Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu Nhãn hiệu đóng một vai trò quan trọng đối với chủ sở hữu nhãn hiệu vì nó được coi là một loại tài sản trí tuệ. Do đó, để sản phẩm mang nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi cũng như để tránh được những rủi ro liên quan đến cạnh tranh về nhãn hiệu thì cần quan tâm đến việc bảo hộ nhãn hiệu. Nhãn hiệu là gì? Căn cứ theo Luật Sở hữu trí tuệ thì: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là: hình ảnh, hình vẽ, từ ngữ, chữ cái hoặc sự kết hợp các yếu tố đó nhằm giúp phân biệt được các sản phẩm, dịch vụ khác nhau trên thị trường và phải nhìn thấy được. Xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu Các tiêu chí để xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu Phần mẫu nhãn hiệu không bao gồm các yếu tố bị loại trừ như là các trường hợp dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình bị coi là không có khả năng phân biệt. Trường hợp yếu tố bị loại trừ nhưng có liên quan chặt chẽ với bộ phận còn lại hoặc sự hiện diện của yếu tố bị loại trừ không làm mất khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Thì khi đó, yếu tố bị loại trừ có thể để lại trong mẫu nhưng yếu tố đó không thuộc bảo phạm vi bảo hộ. Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các điều luật dành cho doanh nghiệp Danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu Trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi nhóm ngành sản phẩm dịch vụ đã được đăng ký Để tránh bị doanh nghiệp khác lợi dụng danh tiếng nhãn hiệu cần xác định nhóm ngành sản phẩm, dịch vụ cần thiết phải đăng ký Phạm vi lãnh thổ quốc gia Nhãn hiệu được bảo hộ trong phạm vi quốc gia mà nhãn hiệu đó được cấp giấy chứng nhận. Để tránh trường hợp khi tham gia vào thị trường quốc tế nhãn hiệu lại không được bảo hộ tại quốc gia sở tại thì cần xác định quốc gia xin bảo hộ Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu tiêu chuẩn Nhãn hiệu chỉ đơn thuần cấu tạo từ các chữ in hoặc chữ số dạng tiêu chuẩn và chỉ ở dạng màu đen – trắng gọi là nhãn hiệu tiêu chuẩn Với điều kiện là không xâm phạm quyền của một nhãn hiệu khác đang được bảo hộ chủ sở hữu nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn có quyền sử dụng khá rộng đối với nhãn hiệu đã đăng ký, đó là quyền sử dụng nhãn hiệu trong các dạng chữ hoặc màu sắc bất kỳ mà mình muốn Lưu ý: chỉ nội dung của nhãn hiệu là được bảo hộ còn kiểu chữ hay cách trình bày độc đáo cũng như màu sắc của nhãn hiệu sẽ không thuộc phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn đã đăng ký nêu trên. Xem thêm: Các câu hỏi thường gặp khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu chữ cách điệu/hình họa Nhóm này là: Dạng nhãn hiệu chữ cách điệu, hình họa cấu tạo từ các chữ cái, từ ngữ, chữ số được cách điệu hoặc được hình họa hóa, chứa màu sắc. Nhãn hiệu ở nhóm này được bảo hộ về mặt nội dung của nhãn hiệu: kết cấu chữ cái, phát âm như nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn. Ngoài ra, nhãn hiệu này còn được bảo hộ thêm cách trình bày nên hiệu lực bảo hộ chặt chẽ hơn. Đồng thời sẽ tránh ít rủi ro về việc người khác có ý canh tranh liên quan đến cả nội dung và hình thức của nhãn hiệu. Lưu ý: Chủ sở hữu nhãn hiệu chữ cách điệu khi đăng ký nhãn hiệu chữ cách điệu chỉ được sử dụng nhãn hiệu đúng như mẫu đã đăng ký mà không được tùy ý sử dụng nhãn hiệu trong các dạng chữ khác hoặc cách thức khác. Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng Nhãn hiệu nổi tiếng có phạm vi bảo hộ rộng hơn nhãn hiệu thông thường rất nhiều và bao trùm lên cả các hàng hóa, dịch vụ không cùng loại. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ. Kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng. Nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng đều bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Căn cứ: Điểm d Khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm năm 2009 Bài viết liên quan: Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu