạch nông, nổi thành từng búi hay giãn toàn bộ trông như những con giun trên bắp chân và đùi. Có tất cả 6 cấp độ suy giãn tĩnh mạch theo phân loại của Hội Tĩnh mạch học Thế giới: - Cấp độ I: cảm giác nặng chân, tê chân. - Cấp độ II: phù chân khi đi lại hay đứng nhiều. - Cấp độ III: giãn và nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo trên bắp chân và đùi. - Cấp độ IV: giãn tĩnh mạch và có thay đổi sắc tố da của chân: chân sạm màu. - Cấp độ V: giãn tĩnh mạch và có những vết loét dinh dưỡng ở chân. - Cấp độ VI: các vết loét dinh dưỡng này điều trị mãi vẫn không lành. Những biến chứng có thể xảy ra do giãn tĩnh mạch chân? Các biến chứng khác đó là tình trạng viêm tĩnh mạch đi kèm và hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, nhất là ở các tĩnh mạch sâu, khi có điều kiện thuận lợi như thay đổi áp lực như: khi đi máy bay, ngồi quá lâu... cục máu đông sẽ theo tĩnh mạch chạy về tim và gây tắc động mạch phổi tạo nên tình trạng đột tử. Một số các biến chứng khác cũng hay gặp: phù chân và đau chân làm bệnh nhân rất khó chịu, giảm đi chất lượng của cuộc sống.
Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch chân? Nguyên nhân chính của giãn tĩnh mạch là do tình trạng suy van tĩnh mạch và ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch cùng với hiện tượng viêm của thành tĩnh mạch. Bệnh này cũng có yếu tố di truyền, chẳng hạn như mẹ có thể di truyền cho con gái. Những đối tượng có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch chân cao? Những đối tượng hay bị giãn tĩnh mạch nhất là phụ nữ vì phụ nữ có nội tiết tố nữ, nếu hàm lượng nội tiết tố nữ tăng cao sẽ làm suy thành tĩnh mạch và dễ gây hình thành cục máu đông trong đó. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác như: di truyền, tuổi tác càng lớn càng dễ suy và giãn tĩnh mạch (các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy rằng 2/3 những phụ nữ trên 50 tuổi bị suy và giãn tĩnh mạch). Béo phì làm tăng áp lực khi đứng và cản trở dòng máu tĩnh mạch trở về tim, đi giày cao gót, mặc quần áo chật, đi hoặc đứng nhiều, làm việc trong môi trường nóng và ẩm thấp, sử dụng thuốc ngừa thai, có thai và sinh đẻ nhiều lần... vậy nên mấy mẹ bầu bị xuống máu, phù chân rất dễ bị sgtm Triệu chứng và những dấu hiệu nhận biết bệnh theo các cấp độ? Triệu chứng ban đầu của suy giãn tĩnh mạch là triệu chứng tê chân, cảm giác bồn chồn ở chân, nặng hơn là nặng chân, phù chân khi đi hay đứng nhiều, chuột rút về đêm, đau chân và cuối cùng là giãn tĩnh mạch nông, nổi thành từng búi hay giãn toàn bộ trông như những con giun trên bắp chân và đùi. Có tất cả 6 cấp độ suy giãn tĩnh mạch theo phân loại của Hội Tĩnh mạch học Thế giới: - Cấp độ I: cảm giác nặng chân, tê chân. - Cấp độ II: phù chân khi đi lại hay đứng nhiều. - Cấp độ III: giãn và nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo trên bắp chân và đùi. - Cấp độ IV: giãn tĩnh mạch và có thay đổi sắc tố da của chân: chân sạm màu. - Cấp độ V: giãn tĩnh mạch và có những vết loét dinh dưỡng ở chân. - Cấp độ VI: các vết loét dinh dưỡng này điều trị mãi vẫn không lành. Những biến chứng có thể xảy ra do giãn tĩnh mạch chân? Các biến chứng khác đó là tình trạng viêm tĩnh mạch đi kèm và hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, nhất là ở các tĩnh mạch sâu, khi có điều kiện thuận lợi như thay đổi áp lực như: khi đi máy bay, ngồi quá lâu... cục máu đông sẽ theo tĩnh mạch chạy về tim và gây tắc động mạch phổi tạo nên tình trạng đột tử. Một số các biến chứng khác cũng hay gặp: phù chân và đau chân làm bệnh nhân rất khó chịu, giảm đi chất lượng của cuộc sống. Cần làm gì để đề phòng chứng giãn tĩnh mạch chân? Một số biện pháp khá hữu hiệu để phòng bệnh suy và giãn tĩnh mạch: - Hạn chế đứng hoặc đi lại nhiều quá. - Nên tập đi bộ chậm hay bơi lội 30 phút mỗi ngày. - Tránh béo phì. - Chế độ ăn nhiều chất xơ và vitamin, đặc biệt là vitamin C. - Không mặc quần áo chật quá, không đi giày cao gót. - Nơi làm việc phải thoáng mát. - Không sử dụng thuốc ngừa thai hay sinh đẻ quá nhiều lần. Những phương pháp điều trị Hiện nay có một số phương pháp điều trị cơ bản sau đây tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh:
mình cũng quan tâm tới bệnh này lắm Mong chủ thớt nếu có gì tư vấn thêm Vì mình cũng bị nhưng mới đọ 1, và chưa uống thuốc gì hết
Vẫn đy giày cao gót chứ bạn nhưng mình dùng thêm cả thuốc điều trị nữa, chứ nhiều dịp không đi giày cao gót sao được chứ
Tối khi ngủ thì kê cao chân lên nha b, tập 1 vài động tác chân cũng tốt, như là ngồi thẳng lưng trên ghế, nâng chân cao khỏi sàn cho bàn chân song song với mặt đất, hít thở đều đặn, khoảng 5s rồi hạ chân xuống, nâng chân kia lên, cứ tập mỗi bên khoảng 20 lần mỗi ngày là đc.